Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013
Tagged Under: CHÉM GIÓ...
Ông dượng kéo tay trưởng thôn là cháu mình vào tít giữa bụi tre, mắt nhìn ngược ngó xuôi rồi thì thào:
-Đọc báo mạng chưa?
-Dạ chưa. Thôn em dứt khoát tập trung đọc Nhân Dân, không đọc báo khác.
-Này. Cháu làm lãnh đạo phải tử tế với dân nhé.
-Dạ…
-Đừng như cái ông Chủ tịch xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
-Bác chủ tịch ấy giỏi lắm hả bác?
-Giỏi gì. Nó là Chủ tịch xã mà bóp cổ dân đấy.
-Bóp cổ hiểu theo nghĩa văn học là có thái độ cửa quyền, không tốt phải không ạ?
-Văn học con khỉ, nó đưa hai tay ra, vừa chửi vào mặt dân vừa bóp cổ, suýt chết ngạt. Tay Chủ tịch xã nguyên là nông dân lên, tay nó cứng như thép. Loại cán bộ này ít học, trí thấp nên chân tay phát triển, nó bóp ở đâu chết ở đó. Bóp ví dân, tiền dấu kín mấy cũng phọt. Bóp vào vị trí cốt cán, chắc mấy cũng đổ. Bóp cổ dân thì thôi rồi, chết chắc...
-Cách chức chưa bác?
-Cách chức con khỉ. Thế mới là chuyện bí mật. Các cơ quan chức năng xác nhận, chủ tịch xã có chửi bậy nhưng bóp cổ dân thì vẫn đang điều tra. Khả năng sẽ điều tra sẽ kéo dài tới lúc cứt trâu hóa bùn mới ra kết luận.
Tay trưởng thôn ngẫm nghĩ, nói:
-Bóp cổ dân là dùng bạo lực cách mạng, như thế là mất uy tín, nên chắc chắn chẳng ai kết luận quan bóp cổ dân đâu bác ạ. Đày tớ mà bóp cổ chủ có mà thời loạn.
-Ừ. Tao cũng nghĩ vậy. Nhưng cái ông dân ấy vẫn cương quyết tố cáo đến cùng, khẳng định bóp cổ tức là bóp cổ. Và các cơ quan chức năng thì đang cố ý kiểm tra để không cho chữ bóp cổ xuất hiện trong văn bản.
-Và họ sẽ làm được?
-Tất diên!
-Không khéo, ông dân này sẽ phạm tội vu khống thì chết bác nhỉ?
-Tất diên.
-Sao không làm ngược lại nhỉ?
-Là sao?
-Cháu là trưởng thôn, cháu có ý thế này, nếu làm ngược lại, dứt khoát trong biên bản kiểm tra sẽ có chữ bóp cổ.
-Là sao?
-Thì cứ làm ngược lại xem nào. Là nếu người dân lại bóp cổ chủ tịch xã?
-Ui giời ơi cháu ơi, bé cái miệng nhà anh lại, quan bóp cổ dân thì có thể thanh tra hai năm không kết luận được đâu, nhưng mà dân nhỡ tay bóp cổ quan, bắt liền.
Trưởng thôn gật đầu:
-Dạ. Cháu hiểu.
CỨ LÀM NGƯỢC LẠI XEM...
By:
NGUYỄN QUANG VINH
On: 18:19
Ông dượng kéo tay trưởng thôn là cháu mình vào tít giữa bụi tre, mắt nhìn ngược ngó xuôi rồi thì thào:
-Đọc báo mạng chưa?
-Dạ chưa. Thôn em dứt khoát tập trung đọc Nhân Dân, không đọc báo khác.
-Này. Cháu làm lãnh đạo phải tử tế với dân nhé.
-Dạ…
-Đừng như cái ông Chủ tịch xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
-Bác chủ tịch ấy giỏi lắm hả bác?
-Giỏi gì. Nó là Chủ tịch xã mà bóp cổ dân đấy.
-Bóp cổ hiểu theo nghĩa văn học là có thái độ cửa quyền, không tốt phải không ạ?
-Văn học con khỉ, nó đưa hai tay ra, vừa chửi vào mặt dân vừa bóp cổ, suýt chết ngạt. Tay Chủ tịch xã nguyên là nông dân lên, tay nó cứng như thép. Loại cán bộ này ít học, trí thấp nên chân tay phát triển, nó bóp ở đâu chết ở đó. Bóp ví dân, tiền dấu kín mấy cũng phọt. Bóp vào vị trí cốt cán, chắc mấy cũng đổ. Bóp cổ dân thì thôi rồi, chết chắc...
-Cách chức chưa bác?
-Cách chức con khỉ. Thế mới là chuyện bí mật. Các cơ quan chức năng xác nhận, chủ tịch xã có chửi bậy nhưng bóp cổ dân thì vẫn đang điều tra. Khả năng sẽ điều tra sẽ kéo dài tới lúc cứt trâu hóa bùn mới ra kết luận.
Tay trưởng thôn ngẫm nghĩ, nói:
-Bóp cổ dân là dùng bạo lực cách mạng, như thế là mất uy tín, nên chắc chắn chẳng ai kết luận quan bóp cổ dân đâu bác ạ. Đày tớ mà bóp cổ chủ có mà thời loạn.
-Ừ. Tao cũng nghĩ vậy. Nhưng cái ông dân ấy vẫn cương quyết tố cáo đến cùng, khẳng định bóp cổ tức là bóp cổ. Và các cơ quan chức năng thì đang cố ý kiểm tra để không cho chữ bóp cổ xuất hiện trong văn bản.
-Và họ sẽ làm được?
-Tất diên!
-Không khéo, ông dân này sẽ phạm tội vu khống thì chết bác nhỉ?
-Tất diên.
-Sao không làm ngược lại nhỉ?
-Là sao?
-Cháu là trưởng thôn, cháu có ý thế này, nếu làm ngược lại, dứt khoát trong biên bản kiểm tra sẽ có chữ bóp cổ.
-Là sao?
-Thì cứ làm ngược lại xem nào. Là nếu người dân lại bóp cổ chủ tịch xã?
-Ui giời ơi cháu ơi, bé cái miệng nhà anh lại, quan bóp cổ dân thì có thể thanh tra hai năm không kết luận được đâu, nhưng mà dân nhỡ tay bóp cổ quan, bắt liền.
Trưởng thôn gật đầu:
-Dạ. Cháu hiểu.