Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013
Tagged Under: HỌ SỐNG BÊN TÔI
.
Tuổi thơ của mình là thiếu ăn, thèm cơm, thèm thịt. Hai chữ cơm trắng luôn luôn là ước mơ suốt cả thời niên thiếu. Càng ước mơ càng ít thấy. Mình hỏi mạ, răng con không được ăn cơm trắng? Mạ nói, cơm trắng dành cho các chú bộ đội ăn no thắng Mỹ con ạ.
Năm 1967-1968, tàu Hồng Kỳ Trung Quốc chở mấy chục ngàn tấn gạo neo ở khơi vịnh Hòn La, gần chân đèo Ngang. Thằng Mỹ ác, nó không gây sự với tàu Trung Quốc như thả ngư lôi, bom vây quanh tàu, không cho cán bộ, bộ đội ra lấy gạo. Đó là thời điểm dân Quảng Bình của mình và cả nhiều đơn vị bộ đội ở Trường Sơn thiếu đói lay lắt. Lũ con nít chúng mình càng xa vời bát cơm trắng.
Không thể nào cho người đưa thuyền ra lấy gạo vào được, người ta quyết định thả những bao gạo đã đóng kín trong bao ni lông dày, xuống biển, cho trôi vào bờ. Hàng trăm ngàn bao gạo như vậy trôi trên biển vào bờ. Huyện thông báo cho nhân dân mấy chục xã ven biển, đây là gạo của nhà nước phục vụ cho bộ đội ở chiến trường, đề nghị nhân dân thường trực dọc biển để vớt gạo.
Hàng ngàn gia đình thiếu đói, nhưng suốt nhiều ngày vớt gạo ở bãi biển, hàng tấn gạo chất cao trong nhà đợi xe của bộ đội tới mang đi. Bao nào rách, gạo chảy ra, thì bà con nhặt từng hạt cho vào bao rồi may lại. Lũ con nít chúng mình chỉ kịp quỳ xuống, nhặt mấy hạt gạo trắng, cho vào miệng nhai ngấu nghiến.
Không gia đình nào lấy gạo về dùng của riêng dù rất đói ăn.
Tất cả gạo đều gom lại đưa lên xe chở vào chiến trường cho bộ đội.
Sau này mình nghe kể: Có một chú dân quân mang một bát cơm trắng và lá đơn xin khai trừ khỏi đảng tới gặp chi bộ:
-Tui không cưỡng được lòng tham, phần vì các con tui quá thèm cơm trắng, nhân có bao gạo rách, tui có lấy hai bát về nấu cho cả nhà ăn. Nhưng như thế là không xứng đáng tư cách đảng viên. Đây là bát cơm của tui chưa ăn và lá đơn của tui, xin chi bộ khai trừ tui ra khỏi đảng.
Thời ấy Quảng Bình có câu khẩu hiệu: Nhà tan cửa nát cũng ừ. Thắng giặc Mỹ cực chừ sướng sau.
Mình nhìn thấy ba mạ chất mấy bao gạo trắng gom từ bãi biển lên xe cho bộ đội, mình khóc, răng mạ không cho con ăn cơm trắng, con thèm ăn cơm trắng.
Mạ mình ôm lấy mình, đưa mặt mình hướng ra phía động cát:
-Con dại quá, con nhìn vào gạo trắng mần chi cho thèm, con nhìn cát đó tề, cát cũng trắng phải không? Cát cũng trắng như gạo mà. Đây là gạo dành cho các chú bộ đội đánh Mỹ.
Minh ấm ức nhìn những bao gạo trắng đi xa dần ra ngõ.
Rồi quay nhìn về hướng động cát, mạ nói phải, cát trắng như gạo nhưng không ăn được mạ ạ.
Mình khóc nghẹn.
CƠM TRẮNG
By:
NGUYỄN QUANG VINH
On: 21:04
.
Tuổi thơ của mình là thiếu ăn, thèm cơm, thèm thịt. Hai chữ cơm trắng luôn luôn là ước mơ suốt cả thời niên thiếu. Càng ước mơ càng ít thấy. Mình hỏi mạ, răng con không được ăn cơm trắng? Mạ nói, cơm trắng dành cho các chú bộ đội ăn no thắng Mỹ con ạ.
Năm 1967-1968, tàu Hồng Kỳ Trung Quốc chở mấy chục ngàn tấn gạo neo ở khơi vịnh Hòn La, gần chân đèo Ngang. Thằng Mỹ ác, nó không gây sự với tàu Trung Quốc như thả ngư lôi, bom vây quanh tàu, không cho cán bộ, bộ đội ra lấy gạo. Đó là thời điểm dân Quảng Bình của mình và cả nhiều đơn vị bộ đội ở Trường Sơn thiếu đói lay lắt. Lũ con nít chúng mình càng xa vời bát cơm trắng.
Không thể nào cho người đưa thuyền ra lấy gạo vào được, người ta quyết định thả những bao gạo đã đóng kín trong bao ni lông dày, xuống biển, cho trôi vào bờ. Hàng trăm ngàn bao gạo như vậy trôi trên biển vào bờ. Huyện thông báo cho nhân dân mấy chục xã ven biển, đây là gạo của nhà nước phục vụ cho bộ đội ở chiến trường, đề nghị nhân dân thường trực dọc biển để vớt gạo.
Hàng ngàn gia đình thiếu đói, nhưng suốt nhiều ngày vớt gạo ở bãi biển, hàng tấn gạo chất cao trong nhà đợi xe của bộ đội tới mang đi. Bao nào rách, gạo chảy ra, thì bà con nhặt từng hạt cho vào bao rồi may lại. Lũ con nít chúng mình chỉ kịp quỳ xuống, nhặt mấy hạt gạo trắng, cho vào miệng nhai ngấu nghiến.
Không gia đình nào lấy gạo về dùng của riêng dù rất đói ăn.
Tất cả gạo đều gom lại đưa lên xe chở vào chiến trường cho bộ đội.
Sau này mình nghe kể: Có một chú dân quân mang một bát cơm trắng và lá đơn xin khai trừ khỏi đảng tới gặp chi bộ:
-Tui không cưỡng được lòng tham, phần vì các con tui quá thèm cơm trắng, nhân có bao gạo rách, tui có lấy hai bát về nấu cho cả nhà ăn. Nhưng như thế là không xứng đáng tư cách đảng viên. Đây là bát cơm của tui chưa ăn và lá đơn của tui, xin chi bộ khai trừ tui ra khỏi đảng.
Thời ấy Quảng Bình có câu khẩu hiệu: Nhà tan cửa nát cũng ừ. Thắng giặc Mỹ cực chừ sướng sau.
Mình nhìn thấy ba mạ chất mấy bao gạo trắng gom từ bãi biển lên xe cho bộ đội, mình khóc, răng mạ không cho con ăn cơm trắng, con thèm ăn cơm trắng.
Mạ mình ôm lấy mình, đưa mặt mình hướng ra phía động cát:
-Con dại quá, con nhìn vào gạo trắng mần chi cho thèm, con nhìn cát đó tề, cát cũng trắng phải không? Cát cũng trắng như gạo mà. Đây là gạo dành cho các chú bộ đội đánh Mỹ.
Minh ấm ức nhìn những bao gạo trắng đi xa dần ra ngõ.
Rồi quay nhìn về hướng động cát, mạ nói phải, cát trắng như gạo nhưng không ăn được mạ ạ.
Mình khóc nghẹn.