SÁNG
NGÀY 4/3/2014, TẠI NHÀ TANG LỄ BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 5 TRẦN THÁNH TÔNG, HÀ
NỘI TỔ CHỨC LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU ANH CẢ, GIÁO SƯ TIẾN SĨ KHOA HỌC, NHÀ
GIÁO NHÂN DÂN NGUYỄN QUANG MỸ.
LỄ AN TÁNG CÙNG NGÀY TẠI NGHĨA TRANG YÊN KỲ, BA VÌ, HÀ NỘI.
-------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
ĐIẾU VĂN LỄ TRUY ĐIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN,
GIÁO SƯ, TIẾN SỸ KHOA HỌC NGUYỄN QUANG MỸ
Kính thưa Hương hồn Nhà giáo Nhân dân, GS. Nguyễn Quang Mỹ
Kính thưa các vị đại diện cơ quan, đoàn thể, các thế hệ sinh viên
Kính thưa toàn thể qúy vị
Kính thưa toàn thể tang quyến
Vào hồi 3 giờ 30 phút ngày 25 tháng 2 năm 2014 (tức ngày 26 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại nhà riêng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang Mỹ - nguyên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Hang động Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý, chủ nhiệm bộ môn Địa mạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã vĩnh biệt chúng ta về với cõi vĩnh hằng.
NGND Nguyễn Quang Mỹ mất đi là một tổn thất to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp khoa học của nước nhà, là mất mát đau thương không gì bù đắp được đối với gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, các thế hệ sinh viên. Trong nỗi xúc động bàng hoàng và niềm tiếc thương vô hạn, hôm nay, Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Hội Cựu giáo chức trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Hội Địa lý Việt Nam, Hội Hang động Việt Nam, khoa Địa lý và gia đình trang trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa NGND.GS.TSKH Nguyễn Quang Mỹ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Kính thưa toàn thể quý vị
NGND. Nguyễn Quang Mỹ sinh ngày 20 tháng 12 năm 1939 tại thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông là anh cả của gia đình có 8 người con. Khi còn nhỏ, Cha công tác ở Việt Bắc xa xôi, các em đông, cậu bé Nguyễn Quang Mỹ đã từng đi bắt cá, bắt cua, đi bán nước chè xanh, kẹo bánh,... kiếm tiền giúp mẹ nuôi các em ăn học. Tuổi thơ ông là một chuỗi những ngày gian khổ, khó khăn, song đầy ắp ước mơ, hoài bão. Và chính từ cuộc sống đầy vất vả cực nhọc đó, chính vùng đất cát trắng ấy đã nuôi dưỡng, thúc giục ý chí phấn đấu vươn lên để đền đáp lại công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, của quê hương.
Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ là một trong những nhà Trí thức Việt Nam giác ngộ cách mạng từ khá sớm. Ngay từ khi quê hương còn trong vùng bị chiếm, cậu thiếu niên Nguyễn Quang Mỹ đã tham gia du kích. Giặc đến, nhân dân sơ tán tạm thời lên vùng núi, cậu bé đã cùng đồng đội, tay súng, tay lựu đạn góp phần chặn đứng quân thù. Nguyễn Quang Mỹ vừa chăm chỉ lao động, vừa đi học, vừa tham gia dạy bổ túc văn hoá vào những giờ rảnh rỗi. Trong phong trào diệt dốt năm 1956 - 1957, Ông đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua ái quốc của tỉnh Quảng Bình, được Bác Hồ tặng ảnh có ký tên Người. Từ những thành tích đó, 18 tuổi, Nguyễn Quang Mỹ được đưa ra Hà Nội học tập tại trường Bổ túc Văn hoá Công Nông Trung ương và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1959.
Tính ham học hỏi, ý chí vươn lên, ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước của người con đất Quảng Bình - Nguyễn Quang Mỹ đã được sự quan tâm, khích lệ của Đảng và Nhà nước. Năm 1961, Ông được cử đi đào tạo ở Liên Xô, học chuyên ngành Địa mạo tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Liên Xô (cũ). Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Đỏ, tháng 8/1966, Ông được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp phân công về công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Với ý thức trách nhiệm cao trước mọi nhiệm vụ được phân công, với những thành tích xuất sắc ngay từ những năm đầu của một nhà giáo, nhà khoa học, chỉ sau 3 năm công tác, năm 1969, Thày giáo Nguyễn Quang Mỹ đã được Nhà trường cử sang Trường Đại học Tổng hợp Lêningrat làm nghiên cứu sinh và đã bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1971. Tới năm 1989, ông lại được cử đi làm thực tập sinh tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp và hoàn thành xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học năm 1991. Suốt những năm tháng sống và học tập ở Liên Xô, Thày Nguyễn Quang Mỹ chỉ có một điều nung nấu: phải phấn đấu rèn luyện, học tập để sau này trở về phục vụ Tổ quốc, Nhân dân.
Hơn bốn mươi năm công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, NGND.GS. Nguyễn Quang Mỹ đã dành tất cả sức lực, tâm huyết và trí tuệ cống hiến cho ngành Địa lý – Địa chất của Việt Nam. Trong những ngày gian khó khăn của đất nước, của nhà trường, cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng cán bộ còn mỏng, ông là một trong những người đầu tiên góp phần thành lập ngành Địa lý và Bộ môn Địa mạo trong Khoa Địa lý - Địa chất.
Vào những năm cuối của thập kỷ 90, bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, vấn đề quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản nổi lên như một đòi hỏi bức thiết đối với thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ông cùng tập thể cán bộ khoa Địa lý, phối hợp với các cán bộ đầu ngành của Tổng cục Địa chính mở ngành đào tạo Địa chính ở trường ĐHKHTN. Trải qua gần 20 năm, ngành này đã đào tạo cho đất nước trên 1000 cán bộ địa chính trình độ đại học và sau đại học,
Vốn là một người năng động, tích cực trong mọi mặt đời sống, nhạy bén với mọi phong trào tập thể và công việc của người cán bộ khoa học trong mọi giai đoạn phát triển của của bản thân, của đơn vị và của cả đất nước, lại có năng khiếu tổ chức thiên bẩm và có sức cuốn hút bạn bè, đồng nghiệp trong thực thi nhiệm vụ được giao, NGND. Nguyễn Quang Mỹ luôn có mặt trên tuyến đầu cả về nhận thức cũng như thực thi nhiệm vụ.
Kể từ những ngày chập chững trên bước đường tổ chức nghiên cứu khoa học, ÔNG đã biết phát hiện những vấn đề mang tính thời sự trong ứng dụng kiến thức Địa lý vào đời sống của đất nước và đã được cấp trên tin tưởng khi giao nhiệm vụ, rồi việc nào ÔNG cũng cùng đồng đội hoàn thành thật là xuất sắc. Đó là những đóng góp cho công tác điều tra cơ bản về nguyên liệu và nền móng công trình trong xây dựng nhà máy xi măng Bỉm sơn, tuyến đập thủy điện Hòa Bình. Tiếp đến là việc thực hiện Chỉ thị 222TTg trong việc đưa thày trò khoa Địa Lý-Địa chất kết hợp với Tổng cục Địa chất thực hiện công tác đo vẽ Bản đồ Địa chất, Bản đồ Địa mạo vùng Đông Bắc. Lãnh đạo các cấp cũng không thể quên những đóng góp của ÔNG trong vai trò là Trung đoàn phó phụ trách hậu cần của Trung đoàn dân quân tự vệ trường ĐH Tổng hợp Hà Nội trong Phòng tuyến Sông Cầu trong những năm cuối thập kỷ 70.
Đền đáp sự tin tưởng, giao nhiệm vụ của Đảng và nhà nước, nhiệm vụ nào Thày giáo Nguyễn Quang Mỹ cũng cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc về chuyên môn, đồng thời còn đem lại những kết quả hết sức khả quan về khoa học, đào tạo và tổ chức, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Cùng trưởng thành với ÔNG còn có sự trưởng thành của rất nhiều đồng nghiệp, những người sẽ không bao giờ quên sự động viên và giúp đỡ của ÔNG.
GS. Nguyễn Quang Mỹ là một trong những người đi đầu trong nghiên cứu xói mòn đất hiện đại và tai biến thiên nhiên ở Việt Nam, xây dựng ý tưởng bậc thang hoá trên đất trống đồi núi trọc để phát triển nông lâm nghiệp ở trung du và miền núi; Đặc biệt, Trạm nghiên cứu Xói mòn do ÔNG thiết kế và chỉ đạo thực hiện quan trắc tại Hàm Rồng thuộc tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, là một trong không nhiều các công trình khoa học Trái đất và môi trường đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm hỏi, động viên. Nghiên cứu xói mòn đất đã trở thành một hướng mũi nhọn trong Khoa học Địa lý - Môi trường ở nước ta. Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học, nhiều Học viên cao học, Nghiên cứu sinh tiếp nối hướng nghiên cứu của Thày, đặc biệt là đã đi sâu ứng dụng công nghệ Viễn thám và hệ thông tin địa lý để nghiên cứu xói mòn đất, trong đó có Con Trai của Giáo sư.
Với cương vị là Chủ tịch Hội địa lý Việt Nam cũng như Chủ tịch Hội hang động Việt Nam, ông đã cùng với đồng nghiệp nghiên cứu những điều kiện địa lý nhiệt đới của quê hương, đất nước để tìm ra những giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.
Trong suốt cuộc đời làm thầy, làm khoa học của mình, GS. Nguyễn Quang Mỹ luôn ấp ủ một ước mơ: khám phá những điều kỳ diệu trên mảnh đất Tổ quốc Việt Nam để đưa khoa học địa lý vào phục vụ đất nước. Là một nhà Địa mạo – Địa lý học, GS. Nguyễn Quang Mỹ không những quan tâm nghiên cứu cơ bản về karst, Ông đã sớm nhận thấy tiềm năng to lớn từ tài nguyên vùng karst, từ 1991, sau khi hoàn thành Chương trình nghiên cứu xói mòn đất, Ông đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho chủ trì đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu hang động karst phục vụ phát triển du lịch”. Đó cũng chính là khởi đầu cho hướng nghiên cứu, khám phá hang động karst ở Việt Nam, là sự vinh danh của GS không những ở trong nước mà còn cả trên thế giới. Thành công này gắn liền với quan hệ hợp tác quốc tế của Bộ môn Địa mạo với Hội Hang động Hoàng gia Anh. Ông đã tạo nên một bước ngoặt trọng đại trong khảo sát và khai thác, sử dụng hang động Việt Nam.
Với sự nhận thức sâu sắc về giá trị của hang động karst, với trách nhiệm của một nhà khoa học, năm 1993, GS. Nguyễn Quang Mỹ cùng một số đồng nghiệp đã sáng lập ra Hội Hang động Việt Nam và đến nay đã có nhiều kết quả đáng trân trọng của Hội.
Trong những năm 90, mặc dù sức khỏe của GS Nguyễn Quang Mỹ không còn tốt, song ÔNG vẫn cùng nhiều nhà địa lý - địa chất Việt Nam và trên 20 nhà khoa học, nhà thám hiểm thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh đi khảo sát, đo vẽ được 300 hang động của Việt Nam, tập hợp trong cuốn "Kỳ quan hang động Việt Nam" in bằng hai thứ tiếng Việt và Anh giới thiệu với toàn thế giới. Sự nghiệp nghiên cứu hang động của ÔNG cùng đồng nghiệp là cơ sở cho việc xây dựng Hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận.
Kính thưa Hương hồn Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ, hiện nay nhà trường đang làm thủ tục và tháng Ba này, Hội Hang động Hoàng gia Anh, với những người bạn gắn bó với Ông trong hơn hai chục năm qua lại đến với Quảng Bình, Ông không còn được chỉ đạo, được cùng chung những chia sẻ khó khăn, những hân hoan khi những hang động mới được phát hiện nữa, song mọi người sẽ mãi nhớ về ông – người tiên phong trong nghiên cứu hang động karst ở Việt Nam.
Sự nghiệp nghiên cứu khoa học của GS, Nguyễn Quang Mỹ đã để lại một di sản đồ sộ với trên 60 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước, báo cáo ở các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, trên 30 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chủ biên hoặc tham gia viết 15 giáo trình và sách chuyên khảo. Đó là kết quả của một quá trình lao động không biết mệt với những năm tháng say mê tìm tòi, nghiên cứu, khảo sát thực địa với biết bao gian nan, vất vả, nguy hiểm.
GS. Nguyễn Quang Mỹ đã truyền cho sinh viên niềm đam mê và phấn đấu xây dựng một ngành Địa lý vững mạnh. Ông từng tâm sự: "Nếu có kiếp sau, tôi vẫn tiếp tục lao động, sáng tạo hết mình tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. Tại mái trường này, tôi đã trưởng thành, đã được học tập nhiều từ bạn bè, đồng nghiệp, được cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người và cho nghiên cứu khoa học - đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi". Dưới sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình của ông, hàng trăm sinh viên đã hoàn thành xuất sắc khoá luận tốt nghiệp, hàng chục học viên cao học, nghiên cứu đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Các thế hệ học trò của Thày Nguyễn Quang Mỹ hiện đang công tác ở các cơ quan, lĩnh vực khác nhau, có mặt trên mọi nẻo đường đất nước vẫn đang tiếp nối sự nghiệp khoa học mà NGƯỜI đã truyền thụ, hôm nay đều đang kính cẩn kính viếng Thày.
Hơn Bốn mươi năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, GS. Nguyễn Quang Mỹ đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Hai, hạng Ba, Huy hiệu 50 tuổi Đảng và nhiều huân - huy chương, bằng khen khác. Với những đóng góp hết sức lớn lao cho sự nghiệp đào tạo, năm 2010, Ông đã được Nhà nước trao phần thưởng cao quý nhất của người Thày - Nhà giáo Nhân dân.
Dù trong hoàn cảnh công tác nào, ở cương vị nào và trong cuộc sống đời thường, NGND.GS. Nguyễn Quang Mỹ đều gần gũi, ân cần động viên đồng nghiệp giữ vững đoàn kết nội bộ, giúp nhau vươn lên để hoàn thành trách nhiệm của Nhà trường, đất nước và gia đình. ÔNG toát lên trọn vẹn những nét đặc trưng của cốt cách người Thày: khảng khái, nghĩa khí, bình dị, thủy chung, sâu nặng nghĩa tình. Mặc dù thoát ly gia đình từ sớm, sống, công tác và học tập chủ yếu ở Thủ đô và nhiều năm ở nước ngoài, ÔNG vẫn luôn đau đáu tình thương và thể hiện rất nhiều nghĩa cử cụ thể hướng về quê hương xứ sở. Lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình tự hào về ÔNG – một Nhà giáo, một nhà khoa học lớn của đất nước và không bao giờ có thể quên công lao của ÔNG cùng đồng nghiệp là những người đầu tiên khám phá, nghiên cứu và giới thiệu về Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với toàn thế giới.
Trong cuộc sống gia đình, ÔNG đã dành trọn tình yêu thủy chung cùng Chị Hòe, vượt qua mọi khoảng cách không gian và thời gian, vun đắp dựng xây một gia đình Hạnh Phúc.
Càng khâm phục một trí tuệ sắc sảo, qúy mến một tâm trong sáng và đầy tình thương, trong lòng mỗi CBCNV trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng như bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp càng dâng trào nỗi đau đớn và tiếc nuối trước sự ra đi qúa đỗi đột ngột của NGND.GS. Nguyễn Quang Mỹ.
Thày Nguyễn Quang Mỹ kính yêu! Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn không thể tin được THÀY đã vĩnh viễn đi xa. Cách đây chưa đầy một tháng, trong dịp Tết GIÁP NGỌ tới chúc tế Thày, nhiều cán bộ, học trò còn được nghe giọng nói đầy nhiệt huyết và trẻ trung như tính cách riêng của Thày, đã tâm sự dặn dò thế hệ trẻ của Khoa, Trường không bao giờ “chọn việc nhẹ nhàng”. Cuộc đời Thày chỉ duy nhất chọn một việc nhẹ nhàng, đó là cách Thày ra đi về cõi vĩnh hằng, để không muốn cho người thân phải nhọc nhằn, khiến cho mọi người thật đau thương sửng sốt nhưng càng thêm cảm phục Thày - đến phút cuối cùng vẫn luôn vì mọi người một cách chu đáo, trọn vẹn.
Kính thưa Chị Nguyễn Thị Thu Hòe
Chúng tôi thấu hiểu và xin chia sẻ nỗi đau thương mất mát lớn lao này của Chị và gia đình. Chị đã mất đi một người bạn đời chung thủy sắt son, nghĩa nặng tình sâu, gia đình ta mất đi một cây cao bóng cả từng tỏa mát tình thương mấy mươi năm qua. Thày Nguyễn Quang Mỹ đã sống trọn nghĩa vẹn tình, đầy yêu thương và trách nhiệm với Chị và gia đình cho đến giờ phút cuối cùng, ra đi yên tâm và thanh thản, vì Anh hiểu Chị sẽ giúp ANH tiếp tục làm chỗ dựa cho cả gia đình, như Chị đã từng làm chỗ dựa cho Anh toàn tâm, toàn ý cống hiến cho đất nước. Một lần nữa mong chị hãy nén đau thương, vượt qua thử thách tinh thần khắc nghiệt này, giữ gìn sức khỏe, sớm ổn định cuộc sống để Anh được yên giấc ngàn thu.
Kính thưa toàn thể quý vị
Trong giờ phút xúc động này, mỗi đồng chí, đồng nghiệp, các thế hệ học trò của GS. Nguyễn Quang Mỹ không chỉ đau buồn sâu sắc mà còn nghĩ về trách nhiệm đối với người đã khuất để tiếp tục phấn đấu cho sự phát triển như mong ước của THÀY. Gia đình, bạn bè, thân bằng quyến thuộc của THÀY không chỉ tiếc thương vô hạn mà còn khắc sâu trong lòng tình nghĩa một thời để sống trọn vẹn nghĩa tình mãi mãi.
Xin vĩnh biệt Thày Nguyễn Quang Mỹ, người Đảng viên Cộng sản son sắt, một Nhà giáo Nhân dân ưu tú nhất, nhà khoa học xuất sắc nhất của Việt Nam. Xin vĩnh biệt một con người đầy trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức trong sáng, tình nghĩa thủy chung.
Xin các đồng chí và qúy vị giành một phút mặc niệm để tưởng nhớ Nhà giáo nhân dân, GS.TSKH. Nguyễn Quang Mỹ và cầu chúc cho ÔNG được yên giấc ngàn thu. Một phút mặc niệm bắt đầu.
LỄ AN TÁNG CÙNG NGÀY TẠI NGHĨA TRANG YÊN KỲ, BA VÌ, HÀ NỘI.
-------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
ĐIẾU VĂN LỄ TRUY ĐIỆU NHÀ GIÁO NHÂN DÂN,
GIÁO SƯ, TIẾN SỸ KHOA HỌC NGUYỄN QUANG MỸ
Kính thưa Hương hồn Nhà giáo Nhân dân, GS. Nguyễn Quang Mỹ
Kính thưa các vị đại diện cơ quan, đoàn thể, các thế hệ sinh viên
Kính thưa toàn thể qúy vị
Kính thưa toàn thể tang quyến
Vào hồi 3 giờ 30 phút ngày 25 tháng 2 năm 2014 (tức ngày 26 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại nhà riêng, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang Mỹ - nguyên Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Hang động Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Địa lý, chủ nhiệm bộ môn Địa mạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã vĩnh biệt chúng ta về với cõi vĩnh hằng.
NGND Nguyễn Quang Mỹ mất đi là một tổn thất to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp khoa học của nước nhà, là mất mát đau thương không gì bù đắp được đối với gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, các thế hệ sinh viên. Trong nỗi xúc động bàng hoàng và niềm tiếc thương vô hạn, hôm nay, Đảng ủy, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Hội Cựu giáo chức trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, Hội Địa lý Việt Nam, Hội Hang động Việt Nam, khoa Địa lý và gia đình trang trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa NGND.GS.TSKH Nguyễn Quang Mỹ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Kính thưa toàn thể quý vị
NGND. Nguyễn Quang Mỹ sinh ngày 20 tháng 12 năm 1939 tại thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông là anh cả của gia đình có 8 người con. Khi còn nhỏ, Cha công tác ở Việt Bắc xa xôi, các em đông, cậu bé Nguyễn Quang Mỹ đã từng đi bắt cá, bắt cua, đi bán nước chè xanh, kẹo bánh,... kiếm tiền giúp mẹ nuôi các em ăn học. Tuổi thơ ông là một chuỗi những ngày gian khổ, khó khăn, song đầy ắp ước mơ, hoài bão. Và chính từ cuộc sống đầy vất vả cực nhọc đó, chính vùng đất cát trắng ấy đã nuôi dưỡng, thúc giục ý chí phấn đấu vươn lên để đền đáp lại công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, của quê hương.
Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ là một trong những nhà Trí thức Việt Nam giác ngộ cách mạng từ khá sớm. Ngay từ khi quê hương còn trong vùng bị chiếm, cậu thiếu niên Nguyễn Quang Mỹ đã tham gia du kích. Giặc đến, nhân dân sơ tán tạm thời lên vùng núi, cậu bé đã cùng đồng đội, tay súng, tay lựu đạn góp phần chặn đứng quân thù. Nguyễn Quang Mỹ vừa chăm chỉ lao động, vừa đi học, vừa tham gia dạy bổ túc văn hoá vào những giờ rảnh rỗi. Trong phong trào diệt dốt năm 1956 - 1957, Ông đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua ái quốc của tỉnh Quảng Bình, được Bác Hồ tặng ảnh có ký tên Người. Từ những thành tích đó, 18 tuổi, Nguyễn Quang Mỹ được đưa ra Hà Nội học tập tại trường Bổ túc Văn hoá Công Nông Trung ương và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1959.
Tính ham học hỏi, ý chí vươn lên, ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước của người con đất Quảng Bình - Nguyễn Quang Mỹ đã được sự quan tâm, khích lệ của Đảng và Nhà nước. Năm 1961, Ông được cử đi đào tạo ở Liên Xô, học chuyên ngành Địa mạo tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Liên Xô (cũ). Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Đỏ, tháng 8/1966, Ông được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp phân công về công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Với ý thức trách nhiệm cao trước mọi nhiệm vụ được phân công, với những thành tích xuất sắc ngay từ những năm đầu của một nhà giáo, nhà khoa học, chỉ sau 3 năm công tác, năm 1969, Thày giáo Nguyễn Quang Mỹ đã được Nhà trường cử sang Trường Đại học Tổng hợp Lêningrat làm nghiên cứu sinh và đã bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1971. Tới năm 1989, ông lại được cử đi làm thực tập sinh tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp và hoàn thành xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học năm 1991. Suốt những năm tháng sống và học tập ở Liên Xô, Thày Nguyễn Quang Mỹ chỉ có một điều nung nấu: phải phấn đấu rèn luyện, học tập để sau này trở về phục vụ Tổ quốc, Nhân dân.
Hơn bốn mươi năm công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, NGND.GS. Nguyễn Quang Mỹ đã dành tất cả sức lực, tâm huyết và trí tuệ cống hiến cho ngành Địa lý – Địa chất của Việt Nam. Trong những ngày gian khó khăn của đất nước, của nhà trường, cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng cán bộ còn mỏng, ông là một trong những người đầu tiên góp phần thành lập ngành Địa lý và Bộ môn Địa mạo trong Khoa Địa lý - Địa chất.
Vào những năm cuối của thập kỷ 90, bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, vấn đề quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản nổi lên như một đòi hỏi bức thiết đối với thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ông cùng tập thể cán bộ khoa Địa lý, phối hợp với các cán bộ đầu ngành của Tổng cục Địa chính mở ngành đào tạo Địa chính ở trường ĐHKHTN. Trải qua gần 20 năm, ngành này đã đào tạo cho đất nước trên 1000 cán bộ địa chính trình độ đại học và sau đại học,
Vốn là một người năng động, tích cực trong mọi mặt đời sống, nhạy bén với mọi phong trào tập thể và công việc của người cán bộ khoa học trong mọi giai đoạn phát triển của của bản thân, của đơn vị và của cả đất nước, lại có năng khiếu tổ chức thiên bẩm và có sức cuốn hút bạn bè, đồng nghiệp trong thực thi nhiệm vụ được giao, NGND. Nguyễn Quang Mỹ luôn có mặt trên tuyến đầu cả về nhận thức cũng như thực thi nhiệm vụ.
Kể từ những ngày chập chững trên bước đường tổ chức nghiên cứu khoa học, ÔNG đã biết phát hiện những vấn đề mang tính thời sự trong ứng dụng kiến thức Địa lý vào đời sống của đất nước và đã được cấp trên tin tưởng khi giao nhiệm vụ, rồi việc nào ÔNG cũng cùng đồng đội hoàn thành thật là xuất sắc. Đó là những đóng góp cho công tác điều tra cơ bản về nguyên liệu và nền móng công trình trong xây dựng nhà máy xi măng Bỉm sơn, tuyến đập thủy điện Hòa Bình. Tiếp đến là việc thực hiện Chỉ thị 222TTg trong việc đưa thày trò khoa Địa Lý-Địa chất kết hợp với Tổng cục Địa chất thực hiện công tác đo vẽ Bản đồ Địa chất, Bản đồ Địa mạo vùng Đông Bắc. Lãnh đạo các cấp cũng không thể quên những đóng góp của ÔNG trong vai trò là Trung đoàn phó phụ trách hậu cần của Trung đoàn dân quân tự vệ trường ĐH Tổng hợp Hà Nội trong Phòng tuyến Sông Cầu trong những năm cuối thập kỷ 70.
Đền đáp sự tin tưởng, giao nhiệm vụ của Đảng và nhà nước, nhiệm vụ nào Thày giáo Nguyễn Quang Mỹ cũng cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc về chuyên môn, đồng thời còn đem lại những kết quả hết sức khả quan về khoa học, đào tạo và tổ chức, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Cùng trưởng thành với ÔNG còn có sự trưởng thành của rất nhiều đồng nghiệp, những người sẽ không bao giờ quên sự động viên và giúp đỡ của ÔNG.
GS. Nguyễn Quang Mỹ là một trong những người đi đầu trong nghiên cứu xói mòn đất hiện đại và tai biến thiên nhiên ở Việt Nam, xây dựng ý tưởng bậc thang hoá trên đất trống đồi núi trọc để phát triển nông lâm nghiệp ở trung du và miền núi; Đặc biệt, Trạm nghiên cứu Xói mòn do ÔNG thiết kế và chỉ đạo thực hiện quan trắc tại Hàm Rồng thuộc tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, là một trong không nhiều các công trình khoa học Trái đất và môi trường đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm hỏi, động viên. Nghiên cứu xói mòn đất đã trở thành một hướng mũi nhọn trong Khoa học Địa lý - Môi trường ở nước ta. Hiện nay đã có nhiều đề tài khoa học, nhiều Học viên cao học, Nghiên cứu sinh tiếp nối hướng nghiên cứu của Thày, đặc biệt là đã đi sâu ứng dụng công nghệ Viễn thám và hệ thông tin địa lý để nghiên cứu xói mòn đất, trong đó có Con Trai của Giáo sư.
Với cương vị là Chủ tịch Hội địa lý Việt Nam cũng như Chủ tịch Hội hang động Việt Nam, ông đã cùng với đồng nghiệp nghiên cứu những điều kiện địa lý nhiệt đới của quê hương, đất nước để tìm ra những giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.
Trong suốt cuộc đời làm thầy, làm khoa học của mình, GS. Nguyễn Quang Mỹ luôn ấp ủ một ước mơ: khám phá những điều kỳ diệu trên mảnh đất Tổ quốc Việt Nam để đưa khoa học địa lý vào phục vụ đất nước. Là một nhà Địa mạo – Địa lý học, GS. Nguyễn Quang Mỹ không những quan tâm nghiên cứu cơ bản về karst, Ông đã sớm nhận thấy tiềm năng to lớn từ tài nguyên vùng karst, từ 1991, sau khi hoàn thành Chương trình nghiên cứu xói mòn đất, Ông đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho chủ trì đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu hang động karst phục vụ phát triển du lịch”. Đó cũng chính là khởi đầu cho hướng nghiên cứu, khám phá hang động karst ở Việt Nam, là sự vinh danh của GS không những ở trong nước mà còn cả trên thế giới. Thành công này gắn liền với quan hệ hợp tác quốc tế của Bộ môn Địa mạo với Hội Hang động Hoàng gia Anh. Ông đã tạo nên một bước ngoặt trọng đại trong khảo sát và khai thác, sử dụng hang động Việt Nam.
Với sự nhận thức sâu sắc về giá trị của hang động karst, với trách nhiệm của một nhà khoa học, năm 1993, GS. Nguyễn Quang Mỹ cùng một số đồng nghiệp đã sáng lập ra Hội Hang động Việt Nam và đến nay đã có nhiều kết quả đáng trân trọng của Hội.
Trong những năm 90, mặc dù sức khỏe của GS Nguyễn Quang Mỹ không còn tốt, song ÔNG vẫn cùng nhiều nhà địa lý - địa chất Việt Nam và trên 20 nhà khoa học, nhà thám hiểm thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh đi khảo sát, đo vẽ được 300 hang động của Việt Nam, tập hợp trong cuốn "Kỳ quan hang động Việt Nam" in bằng hai thứ tiếng Việt và Anh giới thiệu với toàn thế giới. Sự nghiệp nghiên cứu hang động của ÔNG cùng đồng nghiệp là cơ sở cho việc xây dựng Hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận.
Kính thưa Hương hồn Giáo sư Nguyễn Quang Mỹ, hiện nay nhà trường đang làm thủ tục và tháng Ba này, Hội Hang động Hoàng gia Anh, với những người bạn gắn bó với Ông trong hơn hai chục năm qua lại đến với Quảng Bình, Ông không còn được chỉ đạo, được cùng chung những chia sẻ khó khăn, những hân hoan khi những hang động mới được phát hiện nữa, song mọi người sẽ mãi nhớ về ông – người tiên phong trong nghiên cứu hang động karst ở Việt Nam.
Sự nghiệp nghiên cứu khoa học của GS, Nguyễn Quang Mỹ đã để lại một di sản đồ sộ với trên 60 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước, báo cáo ở các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, trên 30 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chủ biên hoặc tham gia viết 15 giáo trình và sách chuyên khảo. Đó là kết quả của một quá trình lao động không biết mệt với những năm tháng say mê tìm tòi, nghiên cứu, khảo sát thực địa với biết bao gian nan, vất vả, nguy hiểm.
GS. Nguyễn Quang Mỹ đã truyền cho sinh viên niềm đam mê và phấn đấu xây dựng một ngành Địa lý vững mạnh. Ông từng tâm sự: "Nếu có kiếp sau, tôi vẫn tiếp tục lao động, sáng tạo hết mình tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN. Tại mái trường này, tôi đã trưởng thành, đã được học tập nhiều từ bạn bè, đồng nghiệp, được cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người và cho nghiên cứu khoa học - đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi". Dưới sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình của ông, hàng trăm sinh viên đã hoàn thành xuất sắc khoá luận tốt nghiệp, hàng chục học viên cao học, nghiên cứu đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Các thế hệ học trò của Thày Nguyễn Quang Mỹ hiện đang công tác ở các cơ quan, lĩnh vực khác nhau, có mặt trên mọi nẻo đường đất nước vẫn đang tiếp nối sự nghiệp khoa học mà NGƯỜI đã truyền thụ, hôm nay đều đang kính cẩn kính viếng Thày.
Hơn Bốn mươi năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, GS. Nguyễn Quang Mỹ đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Hai, hạng Ba, Huy hiệu 50 tuổi Đảng và nhiều huân - huy chương, bằng khen khác. Với những đóng góp hết sức lớn lao cho sự nghiệp đào tạo, năm 2010, Ông đã được Nhà nước trao phần thưởng cao quý nhất của người Thày - Nhà giáo Nhân dân.
Dù trong hoàn cảnh công tác nào, ở cương vị nào và trong cuộc sống đời thường, NGND.GS. Nguyễn Quang Mỹ đều gần gũi, ân cần động viên đồng nghiệp giữ vững đoàn kết nội bộ, giúp nhau vươn lên để hoàn thành trách nhiệm của Nhà trường, đất nước và gia đình. ÔNG toát lên trọn vẹn những nét đặc trưng của cốt cách người Thày: khảng khái, nghĩa khí, bình dị, thủy chung, sâu nặng nghĩa tình. Mặc dù thoát ly gia đình từ sớm, sống, công tác và học tập chủ yếu ở Thủ đô và nhiều năm ở nước ngoài, ÔNG vẫn luôn đau đáu tình thương và thể hiện rất nhiều nghĩa cử cụ thể hướng về quê hương xứ sở. Lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình tự hào về ÔNG – một Nhà giáo, một nhà khoa học lớn của đất nước và không bao giờ có thể quên công lao của ÔNG cùng đồng nghiệp là những người đầu tiên khám phá, nghiên cứu và giới thiệu về Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với toàn thế giới.
Trong cuộc sống gia đình, ÔNG đã dành trọn tình yêu thủy chung cùng Chị Hòe, vượt qua mọi khoảng cách không gian và thời gian, vun đắp dựng xây một gia đình Hạnh Phúc.
Càng khâm phục một trí tuệ sắc sảo, qúy mến một tâm trong sáng và đầy tình thương, trong lòng mỗi CBCNV trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng như bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp càng dâng trào nỗi đau đớn và tiếc nuối trước sự ra đi qúa đỗi đột ngột của NGND.GS. Nguyễn Quang Mỹ.
Thày Nguyễn Quang Mỹ kính yêu! Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn không thể tin được THÀY đã vĩnh viễn đi xa. Cách đây chưa đầy một tháng, trong dịp Tết GIÁP NGỌ tới chúc tế Thày, nhiều cán bộ, học trò còn được nghe giọng nói đầy nhiệt huyết và trẻ trung như tính cách riêng của Thày, đã tâm sự dặn dò thế hệ trẻ của Khoa, Trường không bao giờ “chọn việc nhẹ nhàng”. Cuộc đời Thày chỉ duy nhất chọn một việc nhẹ nhàng, đó là cách Thày ra đi về cõi vĩnh hằng, để không muốn cho người thân phải nhọc nhằn, khiến cho mọi người thật đau thương sửng sốt nhưng càng thêm cảm phục Thày - đến phút cuối cùng vẫn luôn vì mọi người một cách chu đáo, trọn vẹn.
Kính thưa Chị Nguyễn Thị Thu Hòe
Chúng tôi thấu hiểu và xin chia sẻ nỗi đau thương mất mát lớn lao này của Chị và gia đình. Chị đã mất đi một người bạn đời chung thủy sắt son, nghĩa nặng tình sâu, gia đình ta mất đi một cây cao bóng cả từng tỏa mát tình thương mấy mươi năm qua. Thày Nguyễn Quang Mỹ đã sống trọn nghĩa vẹn tình, đầy yêu thương và trách nhiệm với Chị và gia đình cho đến giờ phút cuối cùng, ra đi yên tâm và thanh thản, vì Anh hiểu Chị sẽ giúp ANH tiếp tục làm chỗ dựa cho cả gia đình, như Chị đã từng làm chỗ dựa cho Anh toàn tâm, toàn ý cống hiến cho đất nước. Một lần nữa mong chị hãy nén đau thương, vượt qua thử thách tinh thần khắc nghiệt này, giữ gìn sức khỏe, sớm ổn định cuộc sống để Anh được yên giấc ngàn thu.
Kính thưa toàn thể quý vị
Trong giờ phút xúc động này, mỗi đồng chí, đồng nghiệp, các thế hệ học trò của GS. Nguyễn Quang Mỹ không chỉ đau buồn sâu sắc mà còn nghĩ về trách nhiệm đối với người đã khuất để tiếp tục phấn đấu cho sự phát triển như mong ước của THÀY. Gia đình, bạn bè, thân bằng quyến thuộc của THÀY không chỉ tiếc thương vô hạn mà còn khắc sâu trong lòng tình nghĩa một thời để sống trọn vẹn nghĩa tình mãi mãi.
Xin vĩnh biệt Thày Nguyễn Quang Mỹ, người Đảng viên Cộng sản son sắt, một Nhà giáo Nhân dân ưu tú nhất, nhà khoa học xuất sắc nhất của Việt Nam. Xin vĩnh biệt một con người đầy trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức trong sáng, tình nghĩa thủy chung.
Xin các đồng chí và qúy vị giành một phút mặc niệm để tưởng nhớ Nhà giáo nhân dân, GS.TSKH. Nguyễn Quang Mỹ và cầu chúc cho ÔNG được yên giấc ngàn thu. Một phút mặc niệm bắt đầu.