Cho
tới khi con ngựa chiến của Hoàng Giáp lọt vào được cổng thành thì cả người và
ngựa gần như kiệt sức.
Nhìn
thấy cái lá cờ báo việc đại sự từ cương giới, lính canh cổng thành vội vã mở
cổng.
Hoàng
thượng cũng nhận được tin khẩn cấp từ Quan đại thần cơ mật.
Hoàng
Giáp bước liêu xiêu lên từng bậc thềm nội điện. Cho tới khi chàng đặt chân vào
điện yết triều, Hoàng Giáp quỵ xuống, vẫn yếu ớt kịp hô Hoàng thượng vạn tuế.
Hoàng
thượng nhà Lý sai lính chăm sóc Hoàng Giáp khẩn cấp. Hoàng Giáp tạ ơn và xua
tay:
-Bẩm
Bệ hạ, việc cấp báo này quan trọng hơn thể xác của thần…
Hoàng
thượng ân cần:
-Khanh
đi ngựa mấy ngày đường không nghỉ từ cương giới về đây, hẳn có chuyện chi
nghiêm trọng? Lý Bật của ta đâu?
Hoàng
Giáp:
-Bẩm
Bệ hạ… Lý Bật tạo phản, đang đêm vượt biên giới mang bản đồ cơ mật dâng cho
Hoàng thượng Bắc triều… Thần biết được việc này thì đã không kịp đuổi theo Lý
Bật. Thần chỉ còn cách quay về cấp báo cho Bệ hạ, đặng soi xét…
Hoàng
thượng ra hiệu cho quan quân ra cả, chỉ còn đại quan cơ mật ở lại. Hoàng thượng
hỏi Hoàng Giáp:
-Bản
đồ bố phòng cương giới của ta đã bị Lý Bật lấy đi, khanh chắc chứ?
-Bẩm
Bệ hạ, đó cũng là thứ Lý Bật đổi lấy vinh hoa phú quý cho việc tạo phản của
mình.
Quan
cơ mật tâu:
-Bẩm
Bệ hạ, nếu quân Bắc triều có được vị trí bố phòng của ta, sớm muộn chi cũng cho
quân đánh úp, lấn đất. Cương giới xa xôi, địa hình hiểm trở, binh lực ta còn
yếu, nếu quân Bắc triều đánh chiếm bất ngờ, binh lính ắt sẽ hoảng loạn mà bỏ
cương giới, thậm nguy thậm nguy thưa Bệ hạ.
Hoàng
Giáp tâu:
-Bẩm
Bệ hạ… Địa hình cương giới hiểm trở, Bệ hạ đã cho bố phòng rất kín kẽ, rất lợi
hại, nhưng nếu cái lợi hại ấy rơi vào tay Bắc triều, binh lực ta e khó lòng trụ
vững. Quân Bắc triều vốn lấy đông làm lực, coi mạng người như thân trâu ngựa,
chết bao nhiêu cũng không nao núng, ta ít người lại bị bất ngờ, e nguy cấp.
Thần cố chạy về báo cho Bệ hạ, mau mau tìm cách đáp trả. Tội Lý Bật trị lúc nào
cũng được, bảo vệ cương giới mới là cấp bách, xin Bệ hạ soi xét.
Hoàng
thượng nhìn bản đồ:
-Ta
hiểu ý các khanh. Nay tình hình đã thế này, ta phải tương kế tựu kế.
Đoạn
Hoàng thượng kéo Quan cơ mật cùng Hoàng Giáp vào phòng riêng, bàn bạc, viết
viết kẻ kẻ, rồi sai cho xe ngựa đưa Hoàng Giáp nhanh chóng trở lại cương giới
ngay trong đêm, đồng thời bí mật điều thêm 3000 binh mã lặng lẽ đi đường tắt
dồn hết về cương giới.
Điều
binh xong cũng đã tới canh hai. Quan đại thần cơ mật tấu:
-Xin
Hoàng thượng nghỉ ngơi. Việc ứng phó ở cương giới, theo thần thế là kịp thời.
Hoàng thượng sáng suốt.
Hoàng
thượng im lặng tư lự:
-Nếu
Bắc triều có được bản đồ cơ mật, đánh úp ta để lấn đất, ta chống trả là một
nhẽ, mà lần này giăng bẫy thì sói rừng sẽ sập bẫy, chuyện này không khó. Khó là
vẫn vừa phải dẹp loạn ở cương giới, nhưng vẫn phải giữ quan hệ hai nước. Nước
Việt ta đang yếu, trải qua nhiều binh đao, cần thời gian củng cố sức dân trăm
họ.
Quan
cơ mật:
-Bẩm
Bệ hạ. Nhưng nếu nhân cơ hội này họ quyết lấy nước ta thì sao?
Hoàng
thượng nói:
-Nếu
họ quyết lấy nước ta thì đó là lẽ khác, khi đó chẳng cẩn thánh chỉ, bách tính
trăm họ sẽ sống chết giữ cương giới, người Việt ta là vậy, chịu nhún nhường để
mong hòa hiếu nhưng không khi nào chịu khuất phục.
Quan
cơ mật lại tâu:
-Từ
khi Hoàng thượng lên ngôi, đất nước bình an, trăm nhà một lòng theo Bệ hạ. Nước
Việt bé nhưng không yếu, bách tính còn nghèo nhưng không hèn, quen đánh trận
nhưng không muốn gây chiến, muôn lòng hướng về Bệ hạ. Cái mạnh của nước Việt
nằm ở cái mạnh của Bệ hạ, càng lúc đất nước gian nan, dân nước Việt đều hướng
về Bệ hạ. Bệ hạ đã gieo được niềm tin trong lòng bách tính thì phải giữ niềm
tin ấy, lòng dân khi biết Bệ hạ làm gì cũng vì danh dự nước Việt, cũng vì tổ
tiên nước Việt, hẳn bách tính chết cũng theo Bệ hạ đến cùng.
Hoàng
thượng:
-Lý
Bật tạo phản, nối giáo cho ngoại bang, tội này tru di tam tộc. Ta buồn đau vì
bách tính sẽ nghĩ gì về quan đại thần của ta, đến như lên tới quan đại thần còn
bán nước hại dân thì thử hỏi, lòng dân sao yên ổn. Tội này ta nhận với muôn dân
trăm họ. Ta mù mắt không thấy hết ruột gan của hắn. Tai ta điếc không nghe lời
can gián khi ta phong tước hàm cho hắn. Chi bằng ta ra cáo bạch cho chúng dân
biết về Lý Bật, ta nhận lỗi với chúng dân, và ta hứa, bắt đầu từ Triều đình,
phải làm sạch cỏ dại. Khanh hãy giúp ta soạn cáo bạch để chúng dân cùng biết
lòng ta.
Quan
cơ mật:
-Bẩm
Bệ hạ, thần tuân chỉ.
Hoàng
thượng:
-Khanh
cũng cho soạn thánh chỉ, phong cho Hoàng Giáp làm quan đại thần trấn giữ cương
giới.
-Bẩm
Bệ ha, thần tuân chỉ.
-Bắc
triều nước rộng, người đông, nhưng lòng người khó lường. Họ cười đấy mà đâm dao
vào ta đấy. Họ hữu hảo đấy mà mắt ngó nghiêng khắp chốn. Họ ưỡn ngực tự xưng
nước lớn mà hành vi lấn đất, hại người chỉ ngang bọn thảo khấu. Sau cái bắt tay
của họ, mình phải dùng nước sạch rửa tay để thôi vương vấn. Sau lời hứa hẹn của
họ, mình phải dụi mắt ba lần cho tỉnh ngủ để khỏi bị đầu óc mê muội. Bang giao
thì phải bang giao, nhưng đừng quên soi xét, cảnh giác. Cái gì xấu, họ sai bề
tôi hành động, tránh xấu cho triều đình. Ta phải biết, đánh bề tôi nhưng phải
cho quảng đại thiên hạ các nước biết dã tâm của họ. Ấy là lấy độc trị độc.
-Bẩm
Bệ hạ, thần nhớ lời Bệ hạ.
-Hãy
làm cho Bách tính tự hào về nước Việt, muốn vậy, phải làm cho Bách tính tự hào
về Triều đình. Ta là Hoàng thượng, các Khanh là quan đại thần, trăm thứ quyền
lực do Triều đình nắm giữ, nhưng là nắm giữ cho dân không phải nắm giữ cho
riêng mình. Ta và các khanh đều là con dân nước Việt. Đã là con dân thì phải
trung hiếu. Kẻ nào phạm điều này, kẻ đó phạm trọng tội. Dù ta là Hoàng thượng,
nếu phạm điều này cũng phạm trọng tội. Khi dân chúng quay lưng với triều đình,
nước nguy. Khi dân chúng bằng mặt không bằng lòng với triều đình, nước nguy.
Nước nguy thì yếu. Nước yếu thì dễ mất. Ta lại đang ở bên nước lớn, trăm họ
phải nhớ, một phút sa chân, sẩy chân, nước mất.
Canh
năm.
Hoàng
thượng thiết triều.
Hoàng
thượng thông báo việc Lý Bật.
Các
quan trong triều nhìn nhau.
Nhất
nhất đề nghị Bệ hạ ra thánh chỉ tru di tam tộc.
Hoàng
thượng nói:
-Luật
nước ai cũng phải theo. Tru di tam tộc là việc phải làm. Nhưng lúc này việc giữ
cương giới còn quan trọng hơn nhiều. Lý Bật tạo phản, nhưng Bắc triều chưa cho
ta biết theo đường công khai, ta chưa nên động. Nay ta cần các khanh hãy lấy
gương Lý Bật soi, ăn cơm Việt, hưởng bổng lộc nước Việt, rồi quay lưng tạo
phản, có thể sướng cái thân mình mà làm hệ lụy đến con cháu, tổ tiên mình,
phỏng được gì, ích gì, sướng vui gì? Dù là quan đại thần, mà tạo phản, thì
người ta may lắm cũng chỉ coi như con trâu con chó, không đường đường chính
chính nữa, liệu mừng lắm sao? Các khanh hãy tự răn mình, nếu có bất mãn hãy nói
với ta, nếu có bất đồng thì gặp ta cùng đàm đạo, nếu có bất chí thì cũng tự nói
ra, cái gươm trong bụng giấu mãi cũng lòi ra, cái lòng xấu khéo léo lắm thì
cuối cùng cũng bị lộ. Làm quan nước Việt, đặt thể diện lên trên, đặt tự kiêu tự
đại xuống dưới, có thế dân mới yêu, dân yêu thì mới kính, dân kính thì mới
theo. Các khanh nghe ta nói đúng không?
-Bệ
hạ vạn tuế, vạn vạn tuế.
13.
Hứa
Văn cả cười:
-Bẩm
Bệ hạ quá khen, đó chỉ là cái mẹo vặt của thần thôi.
Hoàng
thượng Bắc triều gật gù:
-Khanh
nói phải, đôi khi cần cái mẹo vặt mà ra việc lớn.
Quân
đại thần hùa theo:
-Theo
cái lý của Quan đại thần Hứa Văn, e rằng sẽ làm cho hoàng đế nước Việt khó xử.
Hoàng
thượng phẩy tay:
-Ta
nghĩ, cái mẹo này của Hứa Văn là phải ban thưởng. Ta cướp đảo của nước Việt mà
nước Việt không lu loa kêu được là ta cướp đảo, ấy là khôn ngoan. Nay ta ban
thánh chỉ, thôi không đưa Lý Bật về nước Việt để chịu tội, tức là ta đã ban sự
sống cho hắn. Lại sai hắn ra đảo Cát vàng, trú ngụ ở một đảo lớn nhất, lại
ban cho nhà cửa, thuyền bè, lương thảo, lại ban cho dân binh của ta đóng giả
người Việt. Với các nước, ta nói đó là đảo của người Việt, do quan đại thần
nước Việt trấn giữ, với ta, Lý Bật ắt phải phục tùng. Rồi dần dà, từ một đảo,
ta cho Lý Bật lấn thêm hai đảo, ba đảo, âu cũng là thuận ý trời, chẳng mấy lúc
đảo cát vàng sẽ thuộc về Bắc triều mà không ai nghi ngờ, không ai bắt bẻ, không
nước nào phản kháng, còn nước Việt thì chỉ còn ôm mặt mà khóc, ai dè người nước
Việt lại đi xâm chiếm đất đai nước Việt. Khá khen, Khá khen.
Hoàng
thượng và các quan trong triều cười rất to, đắc chí.
Đột
ngột, có tiếng kêu lớn:
-Bẩm
Bệ hạ, tin cấp báo, tin cấp báo.
Hoàng
thượng:
-Nói
ta nghe.
-Bẩm
Bệ hạ, theo lệnh Bệ hạ, quân binh vùng cương giới với nước Việt nhắm vào bản đồ
cơ mật do Lý Bật dâng lên, đã bí mật bao vây, đặng tiêu diệt quân binh phòng
thủ nước Việt. Nào hay, gần 3 ngàn quân binh của ta đều sập bẫy của quân binh
nước Việt, không ai sống sót.
Hoàng
thượng nhìn các quan đại thần.
Không
ai dám hé lời.
Quan
cơ mật tấu:
-Bẩm
Bệ hạ, việc này chắc là Lý Bật đã…
Hoàng
thượng:
-Im.
Đừng thấy thất bại mà vội nghi ngờ hắn. Hắn không dám làm chuyện đó.
Hứa
Văn nói:
-Bệ
hạ sáng suốt. Lý Bật đã tạo phản nước Việt, can cớ chi mà gian dối với triều
đình ta. Chẳng qua đây là do Hoàng đế nước Việt biết trước, cảnh giác bày binh
bố trận lại mà quân ta thì ngu ngốc, bảo đánh là đánh, bảo lấn là lấn, ỷ vào
lệnh Bệ hạ, không quan sát, không dò xét, thua là phải, chết là phải.
Hoàng
thượng lẩm bẩm:
-Các
khanh nhìn đấy mà làm. Nước Việt bé mà khôn ngoan. Không phải cứ dùng sức mạnh
mà lấn được. Bãi triều.
Còn
lại Hứa Văn.
Hoàng
thượng hỏi:
-Ta
bị vố đau quá.
Hứa
Văn an ủi:
-Không
có sao Bệ hạ. Âu cũng là chuyện đã rồi.
-Ta
mất 3.000 binh lính.
-Bẩm
Bệ hạ, thần biết lòng bệ hạ đau buồn nhưng việc lớn vẫn đang phải làm…
-Lúc
nào Lý Bật có thể xuất bến?
-Bẩm
bệ hạ, thần đã cho chuẩn bị kỹ lưỡng. Đợi lệnh Bệ hạ.
Hoàng
thượng:
-Để
ta xem xét. Người lui đi.
Hứa
Văn ra.
Hoàng
thượng tư lự. Quan cơ mật khép nép bước vào:
-Bẩm
Bệ hạ…
-Việc
gì?
-Lý
Bật xin gặp chào từ biệt bệ hạ.
Hoàng
thượng nhếch mép cười.
14.
Lý Thắm ngân ngấn nước mắt, nhìn Đô tướng Lý Nhất:
-Còn
hy vọng chứ chàng?
Lý
Nhất mắt vẫn hướng về phía đất liền, thở dài:
-Hy
vọng thì còn. Chỉ e Triều đình có chuyện chi?
-Chàng
nói thế… là có ý nói Triều đình bỏ rơi chúng ta.
-Không.
Bỏ rơi thì không. Hoàng đế anh minh, ngay cả một người dân đui què mẻ sứt Người
cũng không bỏ rơi, huống hồ là ta, là bãi đảo cát vàng nơi xa ngái này, vùng
cương giới quan trọng đến nhường nào.
-Ngày
nào chàng cũng thả xuống biển những mảnh ván khắc thư tín của chàng cầu mong
Hoàng đế nhận được. Trên biển kia đã có bao nhiêu lá thư như vậy trôi đi đâu,
trôi về đâu? Ít ra thì cũng có người nhặt được mà tấu dâng lên Hoàng thượng
chứ…Hay là lần nữa, ta thử mạo hiểm lại tìm cách đóng thuyền, ghép thuyền, lại
cử người vượt biển mà vào?
Lý
Nhất ôm vai Lý Thắm:
-Đừng
mạo hiểm nữa. Lần trước đã cho đi năm người, vẫn biệt vô âm tín, nay không thể
nữa. Trên đảo chỉ còn chừng này người, phải giữ nàng ạ…
Họ
im lặng.
-Hay
là Triều đình có chuyện chi?
Lý
Nhất lại tự hỏi.
Lý
Thắm không nói gì nữa, im lặng lau nước mắt.
-Trên
mỗi đảo, ta đã chôn mốc giới, đã khắc chữ Đại Việt, thế là việc ta hoàn thành.
Ít ra thì từ nay, những thuyền buôn qua lại hoặc có kẻ ngang tàng nào đặt chân
lên những đảo cát vàng này đều nhìn thấy mốc giới nước ta. Việc này làm ta thỏa
lòng. Chỉ e Hoàng thượng vẫn chưa nhận được tin tức, lại nghĩ bọn ta đã bị vùi
thây trên biển cả vì sóng to gió lớn, chưa dám cử đội thủy binh nào khác ra
thay thế. Ta e vậy thôi, nhưng ta tin thư tín của ta sẽ đến được tay Hoàng
thượng.
Lý
Nhất vuốt ve mái tóc của Lý Thắm, an ủi:
-Dù
có muốn vào đất liền, ta cũng không thể. Chi bằng an phận, tiếp tục ở lại, làm
cho trọn đạo vua tôi, hàng ngày tuần đảo, giữ đảo, kiếm đủ cái ăn, đợi ngày
Hoàng thượng ban chỉ cho anh em trong ấy ra, cho đàn bà ra, thể nào đảo cũng
vui vầy, góp mặt dân chúng trăm họ.
Lý
Thắm áp sát gương mặt mình vào gương mặt Lý Nhất:
-Chàng
nói với em vậy, an ủi em vậy, nhưng em biết chàng rất buồn, có phải vậy không?
Lý
Nhất cười to, cười rất to, tiếng cười của chàng khiến cho những con còng gió
hốt hoảng bỏ chạy.
Còn
Lý Thắm thì đầm đìa nước mắt.
X X
X
Hoàng
thượng nhà Lý rưng rưng cảm động, hai tay nâng niu mảnh ván khắc nhằng
nhịt những chữ, nói trong nước mắt:
-Ôi
Đô tướng Lý Nhất của ta, khanh vẫn tưởng ta chưa nhận được tin báo, khanh vẫn
tưởng con thuyền của khanh cho vào đất liền đã không tới được nơi, nên ngày
ngày khanh vẫn cứ viết thư tín trên những mảnh gỗ này gửi ta. Thư nào ta đọc
cũng thấy rõ lòng khanh với ta. Thư nào ta đọc cũng khắc dấu tấm lòng trung
thành của khanh nơi đảo xa giữa trùng trùng biển cả.
Đô
thống tướng quân tâu:
-Bẩm
Bệ hạ… Xin Bệ hạ ra thánh chỉ để đạo quân có thể xuất bến, ra với Đô tướng Lý
Nhất. Thủy binh đã sẵn sàng. Dân binh đã sẵn sàng. Các nữ nhi cũng đã sẵn sàng.
Thuyền bè, lương thảo, tất cả đã sẵn sàng, chỉ đợi Bệ hạ ra lệnh…
-Ta
biết. Nhưng đây là lá thư mới nhất của Đô tướng Lý Nhất khắc lên ván thuyền gửi
ta. Các khanh hãy đọc ta nghe đã.
Quan
cơ mật tuân chỉ, cầm mảnh ván từ tay Hoàng thượng, nâng lên ngang mặt, tiếng
đọc sang sảng.
-Bẩm
Bệ hạ. Thần không còn nhớ đây là lần thứ bao nhiêu thần khắc chữ thành thư tín
gửi vào cho Bệ hạ. Phụng chỉ Bệ hạ ra thám sát, cắm mốc giới trên dải đảo cát
vàng, mọi việc thần đã chu tất. Trên hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ở đây, đảo nào
cũng được thần cắm mốc giới hai chữ ĐẠI VIỆT. Ơn đức Bệ hạ đã giúp thần vượt
qua bao sóng to gió lớn, dù phải bỏ mạng mấy trăm con người, nhưng may mắn cho
thần, cuối cùng việc Bệ hạ giao thần cũng đã hoàn thành. Cắm được mốc giới thì
cần người giữ gìn. Cần thủy binh. Cần dân binh. Cần thuyền lớn. Cần lương thảo.
Cần dụng cụ đánh cá. Cần một cuộc sống lâu dài. Thần trộm nghĩ, nếu không lập
làng lập ấp ở đây, hẳn khó lòng giữ đảo được yên ổn. Cuộc sống sướng khổ là ở
chí, ở lực, ở sức của muôn nhà. Đất đai tổ tiên không thể bỏ không. Xin Bệ hạ
ra thánh chỉ để Triều đình có thể đưa người ra, vừa giữ đảo vừa làm ăn sinh
sống. Dải đảo cát vàng nơi thần tới là những cồn cát nằm giữa biển, chạy
từ Đông Bắc qua Tây Nam; đống cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang
mặt nước biển, mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền đụng phải hẳn tan tành; bãi
cát rộng hàng trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu, mắt nhìn mù
tít chẳng có cây cối nhà cửa. Nếu thuyền bị trái gió, trái nước mà lạc vào, dẫu
không tan nát cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Từ đây vào
tới đất liền Đại Việt ta khoảng 7 ngày đường, chừng 700 dặm. Nhiều đời
trước, quốc vương nước Việt ta hàng năm từng sai thuyền đánh cá đi dọc từng bãi
cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào. Dù là ngàn trùng
hiểm trở, nhưng mùa này, hướng gió này, hẳn có thể ra khơi, miễn là thuyền lớn,
đóng chắc, tay chèo vững là đi tới nơi về tới chốn. Thần mong ngóng từng ngày.
Xin Bệ hạ mau mau ra sắc chỉ.
Hoàng
thượng gật gù, mãn nguyện, nói:
-Đừng
để Đô tướng Lý Nhất đợi lâu hơn nữa. Ta ban chỉ mau mau lập đàn tế, chuẩn bị
thuyền bè, chuẩn bị thủy binh, chuẩn bị dân binh, làm lễ xuất bến ra khơi.
Triều
đình náo nức nghe sắc chỉ của Bệ hạ.
Ba
thủy binh của Lý Nhất nghe tin thì vui mừng khôn xiết. Họ được phép về từ biệt
gia đình để lại ra đảo.
15.
Đêm
ấy, Hứa Văn cầm tay Lý Bật dẫn lên một con thuyền lớn.
Hứa
Văn nói:
-Hoàng
đế ta đã tha chết cho ngài, nay lại tin cậy giao ngài thuyền bè, lương thảo,
dân binh, phong tước cho ngài trấn giữ ngoài đảo xa, ngài thấy sao?
Lý
Bật cả cười:
-Đảo
ấy ta từng biết. Cũng nằm trong vùng biển gần đảo của Đô tướng Lý Nhất nước
Việt, vàng bạc châu báu nhiều vô kể. Ta đã từng xin hoàng đế nước Việt ra đảo
này mà không được, nay lại được Hoàng đế Bắc triều y thuận, lòng ta phơi phới
như buồm căng gió, ơn ấy ta không quên.
Hứa
Văn hỏi:
-Hôm
ngài vào từ biệt Hoàng đế ta, bệ hạ nói sao?
Lý
Bật nói:
-Bệ
hạ nói ta phải nhớ, ta là người nước Việt.
-Đúng
vậy.
-Bệ
hạ dặn ta, con dân do bệ hạ sai theo ta phục dịch, cũng đều là người nói tiếng
Việt như tiếng mẹ đẻ, coi họ như người nước Việt.
-Đúng
vậy.
-Bệ
hạ dặn ta, hòa thuận với Đô tướng Lý Nhất, không gây hấn chi. Hãy coi đây là
việc của người Việt ra đảo làm công việc của người Việt, như Lý Nhất.
-Đúng
vậy. Nhưng chí ngươi thuộc Bắc triều, mạng sống của ngươi thuộc Bắc triều. Bắc
triều dung dưỡng ngươi thì ngươi phải một mực trung thành. Biển lớn, mạng bé,
chỉ cần ngươi trở mặt, thân xác ngươi chẳng còn mà danh tiếng cũng chìm lấp
giữa muôn trùng sóng cả.
Lý
Bật khúm núm:
-Ta
biết, ta biết điều đó.
Hứa
Văn đưa Lý Bật xuống thuyền. Cả trăm thủy binh và dân binh cúi rạp chào đón.
Lại
có cả vũ khí, cung tên.
Lại
có cả lều bạt, khung nhà, tấm lợp.
Lại
có cả lương thảo.
Lại
có cả nữ tì.
Lý
Bật ngây ngất, cười cười, gật gật, đầu óc lâng lâng, tưởng đang cưỡi trên mây.
Hứa
Văn nói:
-Rồi
ta cũng sẽ tới thăm ngài. Muốn gì nữa ta sẽ gửi ra. Muốn thêm lương thảo, vũ
khí ta sẽ gửi ra. Muốn gái đẹp nữa ta cũng sẽ gửi ra. Bệ hạ tin cậy ở ngài,
ngài nhớ mà hoàn thành sứ mệnh.
Lý
Bật từ biệt Hứa Văn, đoạn, lệnh cho thuyền dong buồm hướng về biển khơi.
X X
X
Lý
Nhất lặn một hơi dài xuống tận đáy biển. Lạ quá, lạ quá, khúc eo biển này, gần
cồn cát vàng nửa chìm nửa nổi giữa biển, không hiểu sao chìm đắm chồng chất rất
nhiều thuyền bè. Lý Nhất nhào lên khỏi mặt biển, ới gọi anh em tới.
Lý
Nhất nói:
-Dưới
đáy biển ở đây chồng chất thuyền bè bị đánh đắm, thuyền vẫn nguyên, đồ đạc,
hàng hóa vẫn nguyên, thế tức là không phải do bão biển, không phải do giông tố,
vậy tại sao thuyền bè cứ qua chỗ này thì bị nhấn chìm.
-Có
thủy tặc thưa Đô tướng.
-Hay
biển này có quỷ quái thưa Đô tướng?
Lý
Nhất lắc đầu:
-Ta
không tin vào ma quỷ. Ta chỉ phân vân vì sao thuyền bị nhấn chìm dễ quá. Cả
thuyền bị kéo xuống tận đáy. Dưới đó chỉ là đá, lớp lớp những tảng đá màu đen.
Rất khó hiểu. Hiểu theo ma quái cũng được vậy. Thuyền lớn mới chìm, thuyền bé
không chìm, vậy là thế nào?
Anh
em thay nhau lặn sâu xuống quan sát.
Một
người nói:
-Bẩm
Đô tướng, coi như khúc biển này là cái bẫy.
Lý
Nhất bước tới:
-Người
nói thế có nghĩa gì?
-Bẩm
Đô tướng, nếu nhỡ có thuyền bè các nước đe dọa ta, ta lừa cho chúng vào tới eo
biển này là sẽ bị thủy quái nhấn chìm.
-Được.
Ý ngươi hay lắm. Nhưng ta vẫn muốn biết, vì sao thuyền bị nhấn chìm? Các ngươi
không tìm được nguyên cớ sao?
Bỗng
nghe tiếng la thất thanh.
Mọi
người hốt hoảng lao tới. Trên biển, một thủy binh giãy giụa la hét.
Lý
Nhất và mọi người lao xuống.
Người
thủy binh ấy đang bị một lực hút ma quái cứ kéo dúi xuống sâu trong đáy biển,
giẫy mãi không thoát được.
Lý
Nhất bơi nhanh tới. Viên thủy binh sắp chết ngạt. Lý Nhất nhìn thấy rõ ràng
viên thủy binh đang bị một sức mạnh vô hình kéo trì xuống đáy, không cách gì có
thể thoát ra được.
Lý
Nhất cầm tay viên thủy binh, chàng cũng lập tức bị sức mạnh vô hình kéo trì
xuống.
Lý
Nhất buông tay. Chàng nhìn viên thủy binh đang chìm nhanh và phát hiện, hình
như tên thủy binh đang ôm cái gì đó ở trước ngực.
Lý
Nhất lặn nhanh xuống, dùng sức mạnh, đạp chân cho bay cái thùng sắt mà tên thủy
binh đang ôm trước ngực ra khỏi thân thể anh ta. Và ngay lập tức, thùng sắt bị
hút nhanh xuống tận đáy còn tên thủy binh thì được Lý Nhất kéo lên bờ.
Lý
Nhất ngờ ngợ đã nhận ra một nguyên do.
Lý
Nhất hỏi tên thủy binh:
-Vừa
rồi, nhà ngươi ôm cái thùng sắt ấy đựng gì
Tên
thủy binh mặt mày tái mét, lo sợ thưa:
-Bẩm
Đô tướng, hôm qua con tìm thấy một con voi bằng ngọc rất đẹp, định
làm của riêng. Nhưng sợ Đô tướng và anh em nhìn thấy nên lên bờ tìm cái hộp sắt
giấu con voi ngọc rồi ra đây lặn xuống, định cất giấu thì chẳng may bị nạn.
-Ta
hiểu rồi.
-Bẩm
Đô tướng. Tội tham lam của con đáng chết.
Lý
Nhất nói:
-Lần
này ta tha mạng ngươi, nhưng nói ta nghe đi, có cái gì kéo ngươi chìm nhanh
xuống đáy?
-Con
như bị ai đó kéo xuống đáy, vẫy vùng không lên được.
-Ta
hiểu rồi.
-Bẩm
Đô tướng. Tới khi Đô tướng đạp cái thùng sắt ấy ra khỏi người con, thì con
không cảm thấy sức hút ấy nữa.
Mọi
người lặng lẽ nhìn nhau, vừa ngạc nhiên, vừa khiếp hãi.
Lý
Nhất cầm một thanh sắt lớn:
-Các
ngươi đi với ta.
Lý
Nhất sai hai thủy binh cầm thanh sắt bơi lại gần chỗ eo biển. Ai cũng lo sợ,
không muốn đi.
Lý
Nhất nói:
-Các
ngươi sợ thì để ta đi vậy.
Lý
Nhất cầm thanh sắt bơi nhanh ra eo biển. Chàng chưa kịp lặn thì bất chợt chàng
bị nước xoay tròn và hun hút kéo xuống nhanh như chớp. Chàng vội vàng buông
thanh sắt. Thanh sắt lao vun vút xuống đáy, cắm phập vào lớp đá đen còn Lý Nhất
thì phóng người lên nhẹ như không.
Anh
em chạy tới.
Lý
Nhất ôm choàng lấy anh em:
-Ta
biết rồi. Ta biết rồi. Ta biết rồi…
Và
chàng cười ha hả.
16.
Từ khi lên ngôi, có lẽ đây là lần đầu tiên Hoàng đế nhà Lý
mới tổ chức một ngày lễ lớn đến như vậy. Kinh thành suốt nhiều ngày náo nức
thực hiện chỉ dụ của Hoàng thượng, giăng đèn kết hoa, lập đàn tế ở ngay cửa
sông ra biển. Lại sai lính trang trí thật nhiều cờ xí rực rỡ trên đoàn thuyền 5
chiếc được đóng lớn. Lại sai nhiều đoàn ca vũ thay nhau múa hát dọc đường dẫn
xuống bến thuyền. Lại sai các quan địa phương gần Thăng long mở đường cho dân
chúng tới dự lễ. Lại sai xây dựng một giàn cao đặt nơi làm tế lễ. Ngày đêm
các phường hát, phường múa tập những động tác múa lễ theo hướng dẫn của các
thầy biện lễ. Lại sai làm hình nhân, nam có, nữ có, xiêm y lộng lẫy. Lại sai
chuẩn bị nhiều bó tre. Chưa tính đến chuyện trước đó nào lương thảo, nào cung
tên, nào vật dụng, nào gỗ ván, nào tre nứa, nào đồ gốm, lần lượt chuyển xuống
chất đầy trong từng thuyền. Dân chúng đổ về kinh thành đông không tính xuể.
Trong
lần thiết triều bàn về việc làm lễ xuất quân ra đảo cát vàng, Hoàng thượng nói:
-Ta
nghĩ rằng, không giống như những ngày lễ trong nước, ngoài việc phải lo thật chu
đáo, thật vui vẻ, thật náo nhiệt, lần xuất binh này là để gây trong lòng dân
chúng niềm tự hào về nước Việt. Tiễn thủy binh, dân binh ra cương giới xa xôi,
ra nơi hiểm nguy, bảo vệ đất đai tổ tiên, không thể làm đơn giản mà được. Trước
là cầu xin trời đất, Phật tổ yểm trợ, trời yên biển lặng, đi tới nơi, về tới
chốn. Sau nữa là cũng nhân đây cho các nước lân bang biết về sức mạnh của nước
Việt, ý chí của con dân nước Việt trong việc bảo vệ cương giới. Làm thế, người
đi thì vui, lòng yên, tâm yên, cố sức cố lòng hoàn thành bổn phận, người ở lại
thì lấy đó làm gương, đặng noi theo mà dựng xây nước nhà bền vững. Nay chiểu
theo tấu trình của các thần chuyên coi về địa lý, về thời tiết, về hướng gió,
hướng sóng, ta phê chuẩn lệnh xuất bến.
Chuyến
đi này có 300 thủy binh cùng vũ khí cung tên đầy đủ, thêm 200 dân binh gồm 100
dân binh nam, 100 dân binh nữ đã được tuyển chọn.
Rồi
ngày lễ xuất quân cũng tới.
Trên
5 con thuyền đỗ san sát nhau, cờ xí tung bay, mặt người rạng rỡ, dân binh, thủy
binh đứng trên thuyền, hừng hừng khí thế, nom đẹp như tranh vẽ, nom oai phong
lẫm liệt, khí thế bừng bừng.
Nắng
vàng rực rỡ. Trên giàn cao, Hoàng thượng là chủ lễ.
Quan
quân xếp hàng ngay ngắn.
Binh
lính đứng nghiêm, mắt hướng thẳng về phía biển khơi.
Nhìn
không khí ấy, ai ai cũng thấy lòng dạ lâng lâng, muốn hét lên, muốn hát lên,
muốn gào lên vì tự hào, vì sung sướng.
Hoàng
thượng đứng trên cao, dưới là cờ mang chữ ĐẠI VIỆT, tiếng Hoàng thượng nghe như
sấm rền:
-Phụng
mệnh trời đất, ta, Hoàng đế Đại Việt, xin với tổ tiên, Phật tổ, xin với trời
này, đất này, hãy yểm trợ cho đoàn thuyền của nước Việt ra nơi cương giới, đi
là tới, biển yên sóng lặng, muôn người như một, giữ vững cương giới ngoài biển
khơi. Nước Việt ta ngàn đời nay chỉ biết đến hòa hiếu, chỉ mong muốn bình yên,
trăm họ đồng lòng, không muốn gây hấn với ai, không muốn đầu rơi máu chảy với
ai, một lòng một dạ hướng về tổ tiên, gây dựng cuộc sống. Nước Việt ta ngàn đời
nay coi đất đai tổ tiên để lại là máu thịt. Kẻ nào xâm lấn, trăm họ không khoan
dung. Kẻ nào cướp phá, bách tính ta không tha thứ. Nay ta ban Thánh chỉ,
xuất thủy binh, dân binh ra cương giới giữ đảo cát vàng. Các ngươi đi,
lấy cái gốc Việt làm chính đạo, lấy cái phẩm hạnh Việt làm khuôn phép, có chết
thì chết ở ngay mốc giới, dù gặp muôn trùng bão tố cũng không nao núng, dù gặp
ngoại bang vây bủa cũng không lùi bước, sống thì giữ đất, chết thì thành hồn
vía con dân nước Việt, sống cũng ngẩng cao đầu mà chết thì cũng vì trăm họ mà
không hổ thẹn. Ta ban lệnh xuất binh.
Cả
vạn người hô to:
-Hoàng
thượng vạn tuế, vạn vạn tuế.
Rồi
bắt đầu là lễ tế của các thầy cúng.
Những
hình nhân làm bằng gỗ được thả xuống biển trong tiếng trống, tiếng chiêng,
trong tiếng khấn vái, trong hương khói, những mong các hình nhân gánh họa thay
cho những thủy binh, dân binh chuẩn bị ra khơi.
Rồi
những bó tre được trao cho những người trên thuyền, chết thì bó thân xác trong
những thân tre này, thả trên biển đặng về với quê cha đất tổ.
Rồi
Hoàng thượng cầm một chung rượu, tới từng người, tất cả cụng ly rượu tiễn của
Hoàng đế ban.
Rồi
tiếng tù và vang lên từng hồi dài.
Từng
con thuyền từ từ rời bến.
Người
dân khắp bốn mặt kinh thành ai cũng muốn ào xuống bến thuyền để tiễn người ra
đi.
Tiếng
nhạc lễ vang ngân như lời chào, như tiếng gọi.
X X
X
Suốt
mấy ngày đêm trên biển, Lý Bật say trong rượu ngon gái đẹp. Đến lúc chiều tà
thì lính canh bước vào:
-Bẩm
Đại thần, hình như trước mặt đã là đảo cát vàng.
Lý
Bật nhoài người ra cửa sổ căn phòng ngủ trên thuyền, ngó nghiêng. Mờ xa đã là
dải đảo cát vàng, ẩn hiện trong áng chiều tà.
Lý
Bật vùng dậy, chỉnh sửa lại y phục rồi ra lệnh cho binh lính trên thuyền chuẩn
bị.
Lý
Bật lẩm bẩm:
-Ta
mong ngày này từ lâu lắm rồi.
Lý
Bật không sợ gặp Lý Nhất. Vốn là quan đại thần trong triều, Lý Bật hiểu, trong
tay Lý Nhất giờ chỉ có mấy mống người, vũ khí cung tên không có, sức vóc ấy làm
sao ngăn được Lý Bật.
Lý
Bật nhớ lại cảnh hắn vẫn thường mê mẩn trước những thùng gỗ đựng đầy vàng bạc
ngọc ngà mà Lý Nhất gửi vào. Như thế là trên đảo còn nhiều lắm, nhiều lắm. Lý
Bật sẽ cho gom hết lại làm của riêng. Hắn sẽ là Chúa đảo. Hắn sẽ xây dựng đảo
thành một lãnh địa, thuyền buôn đi lại phải nhất nhất cống nộp. Rồi hắn sẽ giàu
hơn cả hoàng đế Bắc triều. Rồi hắn sẽ lại được vênh váo. Hắn sẽ dùng tiền, dùng
vàng tuyển mộ binh lính, sắm sửa cung tên, không khéo lại còn thành lập cả một
vương quốc ở đây, hùng mạnh cát cứ giữa biển đông, Bắc triều cũng nể sợ mà Đại
Việt cũng hoảng hồn.
Hóa
ra không chỉ là một hòn đảo. Hàng trăm hòn đảo kéo dài cả mấy trăm dặm, nhìn
vượt ra cả ngoài tầm mắt.
Lý
Bật sai lính hạ buồm để giữ bí mật. Hàng chục tay chèo lặng lẽ đẩy thuyền chui
vào dần trong đêm tối vừa buông xuống.
Lý
Bật hỏi tên cầm lái:
-Mấy
canh giờ nữa tới nơi.
-Bẩm.
Nhìn vậy nhưng còn xa, phải đến canh ba mới tới đảo.
-Hay
lắm. Canh ba càng tốt, như thế là không ai biết thuyền ta cập bến.
-Bẩm.
Nói như ngài, trên đảo còn có người?
-Mày
ngu si vậy. Không có người thì ta ra xâm chiếm làm gì?
-Nhưng
thần nghe nói, đây là đảo của người Việt, còn ta thì đóng giả người Việt.
-Đúng
thế.
-Nhưng
ngài thực sự là người Việt sao phải đóng giả là người Việt?
Lý
Bật chộp tay vào mặt người cầm lái:
-Mày
câm mồm. Tao là người Việt nhưng giờ tao đã là quan đại thần của hoàng đế các
người. Ta sẽ là Chúa đảo ở đây, ta cướp đảo người Việt để làm Chúa đảo phụng sự
cho Hoàng đế các ngươi, hiểu không?
-Bẩm.
Thần trộm nghĩ, nếu để phụng sự thì ngài có thể phụng sự Hoàng đế nước Việt
không được sao?
Lý
Bật rên rỉ:
-Sao
đại quan Hứa Văn lại có thể sung cho ta những binh lính ngu ngốc thế này hả
trời.
Người
cầm lái im lặng, thôi không thèm hỏi nữa.
Nhưng
Lý Bật lại hỏi:
-Người
nói ta nghe. Nếu thuyền gặp biển động, bão tố, làm sao thoát thân?
Người
cầm lái nói:
-Bẩm.
Nếu việc đó xảy ra, ngài có thể bám theo những bó tre chuẩn bị sẵn trên thuyền,
sóng sẽ đưa ngài vào được đất liền Chính quốc mình.
-Sao
nhà người biết chắc vậy, nếu không về chính quốc mà về nước Việt thì sao?
-Bẩm.
Hướng gió, hướng sóng này, chắc chắn là về chính quốc.
Lý
Bật gật gù rồi tự an ủi:
-Nói
là nói thế, thuyền này bão tố nào xô ngã được.
Đêm
đen mù mịt. Con thuyền vẫn lù lù tiến vào bờ đảo. Lý Bật không ngủ được, cứ đi
đi lại lại.
Hắn
nghĩ tới cảnh gặp Lý Nhất, lại nghĩ tới cảnh Lý Nhất và binh lính sụp lạy dưới
chân hắn xin tha mạng. Hắn lại nghĩ, nếu Lý Nhất không biết gì, lại tưởng hắn
được Hoàng thượng nước Việt sai hắn ra trấn giữ đảo, thì e Lý Nhất và binh lính
sẽ xiết bao mừng rỡ khi gặp mặt hắn. Hắn lại nghĩ việc ngay lập tức sai Lý Nhất
đưa nộp toàn bộ những vàng bạc ngọc ngà đã thu gom cho hắn. Hắn lại nghĩ tới
Thánh chỉ Hoàng thượng Bắc triều ban thưởng cho hắn. Nghĩ và nghĩ. Và nôn nóng.
Đêm vẫn đen đúa như ý nghĩ của hắn cũng rất đen đúa.
Đột
ngột hắn cảm thấy con thuyền như bị sức mạnh nào kéo hụt xuống. Lúc đầu con
thuyền khựng lại, tiến không tiến, lùi không lùi, sau đó thì có nhiều tiếng la
hét khi nước biển ào ào ùa vào thuyền. Rõ ràng là con thuyền đang chìm xuống.
Hắn hét. Hắn ra lệnh cho binh lính chèo thật nhanh. Hắn thấy biển vẫn lặng. Và
thậm chí gió cũng chỉ nhè nhẹ thổi. Nhưng sao con thuyền đang bị hút xuống, hút
rất nhanh. Hắn bị văng ra khỏi thuyền. Nhiều bóng người nữa cũng văng ra khỏi
thuyền. Và trong đêm tối mịt mùng, hắn quờ quạng, trợn mắt nhìn, bóng con
thuyền phút chốc mất hút dưới lớp sóng biển.
Lý
Bật quờ tay vào một bó tre lớn.
Những
bóng đen khác cũng ôm được những bó tre lớn.
Gió
có vẻ lớn, sóng có vẻ lớn. Lý Bật cảm giác như mình bị sóng biển dồn đuổi, xoay
lông lốc.
Những
tiếng kêu thét đâu đó quanh hắn.
Hắn
không quan tâm gì hết ngoài mạng sống của mình. Hắn ôm ghì lấy bó tre và mặc
cho sóng biển đưa đi. Hắn nhớ lại lời người cầm lái, sóng biển sẽ đưa hắn về
tới đất liền, về Bắc triều. Hắn chưa hết bàng hoàng về việc chìm thuyền. Như ma
quỷ. Như có con quái vật khổng lồ kéo chìm con thuyền của hắn mất hút giữa biển
khơi.
X X
X
Đô
tướng Lý Nhất thức giấc bởi một tiếng động xa xa, tiếng động là lạ mà theo kinh
nghiệm của mình, chắc chắn là có chuyện lớn. Đô tướng Lý Nhất cầm cái vỏ ốc
thổi một hồi dồn dập. Thủy binh vùng dậy hết. Lý Thắm níu lấy tay Lý Nhất:
-Có
chuyện gì hả chàng?
Lý
Nhất cầm lấy cung tên, cầm thêm cây giáo sắt:
-Ta
nghi là cướp biển.
-Cho
em theo chàng- Lý Thắm cũng cầm lấy một cây giáo sắt.
-Không
được… Nàng đang có thai, đây không phải là việc của đàn bà, nàng cứ ở đây.
Lý
Nhất phóng lên khỏi chỗ nằm, gặp các thủy binh cũng vừa chạy tới.
-Thưa
Đô tướng, có tiếng lạ như từ eo biển bên kia đảo.
-Từ
đây tới đó bao xa?
-Thưa
Đô tướng, phải tới mấy chục dặm.
-Được.
Đi với ta.
Họ
chạy vun vút trên cát.
Tới
nơi thì vừa sáng. Biển yên sóng lặng. Không có dấu vết nào đáng nghi ngờ. Lý
Nhất và các thủy binh nhìn nhau.
Lý
Nhất nói:
-Hay
ta ngủ mê?
Mọi
người trở về.
Lý
Bật mù mờ không biết mình mê hay tỉnh. Toàn thân đẫm nước, lạnh run bần bật.
Không
biết hắn đã lênh đênh trên biển được mấy ngày đêm.
Những
con sóng cứ thế phủ qua người hắn. Rồi hắn va phải một tên lính cũng đang ôm
lấy bó tre. Lý Bật hỏi:
-Khi
nào thì tới đất liền.
-Thưa
ngài, thuyền đi ra thì chậm, nhưng hướng gió này, chẳng mấy lúc ta vào tới đất
liền.
-Ta
đói quá, khát quá, không biết có vào tới đất liền nổi không.
Lý
Bật sai tên lính bám vào bó tre của mình, canh chừng, còn hắn thì nằm gục xuống
ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Lại
một đêm nữa.
Chợt
sóng lớn nổi lên. Tên lính ôm cứng lấy Lý Bật mếu máo:
-Có
bão biển. Thế là hết đường sống.
Tên
lính khóc. Hắn ôm cứng lấy bó tre miệng câm như hến.
Đột
ngột, cả hai bị sóng hất tung lên bờ cát.
Tên
lính reo lên:
-Sống
rồi… về chính quốc rồi… Hoàng thượng vạn tuế.
Lý
Bật vùng dậy, ưỡn ngực:
-Về
chính quốc rồi ư… Về Bắc triều rồi ư? Ta sống rồi ư? Hoàng thượng vạn vạn tuế.
Lý
Bật ôm thằng lính khóc.
Lý
Bật nói:
-Ta
thề với trời, với đất, thua keo này ta bày keo khác, ta sẽ xin hoàng đế Bắc
triều cho ta xuất binh lần nữa… ta phải là Chúa đảo. Ta phải thay thế Đô tướng
Lý Nhất làm Chúa đảo. Mày hiểu chứ. Tao sẽ là Chúa đảo của Bắc triều, của Hoàng
đế. Ta sẽ là…
Hình
như có bóng người đang đứng gần mình, Lý Bật ngẩng lên nhìn và giật thót.
Lý
Nhất nãy giờ nghe cả.
17.
Lý
Bật những tưởng Lý Nhất sẽ băm vằm mình ra vì tội phản quốc hoặc chí ít thì
cũng bắt lính trói ngay lại, nhốt như nhốt một con chó trong cũi đợi ngày về
dâng nộp Hoàng thượng lĩnh thưởng.
Nhưng
không.
Lý
Nhất cúi xuống, nhìn lần nữa vào gương mặt bạc thếch vì đói rét của hắn, đoạn
sai lính lấy áo quần cho Lý Bật và tên lính Bắc triều còn sống mang vào. Lại
đốt lửa cho sưởi. Lại mang thức ăn cho ăn.
Lý
Nhất chẳng nói chẳng rằng, suốt ngày lầm lỳ.
Lý
Nhất không cho Lý Thắm biết bắt được Lý Bật.
Nhưng
rồi Lý Thắm cũng biết.
Nàng
gặp Lý Bật và gần như hoảng loạn.
Nàng
kéo Lý Nhất về chỗ ở:
-Sao
chàng giấu em?
Lý
Nhất nhìn Lý thắm:
-Ta
biết nàng gặp hắn sẽ không chịu nổi.
-Biết
vậy nhưng sao chàng giấu em? Sao chàng không vùi hắn xuống biển, vùi trong cát,
sao còn cho hắn sống? Chàng có biết là em căm thù hắn đến nhường nào không?
-Biết-
Lý Nhất gật đầu- Vì biết nên ta mới cố giấu nàng.
-Chàng
biết? Lý Thắm ngạc nhiên- Vì sao chàng biết?
Lý
Nhất nói:
-Khi
còn làm quan đầu huyện, hắn đã hãm hiếp em gái nàng. Hãm hiếp chán rồi vứt xác
em gái nàng xuống sông. Tới khi bị phát hiện thì hắn chạy chọt, xin quan đại
thần làm sai vụ án, coi em nàng tự vẫn. Ta biết rõ hắn. Ta và hắn vốn là bạn
học ở Kinh thành.
Lý
Thắm trừng trừng mắt nhìn Lý Nhất:
-Chàng
thế đấy. Chàng đã biết vậy nhưng vì nghĩa bạn tình xưa, chàng muốn giấu em để
tìm cách bao che, giấu kín tội lỗi của hắn, đúng không?
-Không.
Ta chỉ sợ nàng phẫn uất mà trả thù hắn, không hay.
-Sao
lại không hay? Giờ hắn chỉ là thằng phản dân hại nước, đây là cơ hội cho em
phanh thây hắn ra trăm mảnh để em gái em cũng được dịp ngậm cười nơi chín
suối. Vì tội ác của hắn mà mẹ em cũng ốm chết. Cả nhà em tan nát. Cha em đâm
đơn kiện hắn lên Kinh thành thì bị thích khách bịt mặt đâm chết. Em một thân
một mình.
-Ta
hiểu.
-Chàng
có hiểu được em tình nguyện theo chàng ra đảo là vì sao không?
-Vì
để cùng ta bảo vệ cương giới.
-Lúc
đó thì không phải thế. Em đi là để quên hết nỗi đau buồn, quên cả sự thù hằn,
bởi vì kẻ thù của gia đình em đã là quan đại thần của triều đình, còn ai làm gì
hắn nữa.
-Ta
hiểu.
-Nhưng
bây giờ hắn chỉ là thân chó má, chàng hãy cho em dịp này, phanh thây lột xác
hắn ra…
Lý
Nhất kéo Lý Thắm vào lòng mình. Chàng lau nhẹ những giọt nước mắt trên mi mắt
của Lý Thắm. Chàng lại đưa tay vuốt ve tấm thân đang nóng rực lên vì căm giận
của Lý Thắm. Chàng thủ thỉ:
-Tội
của Lý Bật thì không cần nàng ra tay cũng bị Hoàng thượng phanh thân, lột xác,
lại còn tru di tam tộc. Ta hiểu luật triều đình. Nhưng điều ta chưa biết là vì
sao Lý Bật lại trở giáo theo ngoại bang, lại còn đưa thuyền ra chiếm đảo. Nếu
không vì tai nạn chìm thuyền ở eo biển thì tình hình bây giờ không biết sẽ thế
nào. Ta cũng muốn biết hắn rời nước Việt sang Bắc triều vào lúc nào, tất nhiên
là sau khi ta và nàng ra đảo. Vậy chắc chắn hắn phải biết Hoàng thượng có nhận
được tin tức của ta không? Con thuyền với 5 thủy binh ta gửi vào có tới nơi
không? Ta cần thông tin ở hắn, nàng hiểu chứ?
Lý
Thắm im lặng.
Lý
Nhất bước đi còn dặn với:
-Nàng
hãy nấu cho chúng nó thức ăn nhiều vào.
Lý
Thắm ngồi bó gối không trả lời.
X X
X
Sau
khi cho người dẫn Lý Bật và tên lính tới một nơi giam giữ và cho người canh gác
cẩn mật, Đo tướng Lý Nhất cùng nhóm thủy
binh đi trở lại eo biển. Theo lời khai của Lý Bật, thì toàn bộ con thuyền
khi chìm xuống đều nguyên vẹn.
Mấy
thủy binh rụt rè hỏi Lý Nhất:
-Thưa
Đô tướng, thằng béo tốt ấy là quan lớn của Bắc triều phải không?
Lý
Nhất gật gù:
-Cũng
có thể. Các người không cần quan tâm chuyện đó.
Mặt
biển rất lặng.
Không
có dấu hiệu gì để coi đây là vùng biển nguy hiểm.
Lý
Nhất nghĩ tới khả năng dưới vùng biển này có một khối đá nam châm rất lớn. Nếu
thuyền mang nhiều sắt thép, ắt bị hút chìm.
Dọc
đường đi, theo bãi biển, rất nhiều xác người bị sóng tấp vào. Lý Nhất lệnh cho
anh em đào huyệt, chôn cất cẩn thận.
Lts
Nhất và anh em thay nhau lặn xuống đáy biển. Nhìn thấy rõ con thuyền vẫn nguyên
vẹn chìm sâu sát mặt đá. Lý Nhất cho anh em dùng dây thừng lớn lấy ở thuyền,
buộc những thùng đồ đạc có trong thuyền rồi kéo dần lên bờ.
Lý
Nhất khảo sát toàn bộ con thuyền rồi chui vào đáy từng khoang. Không biết cơ
man nào là giáo mác cung tên, bó thành từng bó. Có vẻ như con thuyền này đang
có ý đồ nham hiểm, gây dựng quân đội sau khi chiếm đảo. Dù rất khó nhọc, chống
lại với sức hút của khối đá nam châm, nhưng với từng bó gươm giáo nhỏ, cũng kéo
dần dần vào bờ được.
Suốt
gần một ngày quần quật như vậy thì tất cả những món hàng trên thuyền đã được
đưa hết vào bờ: lương thảo, thức ăn, vũ khí, vải vóc, gỗ ván làm nhà,…
Con
thuyền bắt đầu chòng chành.
Đội
Nhất lại cùng anh em buộc dây kéo dần thuyền vào bờ. Đây quả là công việc nặng
nhọc. Con thuyền lớn, nặng, đóng bằng gỗ tốt. Cho tới khi kéo được mũi thuyền chồm
lên được bãi cát thì cả Lý Nhất và anh em đều kiệt sức.
Mọi
người quay trở lại lán trại của mình nghỉ ngơi.
Lý
Nhất ngạc nhiên không thấy Lý Thắm. Nghĩ có chuyện gì, Lý Nhất chạy nhanh về
nơi giam giữ Lý Bật.
Lúc
ấy, Lý Thắm đang bưng thức ăn vào cho Lý Bật và tên lính.
Lý
Nhất nhíu mày khi thấy gương mặt Lý Thắm lại cười cười với Lý Bật. Lý Nhất bước
xa xả tới gần. Lý Thắm hơi thoáng giật mình, đưa vội thức ăn cho Lý Bật và giục
ăn nhanh.
Lý
Bật hai tay bưng cái vỏ ốc đựng thức ăn chực đưa lên miệng thì Lý Nhất lao tới:
-Khoan
đã…
Lý
Nhất giành lấy cái vỏ ốc đựng thức ăn từ tay Lý Bật:
-Để
ta ăn trước, ta đang đói.
Lý
Thắm hoảng sợ giành lấy cái vỏ ốc:
-Không.
Chàng không được ăn.
Rồi
Lý Thắm kéo Lý Nhất ra xa.
Lý
Nhất nhìn Lý Thắm:
-Nàng
không nghe lời ta.
Lý
Thắm cúi mặt.
-Nếu
trị tội hắn, ta cần trị tội hắn đàng hoàng, giữa thanh thiên bạch nhật, trước
thánh chỉ Hoàng thượng, có sự chứng giám của bách tính. Mắc mớ chi nàng phải
hành động như vậy?
Lý
Thắm khóc.
-Ta
dạy cho nàng những loại thức ăn có độc trên đảo, những sinh vật có độc trên đảo
là để bảo vệ an toàn tính mạng cho nàng, cho anh em, không phải để nàng dùng để
đầu độc hắn bằng thức ăn như thế này.
Lý
Thắm ấm ức:
-Nhưng
sao chàng biết?
Lý
Nhất nhìn vào mắt Lý Thắm, ôn tồn:
-Nàng
thèm cơm không?
Lý
Thắm ngạc nhiên:
-Cơm?
-Ta
sai anh em mang về từ con thuyền đắm của Lý Bật rất nhiều gạo, cả thịt heo, cả
muối mắm, cả vải vóc, rất nhiều thứ. Nàng hãy nấu cơm nhé.
Lý
Thắm nép mình vào Lý Nhất:
-Hóa
ra hắn tiếp viện cho ta phải không?
-Đúng
vậy.
-Và
chàng hình như còn muốn quân Bắc triều tiếp viện cho ta nữa nếu khéo dụ Lý Bật?
Lý
Nhất âu yếm ôm gương mặt Lý Thắm:
-Nàng
có thể thay ta được rồi… Nàng thông minh hơn ta nghĩ… Nàng rất giỏi… Giờ thì
nàng hiểu vì sao ta không tỏ thái độ gì với Lý Bật chứ?
Lý
Thắm mỉm cười:
-Em
đi nấu cơm nhé…
Lý
Nhất nói với theo:
-Anh
em vớt lên được nhiều thứ lắm, có cả những chiếc nồi đồng, nàng tha hồ dùng.
Lý
Thắm cười khanh khách.
Lý
Nhất nhìn thấy những bước chân của Lý Thắm không còn thoăn thoăt nhẹ nhàng nữa.
Nàng
đã gần sinh. Nhìn từ phía sau, eo nàng đang nở ra, mông nàng đang trĩu xuống,
mông nàng như quả bí chín đang trĩu xuống từ sàn bí. Nhưng nàng vẫn đẹp lắm,
dáng đi cũng đẹp, cái mông trĩu xuống cũng đẹp. Lý Nhất nhìn cho tới khi Lý
Thắm khuất dần sau một mô cát lớn.
X X
X
Lý
Bật ăn xong một ô cơm rất lớn, với thịt, với rau dưa, lại còn có cả trà uống,
lại còn cá cả một chút rượu, lại còn có cả thuốc hút. Những thứ đó Lý Nhất
đều vớt lên từ con thuyền đắm của hắn.
Nằm
ườn người trên một tấm ván ghép lại, Lý Bật đăm đăm nhìn ra biển lớn và tự vấn.
Vì sao Lý Nhất lại tử tế với ta? Hắn tử tế với ta vì kính nể chức quan đại thần
của ta hay còn có mưu mô chi? Hay đây là bữa ăn cuối, như thường vẫn thấy ở bọn
cai ngục? Với kẻ tử tù bao giờ cũng cho ăn bữa cuối thật ngon, cơm rượu đàng
hoàng? Không. Không. Không thể nào. Hắn phải hỏi cung ta chứ nhỉ? Hắn phải ngạc
nhiên khi ta dạt vào đảo này chứ nhỉ? Hắn phải phùng má trợn mắt khi biết ta
dẫn đầu một con thuyền của hoàng đế Bắc triều vào chiếm đảo chứ nhỉ? Hay hắn
cũng quá mệt mỏi với công việc ở cương giới căng thẳng, thiếu thốn, đói khát và
đang mong xin ta cùng hướng tới Bắc triều. Ha ha. Nếu vậy thì ta lại ngồi trên
đầu hắn rồi còn gì nữa. Hay hắn bị Hoàng thượng bỏ rơi. Và bây giờ thì đang nổi
khùng lên để chống lại Hoàng thượng. A ha ha. Nếu vậy thì hay lắm, hay lắm, ta
sẽ đóng vai Hoàng thượng cử ra giả vờ làm quan Bắc triều để bắt hắn khi có ý
muốn chống lại Hoàng thượng nước Việt. A ha ha. Nếu thế thì Lý Bật đây công
lớn, công lớn, công lớn. Lý Bật có công với cả Bắc triều và Đại Việt. Ô hô hô.
Chẳng lẽ số mạng Lý Bật đang phất lên, đang bật lên. Ồ phải rồi, ta là Lý Bật,
ta sẽ được trời đất thánh thần giúp cho ta, bật, bật, bật, ha ha ha.
Lý
Bật cười thành tiếng.
Mãi
nghĩ, mãi cười, Lý Bật lại lần nữa bất ngờ thấy Lý Nhất đang đứng trước mặt
sừng sững.
Lý
Nhất nhìn cái miệng đang cười của Lý Bật chợt co lại, méo mó, lại nhìn vào đôi
mắt nhỏ ti hí của hắn, nói nhát gừng:
-Ở
đảo này có một loài thú nhỏ, mặt tròn, mắt ti hí, hễ đêm thì ra kiếm ăn. Giữa
cát vắng, một mình nó với thức ăn, chẳng ai dành, mà nó vẫn lén lút, trông rất
thảm hại. Ngài cũng như vậy.
Lý
Bật há mồm ra nhìn.
-Ngài
đã phản lại Bệ hạ, phản lại Bách tính, phản lại nước Việt mà Ngài vẫn hy vọng
ta đang coi ngài là quan đại thần sao?
Lý
Bật há mồm ra nhìn.
-Rồi
có thể ngài đang nghĩ, ta ở đây, thiếu thốn, buồn vắng, nhìn thì như bị bỏ rơi,
và chắc ta cũng muốn như ngài, quay lưng với Bệ hạ, chui đầu vào sự bảo hộ của
Bắc triều để nhận vinh hoa phú quý sao?
Lý
Bật há mồm nhìn.
-Ngài
chỉ biết đến ngài mà không nhớ gì đến cha mẹ, anh em, họ tộc của mình… Tội của
ngài là tru di tam tộc. Chắc ngài không quên?
Lý
Bật há mồm nhìn.
-Thà
làm một người dân chân lấm tay bùn, lòng hướng về đất Tổ hơn là ăn bổng lộc
triều đình lên đến chức Đại thần mà bán rẻ cả đất nước, bán rẻ cả mạng sống của
họ hàng con cháu cha mẹ. Ta nói phải chứ?
Lý
Bật cúi đầu.
-Ngài
biết vì sao con thuyền cả gần một trăm con người chết hết, lại để ngài sống sót
không?
Lý
Bật cúi đầu.
-Ta
nghĩ trời đúng. Ngài không được chết.
Lý
Bật giật mình. Hắn sợ hãi. Lời tuyên bố cho hắn sống còn nặng nề hơn án
chém. Đũng quần hắn ướt đẫm.
Lý
Nhất im lặng quay bước.
18.
Chỉ sau vài ngày, con thuyền của Lý Bật đã được Lý Nhất
và anh em thủy binh đưa xuống biển, neo lại. Con thuyền không hề sứt mẻ gì,
nguyên vẹn. Lý Nhất gặp Lý Bật.
-Ngài
có muốn xuống lại con thuyền của mình không?
Lý
Bật nhìn Lý Nhất, nửa tin, nửa ngờ, đôi mắt ti hí của hắn hấp háy.
Lý
Nhất nói:
-So
với nước Việt ta, thuyền này đóng rất chắc, chịu được sóng lớn, chịu được bão
tố…
Lý
Bật lẩm bẩm:
-Nhưng
lại bị chìm ở đây… Chìm như bị ma ám… Như bị quỷ dữ nhấn xuống… E có tảng
nam châm dưới đáy?
Lý
Nhất hỏi:
-Người
đàn bà vẫn thường đưa cơm cho ngài ăn, ngài nhớ chứ?
Lý
Bật nói:
-Cả
đảo có một đứa đàn bà chửa hoang, sao không nhớ?
-Chửa
hoang? Lý Nhất xô tới- Ngài nói vậy là có ý gì?
-Ta
ở đây, cảm kích trước tinh thần phụng sự Bệ hạ của Lý Nhất, nhưng cũng hơi hơi
phân vân, bên cạnh lại có ả đàn bà bụng chửa, vậy là có ý gì? Định sinh cơ lập
nghiệp ở đây? Gây dựng cơ đồ ở đây? Rồi còn ý chi nữa?
Lý
Nhất nhíu trán:
-Ngài
quên ngài đang là kẻ phản nghịch. Kẻ phản nghịch lại dám buông những lời châm
chích ấy ra ư?
Lý
Bật cúi mặt, giấu đôi mắt ti hí sau hàng lông mày rậm:
-Ta
biết lỗi…
-Thực
ngài không nhận ra người đàn bà kia?
-Không.
-Thật
chứ?
-Không.
Ta nói thật.
Lý
Nhất cầm cổ áo Lý Bật nhay mạnh:
-Đến
như nạn nhân của mình mà ngài quên thì ngài tạo phản cũng phải. Ngài đã hãm
hiếp giết chết em gái cô ấy, lại thuê thích khách giết chết cha cô ấy, rồi cũng
vì đau buồn mà mẹ cô ấy phải ốm chết. Nhớ chưa hả?
Lý
Bật mỉm cười:
-Làm
quan trong triều, con dân cả vạn, cả triệu, đứa sướng đứa khổ, đứa ương bướng,
đứa ngoan hiền, khôn thì sống, ngu thì chết, đầu óc đâu mà nhớ…
Lý
Nhất xô ngả Lý Bật ngồi bệt trên cát:
-Ta
không có chi để nói với ngài nữa. Ngài không phải là con dân nước Việt.
Lý
Bật vùng dậy:
-Thế
nghĩa là ta được thả về Bắc triều. Ta được lên thuyền kia chứ?
Lý
Nhất nhìn Lý Bật:
-Bắc
triều sai ngài ra chiếm giữ một hòn đảo ở vùng này, ngài đã khai với ta vậy,
chưa xong việc đó, sao ngài đòi về?
Lý
Bật ngơ ngác:
-Nghĩa
là Lý Nhất cho ta toại nguyện? Cho ta làm Chúa một hòn đảo?
-Chúa
đảo sao?
-Đúng
thế. Ta không cần biết thuộc Bắc triều hay thuộc Đại Việt, miễn là được Chúa
đảo.
Lý
Nhất hạ giọng:
-Những
lời của ngài khiến ta thấy buồn nôn. Phận ngài giờ như cá trên thớt mà vẫn
ngóng tới trời cao, không cần thuộc Bắc triều, không cần thuộc Đại Việt, thế
hóa ra ngài định lập vương quốc riêng?
Lý
Bật im lặng.
Lý
Nhất nói:
-Ta
cấp thuyền cho ngài, cấp thêm lương thảo, cho thằng lính Bắc triều đã sống sót
cùng ngài theo cùng, ta cho ngài chọn lấy một hòn đảo, ngài ở đấy, muốn làm
Chúa đảo hay làm thảo khấu ta không cần quan tâm. Coi như ta bảo đảm lời hứa
của Ngài với hoàng đế Bắc triều. Ngài chỉ cần nhớ, án tử của ngài vẫn đó, án
tru di tam tộc vẫn đó. Thôi đi đi.
Lý
Bật ba chân bốn cẳng kéo tay thằng lính xuống thuyền.
Lý
Nhất nói:
-Ngài
không tạ ơn ta sao?
Lý
Bật lên thuyền, nhổ neo, con thuyền rời bến đảo, nói to vào bờ:
-Cảm
tạ. Cảm tạ.
Một
thủy binh hỏi Lý Nhất:
-Ngài
cho nó sống?
-Đúng
vậy.
-Lại
cho nó trú ngụ ở một hòn đảo?
-Đúng
vậy.
-Nhưng
nó giờ là người của Bắc triều?
-Đúng.
Nó là người của Bắc triều
-Vậy
là sao?
-Nó
là kẻ phản loạn. Người Việt ta không tin nó. Bắc triều cũng sẽ không tin nó.
Chẳng ai tin một kẻ mang tội chết lại được tự do như thế. Sống mà không ai tin
thì coi như chết rồi.
-Nhưng
nếu Bắc triều vẫn dùng nó?
-Ta
cần điều đó. Ta cần Bắc triều dùng Lý Bật.
Lý
Nhất cầm tay anh em:
-Điều
ta cần thì đã có, như Lý Bật khai, Hoàng thượng của ta đã nhận được thư tín, đã
gặp được Lý Đạt và anh em của ta cử vào kinh thành. Nghĩa là Hoàng thượng sẽ
cho người ra tiếp tế…
-Có
đàn bà con gái ra theo chứ, thưa Đô
tướng?
-Có.
-Có
thêm anh em thủy binh, dân binh chứ,
thưa Đô tướng?
-Có.
-Có
thêm thuyền bè, vũ khí, đồ đạc, nhà cửa chứ,
thưa Đô tướng?
-Có.
Anh
em thủy binh mừng vui ra mặt.
-Bây
giờ đi đâu thưa ngài? Tên lính Bắc triều hỏi Lý Bật
Lý
Bật thở hắt ra:
-Bây
giờ đi đâu?
-Thưa
ngài, con đang hỏi ngài.
Lý
Bật kéo giật dây néo buồm:
-Chọn
cái đảo nào xa nhất ghé vào đã.
Đột
ngột, phía trước có một thuyền buồm khác đang hướng tới.
Lý
Bật cảm thấy sợ khi nhìn thấy Hứa Văn đứng ở mũi thuyền.
Hứa
Văn đợi cho hai con thuyền cập vào nhau, vội nhảy sang, không thèm nhìn Lý Bật,
hắn đi lại, ngó nghiêng con thuyền trống rỗng, nhấm nhẳn:
-Hảo
à. Hảo à. Dùng lương thảo, vũ khí của Bắc triều ta cung cấp cho Đô tướng Nhất,
hảo à, hảo à.
Lý
Bật hoảng hốt:
-Bẩm
ngài… Ngài đừng nghĩ vậy… oan cho thần… một vụ tai nạn chìm thuyền mà ra vậy…
-Ta
biết. Nhà ngươi phúc to nhỉ? Chết cả, còn mỗi nhà ngươi. Phúc to nhỉ? Hảo hảo.
Lý
Bật chân run, đứng không vững, tay phải níu lấy cột buồm.
Hứa
Văn lại nói:
-Trông
ngươi kìa, không giống vóc dáng thần thái của một quan đại thần chút nào. Nghe
ta này, ngươi rơi vào tay Đô tướng Lý Nhất mà không bị hắn trừng trị về tội
phản loạn, lại thả cho đi, cấp thuyền cho đi, cấp lương thảo cho đi, kể ra…
người Đại Việt bao dung nhỉ?
Lý
Bật vẫn im lặng.
Hứa
Văn bước tới, áp sát mặt vào mặt Lý Bật, gằn từng tiếng:
-Người
Việt bao dung hay người Việt giăng bẫy? Nói ra?
Lý
Bật lắp bắp:
-Bẩm
đại quan… bẩm… người Việt không bao dung mà cũng không giăng bẫy.
Hứa
Văn cười lớn, cười và ho sặc sụa, chảy cả nước mắt nước mũi.
-Hảo
hảo. Khá khen nhà ngươi trả lời ta một câu hay lắm, hay lắm, rất hay… Không bao
dung cũng không giăng bẫy… Hay…
Lý
Bật hổn hển:
-Bẩm
ngài… Xin ngài cứu con… Hãy nói với Bệ hạ… con đã hoàn thành sứ mạng, đã ra tới
đảo, dù thuyền gặp nạn, người đi theo chết cả… Lý Nhất cho con được chọn bất cứ
đảo nào mà con muốn…
-Nói
nghe lọt tai lắm.
-Không
có chuyện quốc gia đại sự gì ở đây…Vì con và Lý Nhất vốn là bạn học chốn Kinh
thành xưa, gặp nạn thì cứu, gặp sai sót thì độ lượng, gặp tội lớn thì tha chết…
-Nói
nghe lọt tai lắm.
-Dù
kiểu gì thì ý chỉ của bệ hạ Bắc triều cũng đã đạt được, rằng con đã chiếm được
một đảo của Đại Việt…
Hứa
Văn nhìn Lý Bật:
-Rồi
Bệ hạ lại cho thuyền ra, cho người ra, lại chìm, lại chết, đúng thế chứ?
Lý
Bật hấp tấp nói:
-Dạ
không… Chỉ có vùng ấy thôi… Con đoán thế này… Ở đấy có một bãi đá ngầm nam
châm… Thuyền nào đi qua mà chở sắt trên thuyền thì bị hút chìm… Những chỗ khác
không có… Mà thuyền của con thì chở nhiều vũ khí giáo mác, cung tên bằng sắt…
-Và
ngươi đã cố tình cho thuyền vào đúng chỗ ấy?
-Dạ
không… Con không biết… Con không thể biết được… Con không biết…
Hứa
Văn đứng lên:
-Đúng
là nhà ngươi không biết… Ta thì biết… Nhà ngươi không biết… Nhưng ta thì biết…
Nhà người đúng là không biết… Nhưng ta biết…
Lảm
nhảm mấy câu đó rồi Hứa Văn lại cười.
Đoạn
hắn ra lệnh:
-Quay
thuyền lại đảo.
Lý
Bật vùng người dậy hốt hoảng:
-Kìa
ngài… Sao lại quay thuyền…
Hứa
Văn nhìn Lý Bật:
-Ngươi
sợ?
-Dạ.
Bẩm đại quan làm ơn làm phúc…
-Tội
tạo phản của ngươi để nước Việt xử, Bắc triều không xử cũng không dụng.
Lý
Bật ôm lấy chân Hứa Văn:
-Con
biết thân con như thân chó. Con xin chết cho Bắc triều hơn là chết vì nước Việt
xử tội… Cầu mong đại quan ban ơn…
Hứa
Văn nhìn xoáy vào mặt Lý Bật:
-Nói
thẳng ra là mày thích sống?
Mắt
ti hí của Lý Bật cụp xuống.