Nhà văn không tạo ra được chứng cứ bản đồ, thư tịch, nhà văn đồng hành với thân phận con người. Cuốn tiểu thuyết “Lời thề” là luận chứng về thân phận người Việt đã sống truyền đời trên quần đảo cát vàng mà hậu thế đặt tên là Hoàng Sa.
Nhà văn không tạo ra được chứng cứ bản đồ, thư tịch, nhà văn đồng hành với thân phận con người. Cuốn tiểu thuyết này là luận chứng về thân phận người Việt đã sống truyền đời trên quần đảo cát vàng mà hậu thế đặt tên là Hoàng Sa. Cuốn tiểu thuyết này ghi lại lời kể của những sinh linh đã sống, đã chết, đã tồn tại đời đời kiếp kiếp trên Hoàng Sa, những sinh linh gốc Việt. Cương giới Việt ở đây là bằng xương cốt của nhiều thế hệ, vì thế nên cát mới vàng, màu vàng của xương cốt, của hồn vía, tầng tầng lớp lớp xương cốt Việt ở đây đã dẫn đường cho nhà văn tìm đến, để nghe họ kể lại, và ghi ra đây bằng tất cả những gì mà nhà văn cảm được, thấy được, nghe được.
Cuốn tiểu thuyết bắt đầu lần theo những dấu chân người Việt cổ đầu tiên đặt lên quần đảo cát vàng, khi ấy quần đảo hoang vu, quần đảo mồ côi mà người Việt đã phát hiện, đã đặt tên, đã đưa hình hài nó vào hình hài Tổ Quốc. Những cái tên như: đảo Ốc, đảo San Hô, đảo Đá Hút, đảo Chim Yến, đảo Vú Mẹ… được đặt sau cuộc chiến giữ đất. Cuốn tiểu thuyết dày 500 trang của nhà văn Nguyễn Quang Vinh là thành quả của quá trình lao động cần mẫn của ông sau một thời gian dài lăn lộn với những bằng chứng lịch sử về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Sách do NXB Hội Nhà văn phát hành tháng 8.2014.
TPO