Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Tagged Under:

CÁT TRỌC ĐẦU (Phần 4- Hết)

By: Unknown On: 15:50
  • Chia sẻ bài này >
  • 20
    GIẤC MƠ ( 1)
    Nụ chạy ngược chạy xuôi thúc giục chị em nhanh chóng vá đường, san lấp hố bom để thông đường cho kịp giờ xe xuất phát. Mãi theo công việc, Nụ quên Bá. Chị em trong tiểu đội cũng quần quật theo công việc, không ai hỏi tiểu đội trưởng Bá ở đâu. Con đường toác lở, đỏ hoét và khét lẹt mùi thuốc bom. Lửa khói vẫn vương cháy nghi ngút. Những cây gỗ đã chuẩn bị sẵn, giờ được các chiến sĩ khiêng vác xuống, lát trên mặt đường vừa san ủi, bảo đảm nền đường chắc chắn cho xe chở vũ khí, lương thực vào chiến trường không bị sụt lún.
    Mặt trời đã chếch xuống, những tia nắng len lỏi qua những khe núi, quét từng đường ánh sáng xuống trọng điểm, khói vương lên hiện rõ ràng qua từng đường nắng, hiện ra một bức tranh thật đẹp, hùng vĩ, một bức tranh được vẽ bằng máu, bằng sự khốc liệt, bằng những vết thương lở lói của con đường, bằng những dòng mồ hôi chảy miết trên tấm áo xanh đã bạc màu của các chiến sĩ gái, bằng những gương mặt các cô đỏ hồng trong ánh nắng, ánh mắt long lanh và mạnh mẽ, bằng những tỉếng cười rất trong, tiếng cười át cả nguy hiểm, mệt nhọc, tiếng cười như thang thuốc cuối cùng để con đường mãi mãi sống trong đạn bom, trong nguy hiểm. Bức tranh ấy rất nhiều lần Nụ nhìn thấy, rất nhiều lần Nụ phát hiện cái vẻ đẹp không gì so sánh được ở trọng điểm sau những đợt bom, cái vẻ đẹp có thể được hiện ra bằng những nét vẽ đỏ như máu, dữ dội, bi tráng, nhưng đó là vẻ đẹp đáng nhớ nhất trong cuộc đời Nụ, và hình như chỉ có những người trong cuộc chiến, những chiến sĩ dám đối mặt với với cái chết, những cô gái dám lấy tuổi trẻ mình đọ sức với bom đạn, mới có thể nhận ra vẻ đẹp ngây ngất và dữ đội trong ánh chiều tà này.
    Nụ ước, giá lúc này ai đó chụp cho Nụ và chị em một tấm ảnh.
    Nụ cười, mơ được chụp ảnh lúc này thì đúng là khùng.
    Nhưng Nụ giật mình khi nghe có tiếng hét:
    -Đồng chí gì ơi, đứng yên đấy nhé…đứng yên…
    Phía trước, bất ngờ hiện ra mấy chiến sĩ nhà báo. Những chiến sĩ trẻ, quần áo bộ đội lấm lem bùn đất, tay lăm lăm máy ảnh, máy quay phim, tất cả đang hướng đến Nụ, và hình như tất cả đang hướng đến mái tóc Nụ. Sau Nụ là con đường chạy ngoằn ngoèo giữa những hố bom, giữa hai vách núi đá dựng đứng, và những tia nắng chiếu rọi thẳng xuống sáng rực nhờ những làn khói, trông như Nụ đang đứng trong những rừng giáo mác, vô cùng hùng vĩ.
    Nụ không kịp phản ứng, chỉ thấy buồn cười trước cái dáng khom, cúi, nghiêng, nằm khểnh ra đất của mấy anh nhà báo và tiếng máy quay phim kêu xè xè, tiếng máy ảnh lách tách. Nụ phì cười. Nhưng hoá ra khi Nụ cười thì mấy anh nhà báo lại reo lên đẹp quá, đẹp quá, đẹp quả.
    Rồi họ đề nghị Nụ cho chụp cảnh tiểu đội đang sửa chữa đường.
    Họ đề nghị Nụ cho phỏng vấn tiểu đội trưởng.
    Nụ lúng túng, Nụ bối rối, Nụ chạy tới chạy lui thúc chị em ra mặt đường làm lại cho các anh nhà báo quay phim chụp ảnh. Chị em nghe thấy thế thì reo lên vui lắm, ai cũng chạy ào ra, tiếng cười nói xôn xao lên cả.
    Nụ chạy đi tìm Bá.
    Nụ chạy đến cái hố đất Bá nằm, không thấy Bá. Nụ đảo mắt tìm quanh, trong lòng chợt thấy lo lo.
    Nụ bỗng nghe hình như là tiếng Bá đang nói ở đâu đấy rất gần, bên kia đường, ngay cửa hàng trú ẩn của tiểu đội.
    Nụ bước nhanh về phía có tiếng Bá.
    Bá đứng giữa các nhà báo. Các nhà báo số quay phim Bá, số chụp ảnh, số đưa máy ghi âm ra, số thì hí húi ghi chép. Bá đứng ở giữa, ai đó đã bố trí Bá ở cái vị trí rất ấn tượng: trước mặt sau lưng Bá là chi chít hố bom, xa hơn là con đường vắt vẻo chui cao dần qua những vách đá. Bá đứng, một tay đặt trên cánh bom nổ chậm đã được công binh tháo ngòi nổ. Hình ảnh Bá lồng lộng giữa đất trời, giữa khói bom đang vương vít. Quần áo Bá lấm lem bùn đất, một cánh tay bị rách bươm, toàn thân Bá có cả màu đỏ của đất, màu đen xạm của thuốc bom, chỉ có ánh mắt rất đẹp của Bá là long lanh, long lanh. Chính Nụ cũng suýt bật ra thành tiếng, Bá đẹp quá. Trông Bá như một người hùng giữ trọng điểm. Dáng Bá cao, to, lồng lộng, nhìn hùng dũng và ấn tượng. Chị em trong tiểu đội sau khi được chụp ảnh quay phim xong cũng rón rén bước lại bên Nụ, ngây người ngắm tiểu đội trưởng Bá và cô nào mắt cũng hấp háy, ánh mắt hút hồn, tưởng như Bá đang đóng một cảnh phim.
    Bá thì không để ý gì Nụ và chị em, Bá đang kể về những chiến công của tiểu đội. Nụ nghe hết, Bá kể không có gì sai, vì thành tích của tiểu đội Bá nắm rõ, nhưng sao cũng thành tích ấy, công việc ấy, qua miệng Bá, Nụ nghe thấy hay thế, chợt thấy nóng rực trong người vì hấp dẫn đến như thế.
    Bá:
    -Cán bộ tiểu đội chúng tôi đã từng ngồi cả trên bom nổ chậm để cho đồng đội đào bới, bởi vì chỉ có như thế thì anh chị em mới vững tin mà làm việc, có chết thì cán bộ tiểu đội chết trước. Với ý chí như vậy, bao giờ và lúc nào cung đường tiểu đội chúng tôi phụ trách cũng thông xe trước giờ quy định của mặt trận…
    Mọi người vỗ tay.
    Nụ bị một chiến sĩ gái kéo giật ra sau:
    -Chị Nụ…Còn sót lại một trái bom nổ chậm trên tim đường.
    Nụ hoảng hốt:
    -Thật không?
    -Dạ em đã tới nơi.
    -Chị em đâu, theo tôi.
    Một nhà báo cầm tay Bá:
    -Đồng chí…Có bom nổ chậm còn sót trên mặt đường, chúng tôi muốn quay phim cảnh tiểu đội đồng chí đào bom. Chúng tôi muốn nhìn thấy đồng chí ngồi trên bom nổ chậm để củng cố tinh thần cho tiểu đội.
    Bá bị kéo trượt đi mà không kịp phản ứng.
    Như có ai rạch một đường dao suốt sống lưng của Bá.
    Cách một quãng, sau những mô đất ẩn nấp an toàn, máy quay phim, máy chụp ảnh của nhà báo đã sẵn sàng.
    Quả bom nằm chềnh ềnh trên mặt đường và cũng sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào.
    Nụ ghì tay Bá:
    -Anh Bá…Để em ra với quả bom…
    Tiếng một nhà báo:
    -Tiểu đội trưởng Bá đâu, ra ngồi trên bom nhanh lên.
    Bá chạy ra mặt đường, hai chân quýnh với nhau suýt ngã.
    Nụ cùng chị em cầm xẻng, cuốc lao ra theo.
    Bá ngồi bệt trên quả bom.
    Nụ hét, nhanh lên các đồng chí, đào nhanh lên. Anh Bá, nếu thấy quả bom nóng thì anh phải hét lên và lăn xuống hố bom kia nhé, nghe chưa.
    Bá cứng hết cả miệng, lắp bắp, nghe rồi, nghe nghe được rồi…
    Bá cố gắng ghìm hai bàn chân xuống đất để không cho mọi người nhìn thấy là mình đang run bắn.
    Máy quay phim chạy xè xè. Nụ và chị em hùng hục đào bới quả bom. Bá thở không ra hơi.
    Gắng hết sức mình, Bá nói rất to:
    -Các đồng chí hãy bình tĩnh, đã có tôi…
    Nụ xô Bá ra, cùng chị em kéo quả bom lên và nhanh chóng lăn nó xuống vực. Bá bước vội vào một bụi cây lớn. Bá bối rối khi nhìn thấy đũng quần của mình ướt đẫm. Hồi nãy, có lẽ do sợ, Bá tè ra hết đũng quần. Nhìn thấy cái hố bom bên cạnh đọng nước, Bá lội thẳng xuống, cho ướt hết áo quần và bình thản khoả nước rửa mặt mũi.
    X X
    X
    Bá nằm trên võng, trong ngách hang, mơ màng ngủ. Bá thấy mình đang ngồi trên xe ô tô con, chạy xuyên rừng. Bá lại thấy mình bước lên diễn đàn của một hội trường lớn trong tiếng vỗ tay vang dậy. Bá đang nhận cờ anh hùng của tiểu đội. Bá phát biểu. Bá báo cáo. Bá khóc vì thương những đồng đội đã ngả xuống. Bá véo von phát biểu. Bá cười thường trực trước những ống kính chụp ảnh, quay phim. Rồi Bá bị hất tung lên cao, rơi thẳng xuống một vũng bùn. Bá mở choàng mắt. Đúng là Bá lăn xuống đất thật. Bá dụi mắt. Bá dụi mắt lần nữa. Nụ đang đứng nhìn Bá cười rưng rức.
    Nụ nói, anh ngủ mà miệng mồm thì liến thoắng như đang đọc báo cáo thành tích của tiểu đội mình. Rồi anh còn vỗ tay đôm đốp. Sao thế?
    Bá lồm cồm ngồi dậy, thú nhận, căng thẳng em ạ, rất căng thẳng. Chỉ có em mới biết anh sợ bom phải không. Đúng. Chỉ có em thôi. Nếu cả tiểu đội cũng biết anh nhát bom chắc là người ta coi thường anh quá.
    Nụ ngồi xuống cạnh Bá, cố nén hết lại niềm vui sướng, thì thầm: Vài ngày nữa em ra Bắc anh ạ. Tiểu đội giao hết cho anh.
    Bá lắp bắp, em nói cái gì, ra Bắc?
    Nụ dạ. Tiểu đoàn báo, cử em ra Bắc bổ sung vào đoàn của chị Xuân và chính uỷ để báo cáo thành tích tiểu đội.
    Bá hỏi lại một cách vô lý, thế còn anh thì sao?
    Nụ nói anh cố gắng chỉ huy tiểu đội. Bom đạn suốt ngày đấy, nhưng khi quen thì không sợ nữa. Anh sợ là rất nguy hiểm, dễ chết.
    Bá vẫn làu bàu, nhưng còn anh, anh đã trả lời nhà báo, anh đã báo cáo thành tích, sao anh không được ra Bắc?
    Nụ nói em không biết, đấy là lệnh từ tiểu đoàn anh ạ.
    Bá im lặng.
    Nụ nói, em nhớ mẹ lắm, lần này em xin về nhà ngủ với mẹ một đêm anh ạ. Anh có gửi thư về nhà không.
    Bá hỏi, em mừng được ra Bắc lắm à? Nụ thật thà dạ, em mừng lắm, vì được về nhà, được ngủ với mẹ anh ạ.
    Bá im lặng hút thuốc.
    Bá hỏi mấy giờ rồi? Nụ nói khoảng 9 giờ tối.
    Bá đứng lên, anh đi có công việc chút. Nụ nhìn Bá. Bá cáu, em nghi ngờ anh điều gì à? Nụ nói không, nhưng em đến báo với anh là bác sĩ Kim Anh đang chờ anh ở đại đội.
    Bá ơ một tiếng sung sướng vọt chạy ra khỏi hang.
    Nụ nhìn theo bóng Bá rồi cô bực bội cầm đầu dây võng Bá nằm, kéo giựt một cái thật mạnh, chiếc võng rơi xuống đất.
    X X
    X
    Bá lao đến, ghì lấy Kim Anh, kéo tuột Kim Anh chạy một mạch ra mặt đường rồi cả hai cùng lăn nhào xuống hố bom bên cạnh đường. Kim Anh cuống quýt anh ạ, anh sao thế, từ từ anh, nói chuyện đã anh. Bá lột nhanh áo quần Kim Anh, lột nhanh áo quần của mình lót làm chỗ nằm rồi dằn ngửa Kim Anh xuống. Bá ngắt lời mình qua những nụ hôn vồ vập, vội vã, hấp tấp. Anh nhớ em. Anh sắp chết vì nhớ em. Anh muốn ăn tuơi nuốt sống em. Anh chết mất. Kim Anh ú ớ, miệng cô dính chặt vào miệng Bá, ngực cô buông thả trong tay Bá, hai chân Bá kéo chặt cô vào lòng, xiết lấy như trói cô, như có thể ép xác cô thành mảnh vải lụa, thành miếng dồi để nhai, để ăn, để nuốt, ừng ực, ừng ực.
    Bất chợt có gầm rú tiếng máy bay.
    Rồi bom. Những loạt bom nổ tung toé khắp trọng điểm, nổ cả gần nơi Bá nằm, đất đá bay rào rào. Kim Anh cố vùng lên, anh ơi, nguy hiểm quá, bom đấy. Bá dằn Kim Anh xuống, kệ nó em ạ, có chết thì chết bên nhau. Bá sợ run rét. Nhưng tiếng bom nổ loạn lạc. Tiếng kẻng báo động. Nỗi sợ hãi đè dúi Bá chui sâu vào Kim Anh. Kim Anh lơ mơ trong tiếng nổ của bom, trong tiếng nổ từ Bá. Nhịp yêu của Bá như nhịp bom nổ. Kim Anh gào lên trong tiếng bom, cô không hiểu là cô đang gào lên vì sợ hãi hay vì sung sướng, mãn nguyện. Còn Bá thì tai như ù đặc trong tiếng bom nổ, mắt hoa lên trong ánh chớp bom, và để thay thế nỗi sợ, Bá dồn hết tâm lực mình vào thân thể Kim Anh cho đến lúc tiếng bom ngớt thì Bá cũng nằm vật ra thở. Kim Anh vội vã mang áo quần cho mình, cho Bá, cả hai ngồi dưới đáy hố bom, giữa trọng điểm. Kim Anh thì thào. Anh liều quá, sao lại đưa nhau ra bãi bom thế này. Bá lúng búng, anh không ngờ lại có máy bay vào giờ này.
    Kim Anh ngả đầu vào Bá, em yêu anh quá, yêu cả sự nhát gan của anh, thế mà còn dám xung phong về phục vụ ở trọng điểm, lại không hề báo với em, nếu bác em không nói thì em đâu có biết. Bá thì thầm, con Hà nó hại anh, nên anh phải thế để bảo vệ danh dự cho bác em. Anh chết thì chết nhưng danh dự bác em thì phải giữ. Kim Anh ôm ghì lấy Bá. Anh rất đàn ông anh ạ, em yêu anh không uổng phí. Bác em ca ngợi anh lắm, bác nói, ai cũng có sai lầm, nhưng dám lấy cái chết ra để sửa chữa sai lầm như anh đúng là một tấm gương. Bá úp mặt vào ngực Kim Anh, em có cứu anh ra khỏi trọng điểm được không. Nếu ở thêm, cái chết rất dễ đến em ạ. Anh sợ. Kim Anh lau nước mắt, nói, em đến tìm anh cũng là vì việc này. Bá sung sướng, nói đi em, nói đi, cứu anh thế nào. Bác em nói, nếu anh thuyết phục cô Nụ nhường suất ra Bắc cho anh thì coi như mọi việc xong hết anh ạ. Anh ra Bắc, rồi sẽ đi học và mãi mãi không vào chiến trường nữa. Em cũng sẽ theo ra Bắc. Mình vào chiến trường như vậy đủ rồi, không thể chết được, bằng mọi cách phải sống anh ạ. Bá gật gật đầu. Kim Anh nói, em về lại trạm xá đây. Sau khi thuyết phục được cô Nụ, anh phải báo cho em biết ngay nhé. Tình hình gấp rồi anh ạ. Bá gật gật đầu.
    X X
    X
    Bá trở lại tiểu đội.
    Nụ đang kiểm tra mặt đường sau đợt bom. Nụ quét đèn pin, thấy Bá. Bá cũng nhận ra Nụ. Bá đưa tay ôm ngực, bước lùi lũi. Nụ đến, Anh sao thế. gặp chị Kim Ạnh chứ. Bá gật đầu. Có chuyện gì à? Bá gật đầu. Nụ kéo Bá ngồi xuống bên một hốc đá. Anh nói đi xem nào, hai người thế nào. Bá nói anh sắp chết rồi. Nụ cười. Phục vụ ở trọng điểm này, ai mà không sắp chết hả anh. Bá nói, không phải thế, thà chết ở trọng điểm còn vẻ vang, anh sẽ chết bất cứ lúc nào mới nhục. Nụ ngơ ngác, lo lắng, anh nói đi, sao thế. Bá thổn thức, tiếng nghẹn lại, Kim Anh khám cho anh và phát hiện anh có dấu hiệu ung thư. Nếu không chữa kịp, sẽ chết…Bá gục đầu vào lòng Nụ. Nụ bàng hoàng, ôm ghì lấy Bá, anh ơi, anh nói thật đấy chứ, anh không đùa em đấy chứ. Bá lấy hộp cao sao vàng trong túi áo, kín đáo bật nắp hộp, quẹt một chút cao lên mắt, nước mắt Bá nhoà ướt. Bá đưa mắt ướt lên tay Nụ. Nụ càng hoảng. Nụ nâng mặt Bá lên, áp mặt mình lên hai mí mắt đẫm nước của Bá, thì thào, em thương anh quá, em biết làm gì để giúp anh được đây anh. Anh làm em ghét cay ghét đắng vì những quan hệ lung tung, nhưng giờ anh thế này, em làm sao đây anh. Bá thì thào, cho anh hôn em đi, cơ hội cuối cùng chúng mình bên nhau, rồi có thể ngày mai, ngày kia anh chết em ạ…



    21
    GIẤC MƠ ( 2 )
    Nụ ngả người, lưng tựa vào mô đất, ngửa mặt nhìn lên trời đêm, thấy toàn thân như chao nghiêng như cái lá sắp rụng. Bá sà đến, miệng thì thào, em ơi, anh nhớ em, anh mong ước được ôm em một lần nữa, nhưng bao nhiêu tháng rồi không có cơ hội, dù ở đâu, làm gì những kỳ niệm thương yêu của chúng mình cũng không bao giờ phai mờ trong anh được đâu em ạ, em ạ, em ạ. Những nút áo trên Nụ bị những ngón tay thoăn thoắt của Bá điều khiển bung ra hết. Nửa vầng ngực trần mờ ảo, trắng non trong quầng sáng mập mờ, lấp lửng của ánh pháo sáng. Bá thì thào, Nụ ơi, hãy vì anh một lần nghe em, hãy giúp anh một lần nghe em, hãy cứu anh một lần vì danh dự nghe em. Tiếng Nụ thở nghẹn. Hình như Nụ đang chờ điều gì đó chứ không phải những lời cầu xin mập mờ của Bá. Nụ yếu ớt hỏi lại. Anh cần gì em giúp đỡ nữa, bao lâu nay anh muốn gì chẳng được hả anh. Cái tốt cái xấu, cái ác, ác thiện anh muốn đều được mà. Bá cà môi mình lên ngực của Nụ, đưa lưỡi một vòng điệu nghệ quanh bầu vú dâng tròn của Nụ, rồi trong khi Nụ như cong hết cả thân hình mình lên để chuẩn bị đón nhận ở Bá sự mạnh mẽ, sự liều lĩnh, sự va đập, cả những động tác ve vuốt mơn trớn như ma nhập quỉ ám vào Nụ thì Nụ lại nghe Bá thổ lộ. Em ạ, em hãy nhường tiêu chuẩn ra Bắc cho anh em nhé, em nhé, em nhé. Nụ mở mắt. Một quả pháo sáng chói loà bên kia núi. Một tiếng sấm ì ầm nghe rất xa. Một cơn gió bất chợt thổi thốc tới, như muốn kéo Nụ ra khỏi Bá.
    Nụ chống tay đẩy người thẳng dậy làm Bá giật mình ngẩng đầu lên.
    Nụ cài lại các nút áo.
    Nụ nhích người ra xa Bá.
    Nụ ngồi thẳng, khoả lại tóc.
    Bá ngơ ngác.
    Em sao thế em, anh làm em đau à?
    Nụ nhìn Bá.
    Bá hơi giật thột bởi ánh mẳt là lạ của Nụ.
    Anh nói lại em nghe.
    Bá giả vờ hỏi, anh có nói với em điều gì đâu, chúng ta đang yêu nhau mà em.
    Anh nói anh xin em nhường suất đi Bắc.
    Bá châm điếu thuốc cắm vào miệng. À..chuyện vặt thôi mà em. Là tiện thì anh nói thế, chứ việc đề nghị em ở lại nhường suất đi Bắc cho anh thì có gì to tát với em, em nhỉ, em nhỉ, em nhỉ. Bá phả khói mù mịt để cố nén một cái thở hắt ra vì hồi hộp trước phản ứng của Nụ.
    Nụ hỏi, anh cần ra Bắc thật à.
    Bá gật gật đầu, em cũng biết là anh cần về nhà để chữa bệnh, thế thôi em ạ, với lại nếu đi báo cáo thành tích thì em cũng biết là anh báo cáo dễ hơn em, trôi chảy hơn em, em nhỉ, em nhỉ, em nhỉ…
    Nụ hỏi, Hà cũng ra Bắc lần này phải không?
    Bá lúng búng, thì..hình như vậy em ạ
    Chính uỷ cũng dẫn đoàn ra Bắc hả anh?
    Bá gật gật đầu
    Tới, chị Kim Anh cũng ra Bắc hả anh?
    Bá búng tàn thuốc, thế à, mà cũng có thể, bác sĩ người ta đi đâu chẳng được.
    Nếu em không nhường thì anh sẽ không được ra Bắc. Đúng không anh?
    Bá cười, em đừng làm anh sợ, việc nhỏ bé thế, có gì mà em không nhường anh, em nhỉ, em nhỉ, em nhỉ….
    Nụ nhìn Bá. Bá né cái nhìn của Nụ, miệng rít thuốc, phả khói mù mịt. Trong ánh pháo sáng, thấy rõ những giọt mồ hôi trên thái dương của Bá.
    Nụ nhẹ nhàng nói, dứt khoát.
    -Thứ nhất, việc em ra Bắc là sự lựa chọn của cấp trên, không thể tuỳ tiện cho nhau như nhường cơm sẻ áo ở tiểu đội được anh ạ.
    -Ơ kìa em…
    -Nếu anh là một tiểu đội trưởng khác, em chưa biết về anh, chưa biết cả cái tốt và cái xấu xa của anh, em nhường ngay, thậm chí em còn chạy đi gặp các thủ trưởng để anh được ra Bắc đợt này, vì anh có vợ, có con nhỏ, các cháu thương nhớ bố mình, vợ anh thương nhớ anh lắm. Nhưng vì là anh, nên em không thể cho anh thay em ra Bắc được anh ạ.
    -Ơ kìa em…
    -Anh cũng chẳng bệnh tật gì hết. Em tiếc là nếu anh đừng nói gì, đừng xin em nhường suất ra Bắc thì em vẫn nhường, vì em muốn anh ra chữa bệnh. Nhưng hoá ra ngay cả chuyện anh nói bị bệnh anh cũng nói dối em phải không anh?
    -Ơ kìa em…
    -Anh phải tiếp tục ở lại, phải chỉ huy tiểu đội, phải làm tất cả những gì có thể để bảo đảm con đường luôn thông suốt. Anh sẽ làm được anh ạ. Dù phải hy sinh cả tiểu đội cũng phải hoàn thành cho được nhiệm vụ đó anh ạ.
    -Ơ kìa em…
    -Nếu chằng may anh hy sinh, mãi mãi em ghi nhớ anh. Đồng đội không quên anh. Em sẽ nói với các con anh rằng, các cháu có một người bố đã biết đổ máu vì Tổ Quốc. Nếu anh sống, anh sẽ trở thành một con người khác, gan góc, trung thực, chí tình với đồng đội, anh sẽ là người đàn ông mà em ngưỡng mộ. Vậy thôi anh ạ. Em còn phải lo chuẩn bị nhiều thứ để ngày mai đi sớm anh ạ.
    Nụ bước thẳng.
    Bá cũng đứng vụt dậy, miệng há ra, không biết nói câu gì, một con muỗi bất thần đâm bổ vào cổ họng của Bá làm Bá ho sặc sụa.
    Nghe tiếng ho của Bá, Nụ dừng chân rồi lại tiếp tục bước khuất sau những mô đá.
    Bá định chạy theo, định quỳ xuống xin Nụ một tiếng, chịu nhục một lần để có cả tương lai thì việc gì đâu. Nhưng khi vừa nhấc chân đi được vài bước, Bá dừng. Bá có thể quỳ dưới chân Chính uỷ, quỳ dưới chân cán bộ tiểu đoàn, quỳ dưới chân Kim Anh, nhưng không quỳ dưới chân Nụ. Đã như vậy thì đừng hòng thay đổi gì. Đã như vậy thì phải cho Nụ biết Bá là ai. Bá lao đi, những bước chân sầm sập, sầm sập. Bá thở hổn hển trước mặt Nụ.
    -Nụ…Anh nói đã…một câu thôi…
    Nụ dừng.
    -Em ra Bắc, gặp bố mẹ anh, nói rằng, anh vẫn sống và chiến đấu với anh em đồng đội.
    -Em nhớ rồi
    -Anh không viết thư cho ai cả, gặp vợ anh, em muốn nói gì về anh cũng được
    -Em sẽ kể những tháng ngày gian khổ trên bom dưới đạn nhưng chúng ta đã sống và chiến đấu như những anh hùng
    -Em hãy nói với Chính uỷ, anh ở lại chiến trường, và Chính uỷ sẽ tự hào có một chiến sĩ như anh.
    -Em nhớ rồi.
    -Em đi an toàn. Nếu có thể, thì viết thư cho anh nhé.
    -Chỉ vài tháng thôi anh ạ…
    -Cho anh gửi lời thăm mẹ…
    Nụ nhìn Bá. Bá đứng cúi đầu. Trong ánh pháo sáng nhìn Bá thật mong manh, không còn vẻ cứng cáp, ngạo nghễ như Nụ đã từng nhìn Bá, đã từng thấy Bá trong mơ.
    Bá lí nhí:
    -Ra Bắc, có điều kiện, em cố gắng chăm sóc mình…chiến tranh còn dài…nếu cấp trên cho đi học thì ở lại ngoài đó em nhé…Em hiểu ý anh chứ?
    -…
    -Anh biết là anh vụng về, nhát bom đạn, cho nên sẽ rất dễ bị thương, bị hy sinh, nhưng anh hứa với em là anh sẽ không làm em phải hổ thẹn em ạ…
    -….
    -Anh biết, không còn cách nào khác nữa, ở lại cung đường này chỉ có một con đường duy nhất là phơi mình dưới bom, nếu sống chỉ là một phần ngàn may mắn. Cho anh xin lỗi em về tất cả…
    -…
    -Em về lán đi, ngày mai anh không thể tiễn chân được…Lúc vui, lúc buồn, đừng quên anh em nhé…
    Nụ nhìn Bá. Bá quay lưng bước.
    Nụ kêu lên:
    -Anh Bá…
    Bá dừng.
    Nụ chạy tới ghì chặt lấy Bá:
    -Phải sống…Phải sống đấy, anh nhớ chưa…
    Bá gật gật đầu.
    Bàn tay Nụ vương những giọt nước mắt nóng hổi của Bá, những giọt nước mắt thực sự, không còn vương mùi cao sao vàng…
    Nụ nói rất sát vào tai Bá:
    -Những kỉ niệm của chúng mình không ai được quên hết anh nhé…
    Bá gật đầu yếu ớt.
    Nụ ngạc nhiên là hình như cô cũng khóc.
    X X
    X
    Bá ngồi chồm hổm giữa trọng điểm suốt đêm.
    Trong ánh sáng mờ ảo, trọng điểm lô nhô những đụn đất đá, vun lên từng đụn, từng đụn nhìn như nghĩa địa. Bá sẽ phải ở đây, không thể khác. Và chỉ ngày mai thôi, chỉ một trận bom thôi, một mình Bá phải chỉ huy cả tiểu đội. Ngày mai Bá có thể chết. Không thể khác. Lần đầu tiên Bá định hình được mình một cách rõ ràng là Bá đang ở đây, giữa trận mạc, với cái chết luôn rình rập, cái chết đến dễ dàng có thể như một chiếc lá rơi, nhẹ nhàng như thế. Bá nhận thức ra được việc của mình là phải tiếp tục cắm mặt vào con đường. Tại đây, thủ đoạn, mánh khoé vô nghĩa với bom đạn. Chỉ có sự gan lỳ và may mắn mới giúp Bá.
    Bá nằm dài ra đất.
    Bá nhăn nhó cười khi nghĩ đến cái đơn viết bằng máu để vào mặt trận của mình.
    Bá rùng mình nghĩ đến cái chết của hai người lính và bữa thịt chó béo ngậy lấy lòng Chính uỷ.
    Bá mường tượng lại những lần vùi nhau cùng Hà, cùng Kim Anh, cùng Nụ và những cô gái khác.
    Bá rùng mình tưởng như mình đang trôi trong giấc mơ, hình như việc Bá đang ở trọng điểm này là không có thật, hình như là thế.
    Bá vò một nắm đất cà lên mặt mình.
    Nắm đất có mùi khét của thuốc bom, có mùi tanh của máu các chiến sỹ trong đơn vị, có mùi ngòn ngọt của sương gió, có vị mặn của nước mắt. Hình như là vị mặn của nước mắt Bá.
    Phía đông, một quầng sáng màu hồng phớt nhẹ trong mây.
    Mờ sáng rồi.
    Tiếng kẻng báo thức vang lên từ trong một thung núi.
    Tiếng con gà gáy xa vời vợi như trong mơ.
    Ánh sáng ngày dần lộ. Mặt đường nham nhở, lồi lõm. Vết bánh xe nghiến nát mặt đường đè chồng lên nhau. Những mảnh bom cắm phập vào những gốc cây cháy ánh lên nước thép.
    Hun hút trập trùng những hố bom là thân đường mảnh chạy len lỏi, sâu hút đến quá tầm mắt, chạy thẳng vào chiến trường.
    Những chiếc xe bị bom cháy đen, méo mó, bị lật nghiêng bên chân vực.
    Những cái xẻng mòn vẹt, gãy cán vứt bên miệng những chiếc hầm cá nhân khoét vào chân núi vội vã.
    Xa hơn nữa, nơi có lá cờ đỏ nhỏ xíu cắm xuống là cánh của quả bom nổ chậm đang chờ công binh đến phá.
    Len lỏi qua những hốc đá, bên miệng hố bom, cạnh những gốc cây cháy đột ngột xuất hiện vài bông hoa mua tím ngắt, run rẩy hướng về phía mặt trời, màu hoa tím còn vương cả bùn đất.
    Phông lương khô ai ăn dở nằm chênh vênh trên một phiến đá.
    Chiếc mũ tai bèo rách nát vì mảnh bom của liệt sĩ chưa được thu gom hết vướng phất phơ trên một cành khô.
    Dấu chân các cô gái thanh niên xung phong nhằng nhịt trên đất, những dấu chân hiền hậu, nhỏ nhắn, xinh xắn in trên đất, toả đi bốn phương tám hướng, nở ra như những cánh hoa.
    Những dòng chữ nghịch ngợm viết vội trên lớp bùn non cạnh hố bom: Anh xa anh nhớ em không/ Ở đây em cứ phập phồng nhớ anh…
    Đôi chỗ, trên mặt đất, loằng ngoằng những hình vẽ trái tim, con chim bồ câu đang giang cánh, những chữ cái viết lồng vào nhau, khao khát.
    Những vệt than viết trên phiến đá thở than: Mẹ ơi, con khổ lắm…
    Trước mặt, sát chân núi, những vỏ bom bi dựng đứng, mỗi vỏ bom bi mang vác một nét chữ xếp lại bên nhau thành câu khẩu hiệu: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lại.
    Lần đầu tiên Bá quan sát trọng điểm kỹ càng như vậy.
    Lần đầu tiên Bá chủ tâm vào cái nơi mình phải sống và chiến đấu đến như vậy.
    Lần đầu tiên Bá nhận ra rằng, trọng điểm cũng là cuộc sống của Bá, không thể khác, cuộc sống có tiếng bom, đầm đìa mồ hôi, đỏ tươi máu và trong trẻo những tiếng hát.
    Lần đầu tiên Bá mới thực sự quan sát, thực sự xem xét, thực sự đặt toàn bộ tâm thế mình vào đất đai, cỏ cây, hốc đá, con đường và những hố bom.
    Vẫn như một giấc mơ với Bá. Nhưng hình như đây là giấc mơ hiện hữu, có thể ngửi được, nắm được, cảm được. Thì cứ coi như giấc mơ đi cho thanh thản, cho nhẹ lòng, để hàng ngày Bá sẽ sống trong giấc mơ ấy.
    Đã là giấc mơ thì có gì phải sợ.
    Bá không thấy sợ.
    Thì cứ bom đi, máy bay đi, việc gì phải sợ, chỉ là giấc mơ thôi mà.
    X X
    X
    Các chiến sĩ trong tiểu đội ngạc nhiên thấy tiểu đội trưởng Bá lang thang giữa trọng điểm.
    Giờ này chuẩn bị là giờ công kích của máy bay.
    Các cô nhìn nhau không hiểu.
    Và máy bay đến.
    Những tiếng rít ghê rợn của máy bay công kích, tiếng ầm ì gầm gừ của B52, và tiếng bom. Cứ hễ nghe tiếng máy bay là tiếng bom.
    Và chưa kịp nói với nhau câu gì thì trọng điểm đã đỏ rực bởi lửa và khói.
    Bá nằm sấp xuống đất. Không kịp chạy đi đâu nữa. Lúc đầu Bá cày mặt mình trên đất, nhưng rồi chính Bá lại ngẩng đầu lên nhìn. Bá nhìn thấy rõ ràng những quả bom xiên chéo xuống trọng điểm, nổ quanh Bá, nổ sát sạt, thân thể Bá liên tục bị những tảng đất rơi xuống ùm ụp, ngực nghẹt lại, khó thở. Bá nằm im. Và trong cái ý nghĩ vụt đến là cái chết. Bá nhìn thấy rõ ràng những quả bom nổ cả trên mặt đường, cắt vụn con đường ra trong khói bom đen sịt. Bá nhìn thấy rõ ràng loạt bom B52 nổ chếch bên tay trái, sát chân núi, nơi tiểu đội đang cắm lán. Trong ánh chớp bom, Bá nhìn thấy rõ ràng những cái nón trắng bị hất tung lên, chới với giữa trời như những cái vẫy tay từ biệt cuối cùng.
    Rồi im lặng.
    Lửa cháy. Tiếng nổ lép tép từ những bụi nứa rừng.
    Tiếng kẻng báo động dồn dập.
    Xa hơn, từ phía đại đội, hàng chục chiến sĩ lao tới trọng điểm để cứu viện.
    Bá đứng dậy, trơ khấc, vô cảm, không thấy gì hết, không sợ gì hết, không xao động gì hết, như một khúc gỗ biết đi lại. Bá lầm lì bước về phía tiểu đội cắm lán.
    Bá đứng nhìn. Mặt Bá lúc này như tạc bằng đá, trơ lạnh.
    Mười mấy chiến sỹ trong tiểu đội Bá bị B52 chết hết, nằm la liệt trong lán, trên võng, ở cửa hầm.
    Chỉ còn Bá sống.
    Bá đến, ôm thi thể từng cô gái đặt bên nhau, hết người này đến người khác. Máu của các cô gái thấm ướt hết áo quần của Bá. Bá cứ từng bước, như câm, như cái máy, lặng lẽ thu gom tất cả thi thể của chị em trong tiểu đội.
    Lực lượng cứu viện đến, vội vã đưa xác các cô gái về hang đá.
    Không ai kịp hỏi Bá.
    Bá cũng không nhìn ai.
    Bá vác cái cuốc, lừ lừ ra trọng điểm.
    Hình như có ai đó gọi tên Bá.
    Hình như có ai đó khóc.
    Bá vẫn lù lù ra trọng điểm, rồi vục cuốc xuống, kéo từng tẳng đất lấp hố bom trên mặt đường. Bá làm như cái máy. Bá làm khộng biết mệt. Bá làm như bị thôi miên. Bá làm như bị mông du, như trong cơn mơ ngủ.
    Chiếc xe ủi tiến đến, ủi những đường đất lấp kín hố bom.
    Bá chống cuốc nhìn những cái hố bom còn vương khói.
    Ai đó chạy lại.
    Đại đội trưởng Cường hét vào tai Bá:
    -Anh Bá…Tiểu đội hy sinh hết rồi…Tiểu đội của anh hy sinh hết rồi…các đồng chí ấy hy sinh hết rồi…
    Bá vẫn chống cuốc đứng im nhìn những hố bom còn vương khói.
    Cường ôm ghì lấy Bá:
    -Anh Bá…
    Bá vẫn đứng như một khúc gỗ.
    Đại đội trưởng Cường buông Bá ra định nói một câu động viên.
    Nhưng ngay khi đó thì Bá ngã xuống. Cường lao tới chìa hai cánh tay lực lưỡng của mình ra đỡ Bá.
    Bá vẫn như bay trong giấc mơ.


    22
    TINH THẦN
    Còn hai tiếng nữa lên đường.
    Đúng lúc đó thì Nụ nhận được tin tiểu đội của cô hy sinh hết, còn lại Bá.
    Nụ quị xuống trước mặt Tư lệnh.
    Tư lệnh hiểu ý, cho phép cô về tiểu đội thắp cho đồng đội que hương nhưng yêu cầu phải quay lại đúng giờ.
    Xuân và Hà đã theo Chính uỷ ra Bắc từ mấy ngày trước.
    Nụ chạy.
    Cô khóc suốt quãng đường chạy về tiểu đội.
    Nụ không tin được tiểu đội yêu dấu của cô lại hy sinh tất cả vào sáng sớm như vậy. Hình như khi ấy mọi người vừa ngủ dậy. Hình như khi ấy, con bé Lan vẫn còn ngái ngủ. Nó lúc nào cũng dậy muộn, sáng nào Nụ cũng phải đánh thức. Nó gan dạ lắm, nhưng chi bộ vẫn chưa đồng ý kết nạp đảng cho nó chỉ vì sáng nào cũng dậy muộn. Nó nói với Nụ, em thà không vào đảng còn hơn phải dậy sớm. Nụ cốc vào đầu nó, chỉ cười.
    Nụ nhớ cái Miên, béo trùng trục như củ khoai lang. Hồi mới vào thanh niên xung phong, Miên gầy lắm. Miên nói, đời cô, ao ước lớn nhất là được ăn cơm trắng không phải độn khoai. Nhà Miên nghèo lắm. Mỗi năm cả nhà Miên chỉ ăn một bữa cơm trắng vào chiều 30 tết. Những ngày mới vào đơn vị, cơm trắng cả chậu, Miên ăn với muối vẫn hết bốn chén. Ăn xong suất của mình, Miên cầm bát gõ đũa keng keng đến các mâm, rao: ai còn thừa cơm cho xin nào. Nụ buồn cười quá và thương Miên quá. Đêm, Miên ôm Nụ nói, chị biết động cơ em đi thanh niên xung phong là gì không? Nụ nói, lại còn hỏi, thì đi đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ Tổ Quốc. Miên lắc đầu quầy quậy, em chẳng nghĩ xa thế, mẹ em nói, con muốn ăn cơm trắng thì đi thanh niên xung phong, đi bộ đội. Em sướng quá, tình nguyện đi thôi chị ạ. Giờ em còn đâu nữa Miên ơi, cơm trắng chị nhường em ăn cả đời, nhưng em chết rồi Miên ơi.
    Nụ nhớ Kiều, cô bé có thói quen lạ đời, đêm nào cũng tỉ mẫn ngồi đếm tiền. Phụ cấp hàng tháng chỉ có mấy đồng, Kiều cất giữ, vuốt ve, hôn hít những đồng tiền, rồi cho vào cái túi nhỏ, gài kim băng cẩn thận dưới đáy ba lô. Kiều nói với Nụ, chị ạ, sau năm năm nghĩa vụ ở chiến trường, tiền em dồn lại đủ mua cho mẹ cái áo bông mặc mùa rét. Mẹ em nói, hồi còn con gái mẹ ao ước lấy được ông chồng giàu để có cái áo bông hoa. Lấy chồng, mẹ được như ý. Nhưng rồi bố em mất vì bệnh, mẹ một tay ba đứa con nhỏ dại, có gì trong nhà bán hết, đến cái áo bông hoa đã cũ mẹ cũng mang đi đổi gạo về nuôi con. Nụ khóc.
    Con Hoà thì khác, nó cứ mong hoà bình để về đi học đại học. Nó bảo, nếu các chị còn sống, các chị sẽ thấy em làm chủ tịch nước. Nụ véo tai nó, làm chủ nhiệm hợp tác xã là to lắm rồi, là mừng quá rồi, lại ước đến chủ tịch nước. Nó cãi, làm chủ tịch nước dễ hơn làm chủ nhiệm hợp tác xã. Chị em trong tiểu đội xúm lại hỏi, tại sao lại thế? Nó tỉnh bơ, làm chủ nhiệm hợp tác xã thì ngày ngày phải xuống đồng, ngày ngày phải chấm điểm, phải chia thóc, chia công cho mọi người, phải tính toán từng cân thóc, cân đạm, gánh phân, thế là cực, ai không thích là chửi vỗ vào mặt, chửi te tua không sợ. Làm chủ tịch nước, nói câu nào ra người ta cũng ghi sổ tay coi là ý trời, không ai cãi, thế không sướng à? Nụ véo Hoà, mày nói năng như địch. Hoà cười, các chị ơi, em chính là địch đây, bắt đi. Cả tiểu đội cười râm ran.
    Con Hồng phụ trách hậu cần cho tiểu đội thì chi li không ai bằng. Nó theo dõi từng người, ai thiếu cái gì là biết. Chị em nào có tháng mà hết vải màn là ới Hồng ơi, vải màn còn không cho xin miếng. Hồng ngoa ngoắt mắng, cái của mày bằng cái của tao sao mày nhét vào nhiều màn thế, phí của. Rồi cười. Hồng dè sẻn tiêu chuẩn của mình đến từng thìa đường. Vì thế, hễ tiểu đội cần cái gì là Hồng có ngay. Chị em nói, sau này mày lấy chồng thì đến cái lông của chồng mày cũng đếm từng ngày. Hồng nhếch mặt lên, chứ sao, không giữ để chồng mình mang lông cho người khác à. Lại cười.
    Con Liên thì đêm nào cũng viết thư. Nó ngồi một góc lán, kê ba lô làm bàn, hý hoáy viết. Khi thì con gửi mẹ, khi thì kính mến gửi bố, khi thì gửi cho em gái…Trong ba lô của Liên chất dày cả mấy gang thư viết mà không gửi. Nụ hỏi, sao em viết thư nhiều thế mà không gửi. Liên không chịu nói. Nụ phải thủ thỉ hỏi mãi, Liên mới thì thầm, nhà em chỉ còn mình em thôi chị ạ, bố mẹ, các em chết bom hết rồi. Em viết thư thế cho đỡ nhớ chị ạ, đỡ cô đơn chị ạ. Nụ ghì lấy Liên khóc rưng rức.
    Chân Nụ đạp rào rào trên cây cỏ, trên đá, trên những mảnh bom.
    Nụ chạy.
    Trung đội trưởng An kéo Nụ ra sau thung lũng.
    An luống cuống thắp hương, lắp bắp, em ơi, chúng nó nằm ở đây, ở đây, ở đây…Không có đứa nào có quan tài hết, không kịp, bọn anh chỉ gói trong võng, trong ni lông thôi Nụ ạ.
    Nụ quỳ xuống trước dãy ngôi mộ đất mới, hương mới, nỗi đau cũng mới. Lan, Miên, Kiều, Hoà, Hồng, Liên, sáu đứa con gái trong tiểu đội của Nụ đấy, sáu nấm đất đấy, khi sống mỗi đứa một tính một nết, khi nằm xuống rồi, giống nhau thế các em ơi, cùng một nấm đất này thôi các em ơi.
    Trước mỗi nấm mộ, đồng đội khắc chữ vào mảnh ván tên từng người. Nụ nhớ cái đêm chia tay Nụ, đứa nào cũng cười, Nụ nói, chia tay tao sao chúng mày không khóc, cười mãi thế. Chúng nó nói, cười thế để chị đi cho an toàn. Nụ thì ôm từng đứa khóc vì nhớ. Chị em đêm ngày quấn quýt bên nhau, sống chết bên nhau, giờ chia tay nhớ lắm, thương lắm. Có bao nhiêu thứ trong ba lô Nụ mang ra cho hết. Mấy mét vải màn, cái lược, bộ áo quần cộc, mấy thứ đồ lót, túm bồ kết, cái bút, mấy cuốn vở…cho chúng nó hết. Tất cả nhao đến chia của, cười râm ran cả lán.
    An nói nhỏ, Nụ ơi, đến giờ em phải đi rồi em ạ.
    An kéo Nụ đứng lên.
    Hình như những que hương Nụ cắm trên mộ, khói hương cuộn lại, như nét vẽ gương mặt của các cô gái, và hình như Nụ nghe tiếng cười của chúng nó, tiếng cười trong trẻo tiễn chân Nụ.
    Nụ đến từng ngôi mộ, úp mặt mình lên từng ngôi mộ.
    An lại kéo tay Nụ.
    Nụ nói, tiểu đội 4 của em bị xoá phiên hiệu, anh tính sao? An thật thà, trung đội chỉ còn 3 tiểu đội nữa em ạ. Nụ trợn mắt, không được, phải có tiểu đội 4 cho đến ngày hoà bình. An nắm tay Nụ, anh hiểu, em cứ đi đi, sẽ có tiểu đội 4.
    X X
    X
    Bá sốt, ngồi thu lu trong góc hang. Không hiểu sao, sau trận bom ấy, Bá lăn đùng ra sốt, lúc nóng, lúc lạnh, lúc đau đớn toàn thân, ngủ cũng nói sảng mà có khi thức cũng nói sảng, như tâm thần.
    Nụ vào, ngồi trước Bá.
    Bá nhìn Nụ chằm chằm.
    -Em đi lâu thế, ở đây, một mình anh phải lo không biết bao nhiêu việc. Tiểu đội được hai cô xuất sắc nhất là em và Xuân thì đi hết, còn lại anh nữa, bận bịu tối ngày.
    Nụ lặng lẽ bóc quả cam, đưa tận tay Bá.
    -Cam này ở nhà anh thiếu khối gì. Ngày nào cũng có người mang đến biếu bố anh. Em ghé nhà anh không?
    Nụ kéo tay Bá lên, vân vê, mắt vẫn nhìn khuôn mặt thất thần của Bá rồi quay sang hỏi An:
    -Có lẽ phải đưa anh Bá lên trạm xá anh ạ
    An nói khẽ, đủ cho Nụ nghe:
    -Mình rất lo, hình như anh ấy tâm thần
    Nụ lắc đầu.
    -Không sao đâu anh ạ…Cứ đưa anh ấy lên trạm xá…Đưa ngay anh nhé…
    Bá nhìn Nụ cười cười.
    -Em tâm lý thật. Em biết thừa anh thích lên trạm xá. Ở đó có bác sĩ Kim Anh rất đẹp.
    Nụ cầm cả hai tay Bá:
    -Anh Bá…Anh chú ý giữ sức khoẻ, phải uống thuốc, chưa lành thì chưa được về tiểu đội, anh hiểu chứ?
    Bá hỏi:
    -Thế bây giờ em ra trọng điểm à?
    Nụ gật đầu.
    Nụ và An quay ra cửa hang.
    Phía trong tiếng Bá nói to:
    -Nhà tan cửa nát cũng ừ. Thắng giặc Mỹ cực chừ sướng sau. Đi ăn thịt chó đê đê đê….
    Rồi cười.
    Nụ nói với An, tâm thần Bá rõ ràng bị tổn thương nặng sau trận bom, sau cái chết của đồng đội mình, chỉ cần cho anh ấy ở một nơi tránh xa tiếng bom đạn là sẽ ổn định lại thôi. Không sao hết. An nói hình như Bá bị tâm thần. Nụ nghiêm mặt, em cấm anh từ nay không được dùng hai từ ấy. Không được. An lí nhí, anh xin lỗi. Nụ lấy trong túi áo ra cái bút máy, em tặng anh cái bút máy này, bút máy Trung Quốc đấy, Tư lệnh tặng em. An nhìn Nụ, ở đâu cũng bom đạn, em đi cẩn thận nhé. Nếu có thể, ghé nhà anh…Nụ gật đầu, em có 12 ngày được nghỉ phép, em sẽ cố chạy đến khắp các nhà, anh yên tâm.
    Nụ đi như chạy ra khỏi trọng điểm.
    Cô lường thời gian, nếu không gặp máy bay thả bom dọc đường thì chắc chắn là đến đúng giờ.
    X X
    X
    An tập họp toàn trung đội.
    An nói rằng, tiểu đội 4 của Nụ, của Xuân đã bị bom xoá phiên hiệu. Nhưng tiểu đội 4 lâu nay được mệnh danh là tiểu đội thép, không thể mất được, trung đội thành lập lại tiểu đội 4, đồng chí nào xung phong.
    Tất cả đều đưa thẳng tay lên trời.
    An rất hài lòng.
    An chỉ định cô Loan tạm thời phụ trách tiểu đội trưởng tiểu đội 4.
    Loan đưa chị em trong tiểu đội ra trước các ngôi mộ của đồng đội.
    Tiếng Loan hô, toàn tiểu đội nghiêm. Các bạn ơi, dù bom đạn có giết chết các bạn, giết chết chúng ta, nhưng không giết chết được tiểu đội 4. Chúng tôi, những người thay thế các bạn, sẽ tiếp tục xây dựng tiểu đội 4 của chúng ta là tiểu đội thép. Xin thề. Tất cả hô theo: Xin thề.
    Ngắn gọn thế rồi Loan cùng chị em về lại ngay trọng điểm.
    X X
    X
    Cứ vào lúc trưa là Bá lại lù lù chui ra khỏi hang, vác cuốc đi về trọng điểm. Giờ này máy bay ít oanh tạc nhưng cũng có khi B52 vẫn xuất hiện. Giờ này, các đơn vị đều cho anh chị em ngủ trưa để lấy sức cho đêm xuống, san lấp mặt đường. Trọng điểm vì thế yên tĩnh đến lạ lùng. Và vắng hoe.
    Trước khi ra trọng điểm, Bá vòng ra sau thung lũng, đến dãy mộ của chị em trong tiểu đội.
    Bá dán mắt nhìn từng miếng gỗ ghi tên cắm trước mộ và lẩm bẩm đọc: Miên, Hồng, Hoà…
    Rồi Bá lấy đá xếp thêm một ngôi mộ nữa, lại rút trong ngực ra miếng gỗ đã ghi tên mình: Nguyễn Hữu Bá và cắm xuống đất. Bá ngồi nhìn tên mình trước ngôi mộ và cười khùng khục. Bá lấy thuốc ra châm lửa. Khịt khịt. Một thằng Bá đang ngồi hút thuốc cạnh một thằng Bá ngôi mộ. Khịt khịt. Thằng Bá ngôi mộ không hút thuốc còn thằng Bá đang ngồi thì hút thuốc. Khịt khịt. Thằng Bá ngôi mộ có tới sáu em bên canh, thằng Bá đang ngồi không có em nào. Bá ngồi dựa lưng vào ngôi mộ mang tên mình, mắt mở trừng trừng nhìn lên trời xanh. Bá dần dần định thần lại. Nhưng lại cười khịt khịt vì nhận ra rằng, từ ngày Bá vào mặt trận, chứng kiến cái chết của hàng ngàn đồng đội, chỉ thấy đồng đội khóc cho đồng đội mà ít khi thấy các thủ trưởng khóc. Có người trả lời thắc mắc đó của Bá, các thủ trưởng bận trăm công ngàn việc, bận chỉ huy, lấy thời gian đâu mà khóc. Các thủ trưởng chỉ khóc khi đến hạn mà chưa thăng quân hàm thôi. Hu hu. Khịt khịt. Làm thủ trưởng thế thì Bá rất thích làm thủ trưởng. Làm thủ trưởng thì khi nào cũng được ăn thịt chó. Khịt khịt.
    Bá nhắm mắt. Bao nhiêu cái chết trẻ đã xảy ra trước mắt Bá, trẻ lắm, trẻ như thiên thần, sao chết hết cả, nếu xếp các liệt sỹ dọc tuyến đường này thì tuyến đường dài bao nhiêu, thi thể các liệt sỹ cũng nối nhau dài bấy nhiêu. Và sẽ đến lượt Bá. Dễ. Sao không đến ngay lúc này nhỉ. Ai vào đây cũng nghĩ, rồi cái chết cũng sẽ đến lượt mình. Cuộc đời chó má quá. Cuộc đời Bá và đồng đội rốt cuộc hàng ngày chỉ làm có hai việc thôi sao: thông đường và chết. Khịt khịt. Có thủ trưởng giải thích, thông đường là để giải phóng miền Nam, chết là vì Tổ Quốc. Không ai cãi. Nhưng hình như ai cũng thấy sự vô lý nghẹn ngào mà không ai nói ra. Mấy ngày nay Bá lảm nhảm nói ra thì mọi người bắt đầu thấy Bá tâm thần. Thì tao tâm thần đấy. Tao điên. Khịt khịt. Biết đâu, tao điên thì tao lại không điên, còn các đồng chí nói không điên, thì điên. Khịt khịt. Bá cười hô hố.
    Bá đứng lên, chỉ thẳng tay vào ngôi mộ mang tên Bá chửi vung vít: Mày ngu lắm con ạ. Mày chết thì nằm đây. Khi mày nằm đây thì đơn vị báo lên trên, hôm nay, tiểu đội 4 hy sinh 1. Hết. Thế thôi đấy. Rồi quân lực thì viết giấy báo tử về nhà, đồng chí Nguyễn Hữu Bá hy sinh tại mặt trận phía Nam. Tiên sư mấy thằng quan liệu, người ta chết có nơi có chốn, có địa danh, việc gì không báo gia đình người ta rõ ràng như thế, mà cứ nhè cái dòng hy sinh ở mặt trận phía Nam. Dằng dặc gần nửa nước hàng ngàn cây số, rồi hoà bình, gia đình biết đường nào mà đưa xác con về. Mẹ kiếp. Lôi kéo nhau bổ nhúi vào đây, sống trên bom dưới đạn, khi chết lại hy sinh ở mặt trận phía Nam, trong sổ danh sách đơn vị cái tên mình gạch một cái. Bếp cơm tiểu đội hôm sau bớt đi một suất. Quân trang phát mới không còn tên mình. Còn lá thư mình gửi thì vẫn cứ lang thang dọc các binh trạm giao liên, mình chết rã thây ra thư mới về nhà, mẹ cầm thư đọc cho cả xóm nghe, tự hào tự hào tự hào, tự hào con khỉ, chết rục trong đất mà ở nhà thì tự hào khoe, con tôi đang khoẻ mạnh, đang chiến đấu cùng anh em đồng chí…
    Bá đưa chân đá cái vèo, miếng gỗ ghi tên Bá bay xuống khe nước. Bá hầm hầm quay ra trọng điểm.
    Bá chạy xuống con đường đâm xuyên qua trọng điểm, con đường lúc nào cũng vỡ toác trong bom đạn, lúc nào đất cũng bị xới tung xới mù.
    Con đường đã thông.
    Chỉ đợi tối đến là đón những đoàn xe ra.
    Đón này. Đón này. Đón này.
    Bá vung cuốc lên, cuốc nát mặt đường, đào đường thành hố, thành rảnh. Bá vừa cuốc vừa trợn mắt lên nhìn con đường. Tao cuốc mày, tao đào mày, tao hất mày đi, tao xoá xổ mày, không có đường thì không còn bom, thì không ai chết, hiểu chưa thằng ngu. Khịt khịt.
    Một đoạn đường nát tươm.
    An chạy vụt tới ghì tay ôm lấy Bá. Bá, cậu làm sao thế, sao lại cuốc đường.
    Bá thở, mồ hôi đầm đìa, nhìn An, tao làm thế mới giữ được anh em đồng đội khỏi chết. Mày không hiểu à? Mày ngu thế.
    An vung tay tát rất mạnh vào mặt Bá. Thằng điên.
    Bá reo lên, hoan hô, nhiệt liệt hoan hô, có một thằng nói tao điên tức là nó điên. Ai nói tao điên là người đó điên. Chúng mày nói tao điên là chúng mày điên.
    An vác thốc Bá trên vai chạy về hang trung đội.
    Bá hát léo nhéo: Xòn xòn đô xòn, xòn xòn đô rê, chị em ta ơi, ai vô Khu 4 mà coi, tinh thần chống Mỹ còn cao hơn đèo…
















    23
    TRẠM XÁ
    Bá được chuyển về trạm xá. Kim Anh chạy ra đón Bá, Bá chìa tay ra nắm lấy bàn tay của Kim Anh, lắc lắc, chào nữ bác sĩ, tôi là Nguyễn Hữu Bá, được lệnh về đây giúp đỡ các đồng chí. Vẫn biết là Bá đang trong giai đoạn bất ổn tâm thần, nhưng Kim Anh không thể ngờ Bá lại tiều tụy và thất thần đến thế này. Cô quay mặt đi, lau vội nước mắt rồi nói với y tá đưa Bá về cái hang nhỏ, ổn định chỗ ở.
    Suốt đêm, Kim Anh lục tung ba lô của mình ra, đọc ngấu nghiến tất cả những tài liệu nói về căn bệnh tâm thần do bị chấn động. Nhưng không thấy tài liệu nào liên quan đến căn bệnh của Bá. Sợ hãi vì bom đạn rồi phát tâm thần là bệnh mới, có lẽ thế các tài liệu y học chưa nói đến. Nếu chữa trị cho Bá theo cách thông thường chắc không hiệu quả.
    Kim Anh vạch ra cho mình một kế hoạch. Quan trọng hàng đầu là cố giữ Bá ở trong hang, tránh xa những tiếng gầm rít của máy bay và tiếng bom nổ. Chỉ cần như vậy trong một thời gian, Bá sẽ ổn định. Kim Anh tìm kiếm trong tài liệu những loại thuốc nam để sắc cho Bá uống, ổn định nội tiết, ăn ngủ bình thường.
    Trạm xá không còn yên tĩnh như trước.
    Thỉnh thoảng, máy bay vẫn thả bom xuống khu vực này.
    Những ngả đường đều bị bom phong toả.
    Hôm qua, có hai liệt sĩ nữ thanh niên xung phong hy sinh tại bệnh xá không thể chuyển ngay về tuyến dưới để an táng nên trạm xá đang tạm để trong hang đá nhà xác.
    Kim Anh nhìn ra ngoài trời đêm. Trăng non. Ánh trăng nhàn nhạt, những đỉnh núi đá nhấp nhô, những gốc cây cháy trơ cành trông như những con quái vật. Từ trong các hang đá điều trị, tiếng thương binh rên rỉ, kêu hét nghe rất đau lòng.
    Lại có mấy thương binh cụt tay, chân, níu lấy nhau đi lại ngoài cửa hang, người cụt chân níu lấy người cụt tay nhưng lành chân, vừa đi vừa hát nghêu ngao.
    Kim Anh quyết định đến xem Bá thế nào.
    Muốn đến chỗ Bá ở, phải lội qua một con suối cạn. Sau khi qua hang đá nhà xác thì đến hang đá của Bá. Đây là khu vực yên tĩnh nhất. Kim Anh cần Bá sống trong không gian như vậy để có điều kiện chữa trị.
    Nhưng Bá đã không còn ở trong hang.
    Kim Anh hoảng hốt. Bá đi đâu vào giờ này?
    Cô ngồi trên tấm ván lớn dùng làm chỗ nằm, nhìn quanh quất.
    Bên ngoài vẫn yên tĩnh.
    Bộ áo quần dài của Bá vẫn vắt trên dây.
    Như vậy là Bá đi đâu đó ra ngoài hang, cũng có thể là anh ấy đi vệ sinh. Mấy ca thuốc nam Bá đã uống hết. Liều thuốc viên an thần Bá cũng đã dùng. Anggô cháo Kim Anh mang đến hồi chiều cũng đã được Bá ăn sạch. Thế là rất tốt.
    Đợi có tới nửa tiếng không thấy Bá, Kim Anh rời khỏi hang đi tìm. Cô bật đèn pin quét ánh sáng loang loáng ven con suối cạn, lần dò theo vết giày của Bá.
    Vết giày của Bá đi về phía hang nhà xác.
    Kim Anh rùng mình.
    X X
    X
    Từ hồi đêm tới giờ, Bá thấy ruột như có lửa.
    Bá vẫn mơ mơ màng màng không biết vì sao mình lại ở trong cái hang đá này. Một ngọn đèn dầu cháy leo lét. Bốn bề yên tĩnh. Bá nhìn ngược ngó xuôi rồi giật mình tưởng như mình đang ngồi trong quan tài. Bá lần mò ra cửa hang, ngó nghiêng trời đất. Bá không ý thức được trạm xá này đang ở giữa mặt trận. Hình như trong đầu óc của Bá lơ mơ những ký ức của chiến tranh. Lơ mơ vài gương mặt rất..lơ mơ. Lơ mơ gương mặt nữ bác sĩ ở trạm xá. Lơ mơ tuyến đường chảy đỏ như dòng sông máu. Lơ mơ tiếng gầm rít máy bay như tiếng máy xát gạo. Lơ mơ tiếng nổ ùng oàng của bom như ai đang lấy búa gõ lên đầu mình. Lơ mơ tiếng nói cười của đồng đội như Bá đang đi lạc vào phiên chợ tết. Lơ mơ ai như Nụ, với mái tóc dài chạy thoăn thoắt giữa trùng điệp núi non. Lơ mơ cái tát vào má rất mạnh của An, mà hình như cũng không phải của An, hình như của bố, khi Bá bóp vú một cô văn công về huyện nhà biểu diễn rồi bị tố cáo. Lơ mơ như đang đứng trước đám đông và gào thét những câu khẩu hiệu như đã thấm vào máu. Lơ mơ những xác đồng đội chết bom, máu và màu đất và cả mồ hôi đẫm ướt quyện với nhau. Lơ mơ những bước chân Bá bước. Lơ mơ tiếng nói của chính Bá mà Bá như nghe ai đó nói với mình rằng, hãy đến cái hang trước mặt, ở đó có đàn bà. Khư khư. Tự dưng Bá lại nhớ đàn bà. Khư khư. Tưởng gì chứ có đàn bà thì đến thôi, đến thôi, đến thôi…
    Đúng là có đàn bà.
    Bá bật lửa nhìn vào cái vòm hang tối om. Khư khư. Một cô gái trẻ đang nằm trên băng ca. Mái tóc xoả dài. Hai tay đặt lên bụng. Gương mặt lại còn điệu đàng dùng cái khăn phủ lên. Hai chân thẳng dài. Khư khư. Xinh quá, Nhìn bộ ngực đang nhổng lên thì cũng biết đàn bà trẻ. Bá đến, quỳ xuống bên cạnh, rụt rè đặt tay vuốt nhè nhẹ lên người cô gái. Cô gái không phản ứng. Khư khư. Làm sao phản ứng được với Bá nhỉ. Bàn tay Bá đã không vuốt vào cô gái nào thì thôi, đã vuốt chẳng cô nào phản ứng. Cô này ngủ ngoan nhỉ. Bá đưa bàn tay cho vào dưới lần áo, đưa lên, đưa lên, đưa lên. A ha. Đôi vú lạnh ngắt nhưng cứ nhổng lên khiêu khích, mời gọi Bá. Mặt Bá nóng rừng rực. Một tay Bá nắm lấy bầu ngực cô gái, một tay như sẵn nghề, thoăn thoắt cởi chiếc quần dài của cô gái. Bá hì hục, thở, và máu ở thái dương giần giật. Bá chồm lên người cô gái, hôn hít, xoa bóp, nghiến ngấu như con hổ đói lâu ngày nay gặp được con mồi.
    Kim Anh đứng chết lặng ở cửa hang.
    Cô cố hét lên, gào lên nhưng miệng cứng ngắc lại.
    Chiếc đèn pin trên tay cô suýt rơi.
    Kim Anh đi như bò về phía Bá.
    Rồi một tay Kim Anh nắm lấy tóc Bá kéo giật thật mạnh, còn miệng cô thì gào lên một tiếng nghẹn tắc: Anh Bá.
    Bá quay sang cô nhìn.
    Kim Anh lắp bắp, anh Bá ơi, anh làm gì thế, đây là xác liệt sĩ, cô ấy đã chết, đã chết, đã chết rồi, anh nghe em nói gì không anh Bá.
    Bá há hốc mồm, lắp bắp mãi không thành tiếng.
    Bá bổ chồm tới, chúi đầu xuống đất, hai tay ôm cứng lấy chân Kim Anh.
    Kim Anh ghì lấy Bá.
    Bá bò, trườn, gào khóc, chui ra khỏi hang.
    Kim Anh đuổi theo.
    Bá hoảng loạn chạy. Bá dùng tay nắm lấy của quý mình, vừa chạy vừa la như bị ma ám.
    Kim Anh gọi theo hai người nữa đuổi theo Bá.
    Bá vừa chạy vừa rú như một con thú bị trọng thương.
    Phải rất khó khăn mấy người lính mới trói được Bá vác vào hang. Kim Anh tiêm cho Bá một mũi tiêm an thần.
    Bá nằm, run bần bật.
    Kim Anh đề nghị mọi người ra hết.
    Còn một mình cô.
    Bá ghì lấy Kim Anh, run rẩy, mếu máo khóc, mếu máo lảm nhảm. Rồi Bá thiếp đi dần…
    X X
    X
    Tiểu đội trưởng Loan ôm ghì lấy xác hai chiến sĩ trong tiểu đội, ngồi chết trân bên hố bom. Trung đội trưởng An lao tới. Loan nói, anh An ạ, chúng nó chết rồi. An nhìn, không ai ngờ lúc này lại có bom mồ côi rơi xuống đây. Em đợi anh chút. An vác một liệt sỹ trên vai chạy vào trong hang đá. Rồi An lại lao ra vác thêm người nữa. Tiếng máy bay. An kéo Loan chạy ào ào giữa trọng điểm. Một loạt bom nổ dày ở phía sau lưng.
    Cả An và Loan bổ nhúi, nằm đè lên nhau. An hỏi tiếng khản đặc, chị em đâu cả. Loan hét to, em cho cả tiểu đội xuống gầm cầu chữ Y rồi. Ở đó cần thông xe sớm. Đợi cho ngớt bom, An kéo Loan vào trong hang đá. An lấy hai bao ni lông ra, cùng Loan cho liệt sĩ vào túi. An nhắc Loan ghi chép tên tuổi, địa chỉ của từng liệt sỹ, thu gom ba lô, đồ dùng cá nhân của họ để chuyển thi thể lên bộ phận chính sách của tiểu đoàn.
    Làm xong tất cả những việc đó thì trời cũng đã tối.
    Loạn bảo An ngồi đợi, Loan chạy về lán tiểu đội lấy cơm nắm lên cho An ăn.
    An ngồi tựa lưng vào thành hang, lẩm nhẩm tính, tuần qua trung đội hy sinh 8, bị thương 12. Suốt một tuần con đường lúc nào cũng bị bom băm nát nhưng không lúc nào bị tắc đường. An ghi tên hai liệt sĩ vào sổ tay.
    An nhích người đến gần hai cái bao ni lông đựng thi thể đồng đội mình. Mấy năm tại trọng điểm, An quen lắm những cái bao ni lông đựng thi thể như vậy. Hầu như không ai hy sinh được nằm trong quan tài. Quan tài cũng chính là bao ni lông, có người chỉ là mảnh chiếu gói lại, chết cũng vội mà chôn cất cũng vội. Những người may mắn hơn thì còn được que hương thắp lên mộ đất. Còn đa phần chỉ là cái ngả mũ chào vĩnh biệt của anh em rồi những người còn sống lại tiếp tục với công việc thông đường của mình.
    An nghẹo đầu ngủ tự lúc nào.
    Loan đến, thấy An ngủ say quá, không đành thức.
    Loan đặt nắm cơm và bi đông nước vào cái mũ, để bên cạnh, ngồi bó gối ngồi bên An.
    Đáng lẽ giờ này đại đội phải cử người xuống tiếp nhận liệt sỹ.
    Nghĩ vẫn vơ một lúc, Loan cũng gục đầu xuống ngủ.
    Trong mơ màng, Loan thấy chân mình như có ai đang nắm lấy. Ai đó đang cào cấu vào chân cô, kéo cô, đầu móng tay cào vào da thịt cô đau nhói. Loan bừng tỉnh. Nhìn quanh không thấy gì. An vẫn ngáy vo vo. Nhưng Loan thấy chân mình bị đau. Cô đưa tay xuống tưởng bị con vắt cắn, ai ngờ tay cô lại nằm phải một bàn tay đang ngọ nguậy. Loan cúi xuống, nhìn kỹ. Cái bao ni lông tử sĩ bị xé toạc và trong đó đang thò ra một bàn tay. Loan hét lên, anh An, anh An, cô ấy còn sống. An vùng dậy. Loan ôm ghì lấy đồng đội khóc oà. An dùng dao găm rạch toạc bao ni lông. An bế thốc cô gái lên, Tiếng cô gái thều thào gì đó nghe không rõ. An nói với Loan gọi hai đồng chí cùng với võng đưa lên trạm xá ngay. Đang sống đấy, sống rồi Loan ơi.
    Loan hớt hãi chạy ra khỏi hang.
    An để chiến sĩ của mình nằm xuống, dốc bi đông nước vào miệng từng chút một. Cô gái yếu ớt uống nước.
    Rồi An lao tới cái bao ni lông tử sĩ bên cạnh, dùng dao rạch để hy vọng thấy được chiến sĩ mình còn sống. Nhưng xác người lính đã cứng lại trong tay An.
    X X
    Sáu giờ sáng. Một chiến sỹ chạy vào báo với Kim Anh, chị ơi, cán bộ chính sách về tiếp nhận liệt sỹ nhưng mất một. Kim Anh ngái ngủ, nhướn mắt hỏi, mất một là cái gì? Người chiến sĩ thông báo rằng, hai liệt sỹ ở trong hang đá giờ chỉ còn một. Kim Anh vùng dậy. Như ai xui khiến, Kim Anh chạy lao về hang đá của Bá. Nhưng Bá đang ngủ. Cô quay trở ra, chạy vòng theo khe nước cạn để đến hang nhà xác thì vấp phải một người đang nằm gục bên khe nước. Kim Anh chạy đến. Đấy chính là nữ liệt sỹ hôm qua trong hang đá đã bị Bá điên rồi sàm sở. Cô ấy đã sống lại. Cô ấy đã bò ra đây tìm nước uống. Vết thương trên đầu cô ấy máu đã cầm. Kim Anh gọi mọi người đưa cô gái vào phòng cấp cứu.
    Nhưng cô gái đã chết.
    Kim Anh buông ống tiêm, ngồi đờ đẫn.
    Nếu có ai đó nhìn thấy cô gái đang sống, đang rời khỏi hang nhà xác và cấp cứu kịp thời thì đã cứu được một con người.
    Kim Anh thẫn thờ bước về hầm chỉ huy của trạm xá.
    Cô chợt nghĩ đến một thông báo, từ nay, hang nhà xác phải cắt người canh giữ, và có thể, sẽ có những liệt sĩ chết thực vật…
    Kim Anh báo cáo tình hình đó cho chỉ huy trạm xá rồi tiện chân vào thăm nữ liệt sĩ đã sống lại của tiểu đội cô Loan mới chuyển lên cấp cứu.
    Dọc đường, cô thấy Bá đang rửa mặt ở suối. Kim Anh ngạc nhiên đến sững ra. Bá tươi tắn, khoẻ, mọi biểu hiện bệnh lý tâm thần mất hẳn. Bá chạy đến đón Kim Anh.
    Kim Anh chợt nhớ đến lời thầy dạy về bộ môn tâm thần. Đôi khi vì một nỗi hoảng sợ, bệnh nhân sẽ hoảng loạn sinh ra tâm thần, nhưng nếu gặp một nỗi hoảng sợ khác đôi khi bệnh nhân lại lành bệnh.
    Hình như Bá rơi vào trường hợp như vậy.
    Bá ngạc nhiên, sao em nhìn anh chằm chằm thế.
    Kim Anh lí nhí, anh thấy trong người sao anh?
    Bá cười, anh còn không biết vì sao anh lại xuất hiện ở trạm xá của em, lại ngủ một mình trong hang đá, rồi quanh đấy là thuốc men, anh bị ốm hả em?
    Kim Anh cầm tay Bá. Ôi em vui quá, anh tỉnh táo hoàn toàn thật rồi. Nói cho em nghe lần nữa nào, anh tỉnh táo hoàn toàn rồi phải không. Bá ghì Kim Anh vào lòng. Chỉ cái động tác Bá ghì mình vào lòng như thế, Kim Anh cũng nhận ra rằng Bá đã khoẻ mạnh. Em ạ, anh nhớ em lắm, anh nhớ em lắm em ạ. Kim Anh nâng gương mặt Bá nhìn thật kỹ, thì thầm, anh bị bệnh, mới khỏi, chưa khoẻ hằn, cứ ở lại đây em sẽ chăm sóc cho anh, anh nhé.
    Bá cắn nhẹ vào vai Kim Anh.
    Kim Anh nhắm nghiền mắt, cô như ngừng thở, mùi da thịt của Bá làm Kim Anh như có thể tan vào trong anh ấy.

    24
    KHÁN GIẢ
    Mảnh bom bất ngờ chém xoẹt qua mũ của An. Chiếc mũ bị rách toạc. An đưa tay lên đầu, nhìn tiểu đội trưởng Loan. Loan bò lại, anh may đấy, không mất đầu. An hỏi, nó cứ thả bom miết thế này làm sao thông đường? Loan chửi tục lên trời rồi ghé vào tai An hét, anh ạ, hay kệ nó, ta cứ thông đường. An cáu, cô nói cái gì thế, ai cho phép đưa anh em ra giữa bom hả. Loan nhăn mũi, thế anh và em đang nằm phơi mặt giữa bom đây. An nhìn quanh, cố lọc trong khói lửa mù mịt, nhìn và lẩm nhẩm, một, hai, ba, bốn, năm, sáu …mười hai, mười ba…mười bảy…hai mươi mốt…may quá, anh em an toàn cả. Loan làu bàu, hôm nay máy bay oanh tạc dữ dội quá, hay chúng nó phát hiện ra đoàn xe quân sự…An nhướn người nhìn về cánh rừng lưa thưa cây, phát hiện sao được, còn lâu. Loan cãi, nhưng em vẫn sợ bọn biệt kích. An trấn tĩnh, có hai thằng biệt kịch nhảy dù hôm qua các cô tóm được ở suối còn đâu nữa.
    Lại hai tốp máy bay lao xuống. An nhìn rõ bụng chiếc máy bay sáng loá trong nắng. Nhìn thấy rõ những vạch đạn pháo từ thung lũng bên trái của bộ đội bắn lên. An lẩm bẩm, bắn như cứt, toàn vuốt đuôi. Loan nói, mấy cha pháo binh coi chừng toàn ngắm trên mây, không thấy máy bay, máy bay to thế mà bắn cũng chã trúng. An nhìn thấy rõ từng chùm bom rơi xuống. Những quả bom xuyên chui ra từ cánh máy bay, từng cặp bom đan chéo xuống mặt đường, sau tiếng thịch là một tiếng nổ đôi rung chuyển cả đất đá. Rồi những quả bom nổ chậm rơi gần đến mặt đất thì bật xoè cánh bom và cắm im lìm dọc tuyến đường. Loan ghi sổ tay đánh dấu trong đầu các vị trí có bom nổ chậm. Anh chị em các tiểu đội theo dõi bom rơi không sót quả nào. An sốt ruột lại kêu lên, Loan ạ, còn một giờ nữa thông xe đấy, làm sao? Anh hỏi em thì em hỏi ai?
    An ra lệnh, cô bò về các tiểu đội, chuẩn bị tinh thần, hễ máy bay ngớt ném bom thì lao ra mặt đường ngay. Tôi tính rồi, 30 phút một đợt bom, làm được chỗ nào hay chỗ đó. Đi đi.
    Loan chạy vù ra phía sau. An bò lên chiếc hầm phía trước, sát đường hơn. Đợi cho loạt bom cuối cùng nổ, An vọt lên mặt đường hét, các đồng chí thông đường. Khi có lệnh của tôi, tất cả phải chạy thật nhanh về phía sau tránh bom nghe chưa. Nhanh lên.
    Sau những ngách đá, những mô đất, căn hầm, hàng chục chiến sỹ lao ra với cuốc, xẻng, xe cutkit. An phất cờ hiệu. Từ trong hẻm núi, chiếc xe ủi lù lù tiến ra. An lao tới nhảy lên đứng cạnh lái xe ủi. Nhanh lên nhé, kệ mẹ nó bom, cố gắng ủi lấp hố bom này là cậu rút. Lái xe ủi bặm môi kéo nhanh cần gạt, nói lại, phải 30 phút thì mới ủi lấp xong đấy bố ạ. An gật đầu, thế thì tốt quá, ba mươi phút là kịp.
    Nhưng không ngờ máy bay lặng tăm.
    An mừng quá, hét, nhanh lên các đồng chí, chúng nó ngừng thả bom rồi đấy, nhanh lên, nhanh lên.
    Suốt dọc tuyến đường trọng điểm, thanh niên xung phong lố nhố lao ra, vội vã san lấp hố bom, lát đường, cố gắng thông xe nhanh nhất có thể.
    An nhảy lên mô đá, có cô nào to giọng hát lên cái cho khí thế nào.Tiếng nói cười ào ào, một cô thấp lùn đưa xẻng lên đầu, em hát em hát.
    Cô gái cất lời hát vài câu thì tất cả cười ồ. Tiếng hát gì như ngan động đực thế hả.
    Hàng trăm cánh tay cầm xẻng lia đất, lăn cây, bẩy đá hối hả, mạnh mẽ, gấp gáp nhưng tiếng cười, tiếng hát, tiếng trêu đùa nhau cũng không ngớt vang cả một cung đường lở loét trong bom đạn.
    Một cô chạy đến trước mặt An, báo cáo trung đội trưởng, có ba quả bom nổ chậm rất mới, bọn em đánh mìn mãi không nổ.
    An chạy theo.
    Các cô gái đang lúng túng nhìn trái bom nằm trên đất, màu thép ánh lên. An khoát tay, nó không chịu nổ thì thôi, các đồng chí khiêng nó vứt xuống vực đi, khỏi tốn bọc phá.
    Những quả bom đen trũi lăn ùm ùm xuống vực sâu.
    An nhìn quanh, Loan đâu nhỉ. Từ xa, tiếng Loan đang hét to, chỗ này, chỗ này nhanh lên, có tao đây, chúng mày đừng sợ.
    An nhướn mắt lên nhìn.
    Loan đang ngồi chạng chân lên một quả bom chờ nổ. An hét, Loan, làm cái gì thế. Loan nói, em phải ngồi cho chị em tự tin lấp đường. An cáu, sao không đào nó lên, lăn xuống vực. Loan nói loại bom này rất lạ, không thể đào bừa, đôi khi chỉ cần xoay thân nó là nổ liền. Em ngồi lên nó, thấy nóng sẽ hét chị em nằm xuống, không sao đâu.
    An chạy tới, kéo tay Loan, nói đủ nghe, mẹ em đang ốm nặng, sau trận này anh đề nghị đơn vị cho em về thăm mẹ, hiểu chưa, nói thế hiểu chưa, tránh ra. An xô Loan sang, và anh ngồi lên. An nói to, các đồng chí yên tâm, bom vẫn lạnh tạnh, chưa nổ, chút nữa ai làm cho nó nổ, tôi thưởng hai phong lương khô.
    Chị em cười râm ran. Nhưng đột ngột An hét, nằm xuống. Rồi An lăn hai vòng xuống hố bom. Một tiếng nổ inh tai nhức óc. Mọi người nhô lên. Không thấy An đâu. Chị em chạy tới, khóc lua loa. Loan khóc to nhất. An chui từ dưới đáy hố bom lên, toàn thân lấm lem bùn, khóc cái gì đấy, chết đâu mà khóc.
    X X
    X
    Giờ thông tuyến.
    Đoàn xe chạy rất nhanh qua trọng điểm.
    Một chiếc xe chết máy. An huy động chị em trong trung đội đẩy chiếc xe ép sát vào mé đường. An hỏi lái xe, có chữa được không? Lái xe lắc đầu. An ra lệnh cho chị em nguỵ trang xe lại để tiếp tục sửa chữa. An hỏi mấy chiến sỹ đi trên xe, xe chở gì thế các đồng chí. Một chiến sỹ nói, báo cáo đồng chí, xe này chở đội chiếu bóng lưu động phục vụ chiến trường. An trợn mắt , chiếu phim hả? Dạ. An phẩy tay, thế thì ở lại đêm nay chiếu phim cho chúng tôi xem đã. Lái xe xoa tay, ở lại thật , xe hỏng nặng rồi, nhờ các đồng chí trông xe, tôi chạy về binh trạm lấy phụ tùng thay thế.
    An chạy ào ào đến các lán của tiểu đội loan báo tối nay đơn vị được xem phim
    Từ trong các ngách hang, trong lán, dưới suối, chị em chạy ào ào ra xe, hoan hô nhiệt liệt. Mỗi người một chân một tay vác máy nổ, máy chiếu, phông màn vào hang đá trung đội. Cười nói râm ran.
    An nói với đồng chí đội trưởng đội chiếu phim, báo cáo đồng chí, anh chị em cả năm nay chưa được xem phim, thèm quá.
    An họp trung đội ngay. An nói, trong khi các đồng chí chiếu phim chuẩn bị, toàn trung đội tiếp tục ra mặt đường củng cố lại đường sá, mặt trận báo 2 tiếng nữa có đoàn xe rất quan trọng qua đây, làm xong sớm, xem phim sớm.
    Chị em vui sướng ào ào chạy ra mặt đường, chia đều các tổ, củng cố lần cuối toàn tuyến đường qua trọng điểm.
    X X
    X
    Máy bay tới.
    Bất ngờ vô cùng.
    An sững sờ khi nghe thấy tiếng gầm rít máy bay.
    An chưa kịp báo động thì những loạt bom B52 đã nổ ầm ầm dọc tuyến đường.
    Trong đêm, ánh chớp bom nối nhau như có thể vò nát cả khúc đường vừa được thông xe.
    Trong ánh chớp bom tàn khốc, An nhìn thấy rõ ràng những thân người bay lên trong khói bom, những chiếc mũ tai bèo bay lên, những chiếc xẻng, chiếc cuốc bay lên, và hình như cả mái tóc dài của cô gái nào đó nữa bay lên.
    An không nhớ mình đang đứng dưới làn bom. Anh đứng vụt lên đau đớn nhìn đồng đội bị vùi trong tầm bom nổ.
    Loạt bom ngừng.
    Máy bay rút.
    Cả tuyến đường lặng như tờ.
    Tiếng lửa cháy lách tách khét lẹt ở các gốc cây bật rễ.
    Loan chui trong đống đất ra, thất thểu chạy lại bên An, cắn mạnh vào vai An không nói được câu nào.
    Gần một giờ đồng hồ, tìm thấy được 14 cái xác của chị em.
    An cho đưa 14 liệt sỹ vào hang đá.
    Trung đội chỉ còn 5 cái quan tài.
    An nói với Loan, cho 5 cô trẻ nhất vào quan tài, chúng nó út oi của trung đội, ưu tiên chúng nó. Những liệt sỹ khác cho vào bao ni lông, ghi tên, đánh số.
    Tất cả xếp gọn gàng trong hang đá.
    Loan lẩy bẩy tay chân, thắp hương, cắm những bó hương cháy đỏ lên từng quan tài.
    An bặm miệng nhìn.
    An kéo tay Loan, gọi đội chiếu phim cho tôi. Loan đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn trung đội trưởng, anh điên à, còn lòng dạ đâu nữa mà phim với ảnh. Gần một phần tư trung đội hy sinh, số còn sống thì đang phải thông đường, phim ảnh gì nữa anh. An nắm tay Loan nói dằn từng tiếng, em gọi họ cho tôi đi. Loan lúc cúc đi.
    Đội trưởng đội chiếu phim đến.
    An nói chuẩn bị chiếu phim.
    Đội trưởng đội chiếu phim nhìn An, đồng chí ạ, lúc đau thương này, có lẽ…
    An nhảy chồm tới, túm lấy cổ áo đồng chí đội trưởng máy chiếu, hét, nghe gì không? Anh chống lệnh tôi hả? Mang máy móc vào đây, chuẩn bị chiếu phim.
    Loan sợ quá, lao tới ôm lấy An. Anh An, bình tĩnh anh.
    Các đồng chí trong đội chiếu phim mang máy móc vào hang. Giăng màn chiếu sát vách hang đá. Nổ máy.
    Đội trưởng đội chiếu phim nói với An, báo cáo anh, chúng tôi đã chuẩn bị xong.
    An nói, bắt đầu đi.
    Đội trưởng bước lại, anh ạ, nhưng khán giả đâu, không có ai xem cả…
    An chỉ tay vào các quan tài, khán giả đây, chúng nó thèm xem phim lắm, anh hiểu không, gần một năm rồi chúng nó chưa được xem phim, hiểu không? Phải ưu tiên cho chúng nó xem trước. Hiểu không?
    Loan ghì lấy tay An, nghẹn lời, anh An.
    An bước lên trước, nhìn xuống 14 liệt sỹ, đưa tay vuốt vào cuống họng mấy lần mới nói được:
    -Các đồng chí…Các em…Hôm nay phim hay lắm…Các em xem đi…
    Rồi An ngồi bệt trên đất, gục đầu, tiếng An lạc đi:
    - Bắt đầu.
    Người chiến sỹ phụ trách máy chiếu bật máy.
    Màn ảnh xuất hiện tên phim và vang lên tiếng nhạc.
    Loan chạy ra khỏi hang, chúi mặt vào bụi sim già khóc nức nở.
    An cũng chạy ào ra cửa hang.
    Trong hang đá, buổi chiếu vẫn tiếp tục.
    Ánh sáng từ máy chiếu phim loang loáng lên màn vải, khói hương từ những chiếc quan tài khán giả bay lên, lẫn trong ánh sáng chiếu phim, nhập nhoà với những hình ảnh trên màn vải, thực thực, hư hư. Có tiếng cười rộn ràng của các nữ thanh niên xung phong, không biết tiếng cười bật vang lên từ trong phim hay từ trong các quan tài.
    Đèn tắt.
    Phim hết.
    Đội trưởng đến bên An:
    -Báo cáo anh, buổi chiếu đã xong ạ.
    -Anh chị em xem tốt chứ?
    -Kìa anh An…
    -Còn phim nào nữa không?
    -Anh An ạ…
    -Nếu cậu ra Bắc, cậu nói hộ, anh chị em trong này ngày đêm sống chết vì mặt đường, không ai nhụt chí, nhưng khi anh em chết, cố gắng cho anh em cái quan tài…Sống đói, lạnh, chết cũng đói lạnh là sao.
    -…
    -Thằng nào cũng báo cáo phục vụ chiến trường, tất cả cho tiền tuyến, mà anh chị em ở đây cả năm không xem được một lần phim ảnh, văn nghệ nào là sao?
    -…
    -Anh em trong quan tài kia thế cũng là thoả mãn, hy sinh rồi còn được xem phim, nhiều anh em khác đến lúc chết không biết gì hết ngoài bom đạn…
    An lảm nhảm một mình.
    Đồng chí đội trưởng im lặng đứng bên An không nói gì.
    An quay vào hang, nhìn khắp lượt những quan tài rồi bước lại máy điện thoại.
    -Tôi An…Báo cáo đại đội trưởng, hy sinh 14….
    An đặt máy, nhìn Loan:
    -Tập trung anh em truy điệu.
    Loan cắn môi chạy đi.





    25
    MẸ

    1.
    Sau lưng Nụ và Xuân là tiếng vỗ tay như sấm dậy từ hội trường lớn. Hình như có ai đó chức vụ rất to đến dự Lễ tổng kết Đại hội thi đua. Nhưng Nụ và Xuân trốn họp. Dù đã xin là trưa nay, hai cô được về nhà, nhưng ngồi họp chịu không nổi. Hết người này sang người khác báo cáo, bản báo cáo nào cũng giống nhau, tại sao thành tích của mình, chính mình chịu đựng làm ra thành tích mà trong bản báo cáo nào bắt buộc cũng phải có câu, nhờ sự lãnh đạo, dìu dắt của cấp uỷ, ban chỉ huy đại đội, nhờ sự quan tâm của các thủ trưởng cấp trên? Không có câu đó không được. Nụ viết, chúng tôi ở mặt trận, chúng tôi được giao nhiệm vụ giữ 2 kilômét đường qua trọng điểm, chết chúng tôi cũng phải giữ. Tiểu đội chúng tôi chết nhiều lắm, nhưng không ai sợ, vì sợ thì không ra mặt đường trong lúc bom rơi đạn nổ được, càng sợ càng dễ chết, dễ bị thương. Mà nếu không cố sống đến ngày hoà bình thì chị em chúng tôi buồn lắm. Chúng tôi chịu đói, chịu khát, chịu bom đạn là mong đất nước mau thống nhất, được về với mẹ. Viết thế rồi đưa cho Chính uỷ, ông cười, viết thật thà chân thực lắm nhưng tao bảo đảm ra đấy, chúng mày sẽ phải viết lại hết. Xuân và Nụ cãi, tại sao thế, chúng em nghĩ gì, làm gì thì phải viết như vậy chứ, có gì sai. Chính uỷ cười cười, tao có kinh nghiệm rồi. Hoá ra thật. Bộ phận thi đua của Đại hội quyết thắng trả báo cáo thành tích cho Nụ và Xuân với lời giải thích, viết thêm phần đầu, phải có câu, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, ban chỉ huy, rồi phải có câu, quán triệt sâu sắc tư tưởng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, lại phải có câu, chúng tôi sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc. Nụ cãi, không đúng, chúng tôi không dại gì hy sinh, chẳng qua rủi ro thôi, chúng tôi thông đường, chúng tôi mong thống nhất là để về nhà chứ, về với mẹ chứ, có gì sai với quan điểm? Đồng chí cán bộ trừng mắt, nhưng các cô ra trận là theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, dù chết cũng cam lòng. Xuân phồng má lên, ai cam lòng, dại gì cam lòng, tiểu đội của tôi, cô nào cũng xứng đáng anh hùng hết, đồng chí hiểu chưa, nhưng nhiều cô xung phong vào thanh niên xung phong là vì ở nhà đói quá, thèm cơm quá, thế thôi, không thấy tiếng gọi ở đâu cả, vào đấy, chị em bảo ban nhau thôi, rằng, phải thông đường cho xe vào mặt trận, bảo ban làm thôi, thế thôi, ai cũng sợ mình chết, ai cũng sợ cụt chân, cụt tay sau này không lấy chồng được. Thế thôi. Có ngu mà hy sinh à? Đồng chí vào đấy mà hy sinh? Chẳng qua xui xẻo thì chịu thôi. Đồng chí cán bộ bực quá bỏ về. Hôm sau Nụ và Xuân thay nhau lên báo cáo, có gì nói đó, cả hội trường vỗ tay rầm rầm. Chính uỷ ra nói, tao sợ chúng mày thật, nhưng may, hoá ra khi tất cả theo mẫu báo cáo, chúng mày cứ nói ào ào lại hoá hay. Ông cười. Ông nói nhỏ, mấy lão cán bộ già trên Trung ương rỉ tai tao đe, lính của ông báo cáo thành tích mà nói như phản động, ra trận vì ở nhà thèm cơm nên xung phong lên đường, vớ vẩn, phi chính trị. Nụ và Xuân cười, hỏi, thế thủ trưởng bảo sao? Tao bảo, thế ông quán triệt tư tưởng đánh Mỹ thế, ông xuống tiểu đội mấy cô ấy vài hôm thông đường nhé, các ông vãi đái ra trước, chạy trước. Nụ và Xuân cười, ho sặc sụa. Nhưng Chính uỷ hạ giọng, tối nay tao phải làm kiểm điểm vì sao không quán triệt chiến sĩ viết báo cáo theo khuôn phép. Ông cười. Phẩy tay. Tao kiểm điểm xong, chúng mày phải đãi tao thịt chó đấy nhé. Nụ ôm thủ trưởng hôn chụt vào cổ, con cám ơn bố nhiều lắm. Chính uỷ hạ giọng, chúng mình cũng ở dưới bom, hiểu hết, hiểu cái giá của nó, hiểu vì sao phải cùng chết để thông đường, còn các lão ngoài này thì dựa vào sự hy sinh của các em để xức nước hoa lên đường công danh, bôi thơm chức vụ, rửa mặt lên ngôi. Tao đau lắm. Hàng ngày nhìn cảnh hàng chục, hàng trăm chiến sĩ của mình chết lăn ra đấy, đau lắm. Đôi khi tao uất quá, tao chửi, lính tráng của tôi cầm cặc cho các ông đái à? Sao các ông lúc nào cũng thành tích, chiến thắng, mà không nghĩ cách nào cho lính tôi bớt chết đi, bớt thương vong đi. Chẳng lẽ cuộc chiến đấu này chết càng nhiều thì càng vẻ vang hay sao? Người ta ghét tao. Có lẽ họ sẽ cho tao về vườn sớm. Lại xa chúng mày. Xa các con…Nụ và Xuân ôm ghì lấy Chính uỷ khóc. Không. Không. Không. Bố về là các con về luôn đấy. Tầm bậy, còn mặt trận, còn tuyến đường, còn những đoàn xe ra trận chứ, chúng mày toàn ăn nói phản động, theo tao về là sao? Hai chúng mày nghiêm. Nhìn trước thẳng. Lau mặt. Lên xe tao cho ra Bờ Hồ ăn kem.
    X X
    Sau ba ngày đêm lăn lóc trên chiếc xe tải, Nụ và Xuân về đến quê mình. Hai người rẽ về hai ngả đường. Chia tay vội vàng, nói đến chơi nhà nhau nhé, rồi cùng đi thăm nhà mấy đứa bị hy sinh nhé, nhé, nhé, rồi cả hai vội vàng chạy như ma đuổi về nhà, ba lô căng phồng sau lưng, trời đã sẫm chiều.
    Nụ chạy trên bờ đê.
    Làng cô kia rồi, cái thẻo đất nằm ép bên trùng trùng những cồn cát. Trước mặt làng là sông. Con đê dài cỏ mọc xanh rợp ngăn cách làng và cánh đồng với dòng sông lớn.
    Nụ chạy. Lúc này, duy nhất chỉ có một âm vang trong đầu cô, âm vang từ bước chân chạy hùng hục của cô, âm vang từ mái tóc bay ngược trong gió của cô, âm vang từ ánh mắt rực sáng của cô là một tiếng gọi: Mẹ. Mẹ. Mẹ. Mẹ.
    Không phải chưa bao giờ Nụ xa làng, xa mẹ. Nhiều lần rồi. Nhiều lần Nụ đã đi xa và trở về với mẹ.
    Nhưng lần này khác. Sau lưng cô là chiến trường, là cái chết, là bom đạn, là những ngày tháng thắt ruột cứu đường. Trước mắt cô là mẹ. Mẹ. Mẹ. Mẹ.
    Nụ không nhớ mình đã vấp ngã mấy lần trên bờ đê. Cô vừa chống tay ngồi dậy chạy tiếp vừa cười khanh khách.
    Cánh đồng của cô đấy. Những mảnh ruộng nằm xếp chồng nhau như mảnh vá trên áo mẹ, những mảnh vá xiêu xẹo, vội vã nhưng ấm mắt làm sao. Những mảnh ruộng Nụ đã từng cày cấy. Những bờ ruộng Nụ đã từng ngồi hóng mát, trêu chọc bạn bè. Cái mùi bùn, mùi phân gio từ ruộng thổi ngược về Nụ, Nụ hít hà, Nụ sung sướng, Nụ như có thể gào lên, hét lên khi lại được ngửi cái mùi bùn đất, mùi phân gio thơm nồng , thơm khét, thơm nặng….Nụ vốc lên tay mình bãi phân bò khô rang trên cỏ. Nụ hít hà bãi phân khô như đang hít hà cái bánh quê ngào ngạt thơm. Cô thích thú bẻ vụn bãi phân bò khô trên tay. Quanh Nụ là hương làng, hương lúa chín, không còn mùi thuốc bom khét lẹt, không còn những cánh rừng cháy trụi, không còn những vết bánh xe cày nát đất, tất cả lúc này là cánh đồng lúa đang chín tới, và những ngọn gió nồm thổi mát lạnh, và những bãi phân bò khô trên cỏ, với những mầm cỏ non mọc thẳng lên từ ngay bãi phân khô, trong rất thích mắt. Nụ chạy thồng thộc xuống bờ đê, chạy theo con đường nhỏ để về nhà mình. Một số người làng hình như nhìn thấy Nụ chỉ kịp ơ lên một tiếng, Nụ vẫy tay chào rồi chạy, sau lưng là tiếng chửi yêu thương, tổ cha con Nụ, con Nụ còn sống trở về, tổ cha mày Nụ nhá, mày càng ngày càng đẹp càng khoẻ càng cứng cáp Nụ nhé, tối mày đến tao biếu không thằng con trai của tao cho mày Nụ nhé. Nụ dạ dạ dạ rồi lại chạy.
    Nụ vịn tay vào hàng rào tre ở cổng nhà mình.
    Nụ như muốn khụyu chân xuống.
    Nụ như muốn hét lên thật to, hét thật to như nhiều lần cô đã hét thật to cho đồng đội nghe mà tránh bom, nhưng lần này thì cô hét thật to cho mẹ cô nghe: Mẹ. Mẹ. Mẹ.
    Nhưng Nụ đứng im lặng, hai tay cô bấu lấy hàng rào tre. Cái hàng rào đã cũ, xiêu xiêu, cái hàng rào Nụ đã vội vã làm trong đêm trước ngày lên đường.
    Mẹ cô kia rồi. Cái dáng gầy gầy xiêu xiêu khi bước đi của mẹ kia rồi. Cái bếp khói đang lên, vương sợi khói trên mái gianh cũ lắm, đuôi gianh mòn vẹt theo những cơn mưa.
    Mẹ một mình.
    Nhà hai mẹ con. Nụ đi, mẹ chỉ một mình. Cái làn khói vương trên bếp cũng mảnh mai quá, yếu ớt quá, như là mẹ chỉ đốt lửa cho ấm bếp thôi, có một mình thì ăn uống làm sao hả mẹ.
    Mẹ không biết Nụ về.
    Trong lá thư gần đây nhất Nụ nhận được, mẹ viết, nếu con được về thăm nhà, hãy báo với mẹ trước, con về đột ngột, mẹ sướng quá mẹ điên lên đấy.
    Nụ thấy má mình ập nước mắt.
    Mẹ đang chuẩn bị đi vào bếp. Con cún con lẽo đẽo chạy theo mẹ. Mấy con gà đang ăn thóc ở góc sân. Giàn mướp lủng lẳng quả. Giàn bầu phủ kín mái đất trên hầm trú ẩn mà trước ngày ra đi Nụ đã lên rừng vác về mấy thanh cây, làm lại hầm chắc chắn cho mẹ.
    Nụ bước dấn vào ngõ nhà.
    Oà lên trong Nụ một tiếng kêu:
    -Mẹ…
    Mẹ Nụ quay ngược ra nhìn.
    Nụ ào vào kịp đỡ mẹ trong vòng tay của mình. Nụ khóc oà oà trên vai mẹ. Mẹ Nụ cố đẩy con ra, đưa hai bàn tay xương xốc nâng gương mặt con lên, nghèn nghẹn hỏi: Con về thật hả con?
    Nụ kéo mẹ ngồi bệt trên nền sân.
    Hai mẹ con quấn với nhau, đan tay đan chân vào nhau như dây bầu dây bí. Nụ lau nước mắt liến thoắng kể, kể, kể, mẹ Nụ thì bấu lấy con gái, hỏi hỏi hỏi.
    Nụ thoăn thoắt mở ba lô, lôi ra cái khăn dù pháo sáng quàng vào mẹ, lại lôi ra đôi dép nhựa tiền phong đưa vào bàn chân nứt nẻ, xám xịt, đen đúa của mẹ, lại lấy ra mấy bánh xà phòng, mấy phong kẹo, mấy cái áo, tất cả Nụ đặt vào lòng mẹ, con mua quà cho mẹ, con mua quà cho mẹ từ Hà Nội, con được đi dự Đại hội thi đua quyết thắng, con được thấy Bác Hồ, con được ăn cơm với bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con ăn kem Bờ Hồ, con biết mẹ chưa ăn kem bao giờ nhưng con không mang về được, mẹ mang cái áo này đi, ôi đẹp quá, mẹ trẻ quá, mẹ lấy chồng đi mẹ nhá…Rồi hai mẹ con cười, vừa cười vừa lau nước mắt.
    Nụ kéo mẹ vào nhà. Nụ lại kéo mẹ xuống bếp. Nụ mở nắp nồi cơm lấy môi xắn một môi cơm ăn nhồm nhoàm, lại cắn thêm quả cà muối, ngon quá mẹ ơi, con thèm cơm nhà lắm mẹ ạ, nhưng mà mẹ phải nấu thêm cơ, con đói mẹ ạ. Mẹ Nụ luống cuống, tay vung lên hạ xuống không biết làm gì. Rồi bà chạy ra sau chuồng lợn, túm luôn con gà mái đang nằm ổ, đưa vào, cắt tiết. Mẹ vừa bắt gà vừa gọi ới sang hàng xóm, bác Thu ơi, bác Bảy ơi, con Nụ về, sang nhà em dùng cơm nhé, con Nụ về bác ạ, con Nụ về, con Nụ về, con Nụ về. Mẹ Nụ cuống quýt, cắt tiết gà cắt nhầm cả vào tay. Bà cười, rồi lấy cái nón bứt nhúm lá nón rịt vào vết thương. Nụ ngồi nhìn mẹ. Như ngày nào cô vẫn hay ngồi nhìn mẹ làm thịt gà. Con gà đã làm xong. Mẹ cho vào nồi nước luộc lên. Nụ dọn mâm bát. Mẹ lom khom xới cơm. Nụ ôm sau lưng mẹ. Mẹ ơi, con thoát chết nhiều trận lắm mẹ ạ, vì ông bà thương con cho con về gặp mẹ đấy mẹ ạ, tiểu đội con hy sinh hết rồi mẹ ạ…Mẹ Nụ quay lại ôm lấy con gái, con không được chết, ngày con đi mẹ đã dặn con rồi mà, con không được chết, con đã hứa với mẹ như vậy phải không. Nụ gật gật đầu. Rồi cười. Rồi trêu mẹ. Rồi tíu tít cùng mẹ bưng mâm cơm gà lên bàn để mấy bác hàng xóm cùng sang uống rượu.
    X X
    X
    Xuân vừa đến trước làng thì gặp bố. Xuân hét, bố, con đây, con về đây này. Ông bố buông cây cày ở ruộng, đạp bùn tung toé chạy lên. Mày đấy hả Xuân. Bố Xuân cầm tay con gái, thế mà có đứa thối mồm nói mày hy sinh, rồi lại nói mày bị thương, nhưng hôm qua có đứa đọc báo thấy ảnh mày đăng ở tờ Nhân Dân, bố mừng quá. Buổi tối, trong chương trình phát thanh Quân đội, nghe đài nhắc đến mày, nhưng đài lại hết pin, không nghe được, bố tức quá bố ném cái đài ra sân hỏng hết cả con ạ…
    Xuân trợn mắt, bố, bố đeo tang ai vậy?
    Bố kéo tay Xuân bước vội vã lên động cát.
    Xuân đổ nhào người xuống nấm mộ vẫn còn mới lắm.
    Mẹ ơi…
    Bố Xuân nói, tháng trước trong khi đi làm thuỷ lợi, máy bay thả bom bi, cả làng chết 29 người.
    Xuân đào cả hai tay xuống mộ cát, úp mặt vào đấy, úp mặt sâu vào hố cát, trên mộ mẹ. Cát thấm đẫm nước mắt Xuân. Tiếng Xuân đùng đục, mẹ ơi, sao mẹ không chờ con về đã hả mẹ…Con mua cho mẹ cái áo thì ai mang hả mẹ….Mẹ ước mẹ có cái áo bông con mua đây rồi, ai mang hả mẹ ơi…
    Bố Xuân xốc cô đứng lên.
    Bố nói, khi hấp hối, mẹ bảo, không được báo tin cho con, để con yên tâm làm nhiệm vụ.
    Xuân nhào người xuống, đập tay ầm ầm lên mộ cát, cát bay tung toé theo tiếng gào khản đặc của cô…Nhiệm vụ cái gì mà nhiệm vụ mẹ ơi, con đã chịu chết, chịu đói, chịu khát là để mẹ sống, chứ có phải thế này đâu hả trời ơi…
    Bố Xuân đứng lặng. Không nói gì.
    Ông nhấc cái ba lô của Xuân lên, khoác vào vai.
    Đợi.
    Xuân ngồi chết lặng bên mộ mẹ, ánh chiều sà xuống, bóng Xuân như bóng mây che trên mộ mẹ cô.
    2
    Đã quá nửa đêm, trăng non treo là là trên ngọn tre đầu ngõ. Xuân nằm trên chiếc chõng tre, nhìn qua cửa sổ, thấy ánh trăng mảnh mai như đang bám chênh vênh bên chùm lá tre. Sát cửa sổ, bụi chuối cao vút, khoẻ khoắn đang trổ buồng. Những tán lá chuối đẫm sương long lanh trong ánh trăng non. Xóm làng yên tĩnh. Xuân trở mình nhiều lần, không chợp mắt được. Trên bàn thờ đặt giữa nhà, ngọn đèn dầu hoả leo lét cháy, vẫn soi rõ tấm ảnh mẹ Xuân lồng khung kính. Xuân nhìn về ảnh mẹ, lập loà ánh mắt mẹ nhìn, đôn hậu, buồn buồn, tựa như trách cô không chịu ngủ sau mấy ngày đường gian khổ từ Thủ đô về nhà.
    Mấy năm rồi, Xuân mới có một đêm yên tĩnh như thế.
    Cô thấy trống vắng quá chừng. Trống vắng vì thiếu mẹ. Trống vắng vì chưa quen có một đêm nằm duỗi chân duỗi tay trong im lặng mà không phải lo nghĩ đến nhiệm vụ. Những ngày ra Bắc, đêm nào Xuân cũng trằn trọc như thế. Quen quá công việc của hàng ngàn đêm lăn lưng cùng tiểu đội trên mặt đường, hùng hục san lấp hố bom dưới ánh pháo sáng. Rồi tới khi lê chân về đến lán, nhiều đêm còn chẳng thèm rửa tay chân mặt mũi, đứa nào cũng lăn nhào vào võng, vào sạp tre ngủ như chết. Đôi khi đang ngủ, lại báo động, lại máy bay, lại bom nổ. Ngay cả khi tiếng bom nổ rung chuyển như thế, Xuân vẫn ngủ say. Bao nhiêu lần chị em nằm ôm nhau ước có một đêm không tiếng bom, không tiếng máy bay, không phải ra mặt đường, ngủ, ngủ, ngủ. Thế mà những đêm ra miền Bắc, yên tĩnh thế lại không ngủ được. Thỉnh thoảng máy bay vẫn quần đảo, và đâu đó vẫn có tiếng bom xa, nhưng so với chiến trường nơi Xuân đang phục vụ, không đáng kể chút nào.
    Xuân ngồi dậy.
    Cô thấy hình như ở ngoài bậc cửa bố cô đang ngồi.
    Ông đang làm gì đó bên ngọn đèn dầu hoả. Bóng ông hắt dài từ ngoài bậc cửa vào tới trong nhà.
    Xuân rón rén đi ra.
    Cô sững người. Bố đang lấy kim chỉ, cặm cụi khâu lại hai cái áo của Xuân đã bắt đầu rách lỗ chỗ ở vai do phải thường xuyên gánh đất đá san đường. Bàn tay thô ráp vụng về của bố cầm cây kim nhỏ, tỉ mẫn từng đường khâu. Mái tóc hoa râm của bố xoả xuống. Lưng bố cong gập.
    Xuân ngồi thụp xuống bên bố. Bố ạ, con tự làm được…Xuân cố ghìm một tiếng khóc. Bố cô cười, bố biết, nhưng từ ngày mẹ con mất, bố chẳng ngủ được, nên thấy cái áo con gần rách, bố khâu lại cho có việc ấy mà. Xuân tì cằm trên đầu gối của bố, thì thầm, thế mà hồi ở nhà, con vẫn nghe mẹ cằn nhằn bố lười quá, ngay cả cái khuy áo cũng đợi mẹ làm. Bố Xuân gật đầu, ừ, có thế thật. Không có mẹ thì bố phải làm thôi con ạ. Xuân ôm vai bố, bố ạ, rồi vài ngày nữa con đi, bố ở một mình làm sao bố. Bố cô dừng tay, con nói gì lạ thế, lo là lo cho con ấy, vào đó, trên bom dưới đạn, chứ bố ở nhà có gì mà lo. Tiếng bố Xuân hạ xuống, nếu mà có đám nào dạm hỏi con thì bố rất vui. Xuân níu tay bố, đợi ngày hoà bình đã mới tính chuyện chồng con được bố ạ.
    Hai bố con Xuân ngồi bên nhau đến sáng.
    X X
    X
    Nụ bật ngửa người trước mặt mẹ cô. Mẹ cô đi chợ về, nói với Nụ, con ạ, mẹ gặp thằng Bá. Nụ ngớ ra một lúc rồi hỏi, sao lại anh Bá, mẹ có nhầm không. Nhầm thế nào, nó dừng xe chào mẹ đàng hoàng. Nó cũng biết con vừa về thăm nhà. Nó còn nhờ mẹ đưa cho con cái giấy mời. Hoá ra nó bỏ vợ rồi. Nó nói, hôm qua ra toà li hôn rồi. Mẹ cũng không hỏi thêm. Nụ vội vã mở phong thư, đọc cái giấy mời. Hoá ra tối nay Bá được mời kể chuyện chiến trường cho đoàn viên thanh niên toàn huyện nghe. Nụ ngồi thẫn ra, nghĩ mãi không hiểu vì sao Bá lại ra Bắc, về nhà. Tiếng mẹ Nụ vang lên dưới bếp, con ạ, mẹ nghe nói, thằng Bá được xuất ngũ đấy, nó về, được đi học đại học, nghe nói bố nó xin cho nó một suất đi nước ngoài.
    Nụ im lặng.
    X X
    X
    Xuân đến thăm Nụ thật đúng lúc.
    Nụ kéo Xuân về thị trấn nghe Bá nói chuyện.
    Dọc đường, Xuân cứ hỏi mãi, tại sao anh Bá lại về được nhỉ? Nụ nói, chị hỏi anh ấy, chứ hỏi em thì em biết hỏi ai.
    Hai người đến hơi muộn.
    Hội trường đông lắm.
    Lúc ấy Bá đang diễn thuyết.
    Bá không mang quân phục. Bá mang áo trắng, quần ống loe, tay đeo đồng hồ mạ vàng, trên túi áo còn khéo léo cài một cây bút máy Trung Quốc.
    Cả hội trường vỗ tay như sấm.
    Tiếng Bá lanh lảnh, lanh lảnh:
    -Tôi không thể nhớ được tôi đã có mấy ngàn lượt đội bom, mấy trăm lần thoát chết trong gang tấc. Nhưng vì tiếng gọi của Tổ Quốc, tôi đã chỉ huy đại đội ngày đêm bám đường, ngày ngày trong tôi vang vang lời thề, xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu xương. Chính tôi đã tự tháo kíp nổ hàng trăm quả bom các loại, chính tôi đã cảm tử phá bom từ trường, chính tôi đã lao ra giữa bãi bom cứu cả đoàn xe…
    Bá vung tay lên nói, tiếng Bá vang vang. Tới chỗ kể về sự hy sinh của đồng đội, Bá khóc trong cái im lặng xúc cảm của hàng trăm người nghe.
    Tiếng Bá nghèn nghẹn:
    -Vì Tổ chức phân công yêu cầu tôi phải ra nước ngoài học tập, sau này về phục vụ đất nước, chứ lòng tôi ngày đêm hướng về chiến trường, khao khát được cống hiến tuổi trẻ của mình cho mặt trận.
    Bá nhìn thấy Nụ và Xuân ở góc dưới hội trường đúng lúc hai người lặng lẽ bước ra.
    Xuân làu bàu, sao anh ta không biết ngượng mồm nhỉ.
    Nụ im lặng.
    X X
    X
    Nụ xin phép mẹ đưa Xuân về, còn là để thắp hương cho mẹ Xuân.
    Tối đó, tại nhà Xuân, cả hai gác chân gác tay nhau nói về chuyện của Bá.
    Xuân nhìn sát mặt Nụ, mày vẫn rung động khi nhìn thấy anh Bá, đúng không? Nụ hỏi, nếu em nói không, chị tin không? Xuân lắc đầu. Nụ chớp chớp mắt, biết là chẳng thể nào đến với anh ấy nữa, và cũng không nên nối lại làm gì nữa, nhưng mỗi khi nhìn thấy anh ấy, chân tay em vẫn cứ run bắn lên. Đàn ông sao ấy nhỉ. Một người như Bá, mình biết hết mọi cái xấu xa của anh ấy, sự lừa lọc của anh ấy, cả đức tính phản trắc, cả sự hèn nhát, đủ hết, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy anh ấy, mình vẫn cứ run lên, luống cuống chị ạ. Xuân nói to, đàn bà như mày khổ cả đời, tao dứt khoát, yêu là yêu, chết cũng yêu, không yêu là không yêu. Nhưng Xuân đang nói chợt im bặt. Nụ hỏi chị sao vậy? Tao nhớ anh Dũng…Lâu lắm không nhận được bất cứ thông tin nào của anh ấy hết…Nụ thì thầm, nếu gặp anh Dũng ra Bắc thì vui lắm nhỉ. Xuân ngồi dậy, vén tóc, được vậy tao bàn với anh ấy cưới nhau luôn. Nụ ngồi dậy theo, chị may mắn thật, có được anh Dũng yêu, anh ấy là một người thật đàng hoàng, như em, đến giờ chẳng có ai, quay qua quay về vẫn nói chuyện anh ấy. Mày nói thế là mày đang có ý định gặp anh Bá? Xuân hỏi. Nụ gật đầu, em gặp không phải chuyện tình cảm mà muốn biết lý do vì sao anh ta ra Bắc được?
    Xuân chợt thở dài, tao thấy chán mày ạ. Trong mặt trận, ngày đêm va chạm với bom đạn, với cái chết, căng thẳng và sợ nhưng đầu óc thanh thản, ra Bắc mấy ngày thấy hình như việc tao tình nguyện đi thanh niên xung phong ngày trước là một quyết định sai. Nụ hốt hoảng, chị Xuân, chị sao thế, tư tưởng chị sao thế? Chị có biết, chỉ cần nghe được câu này của chị, tiểu đội trung đội, chi bộ họp cạo hết lông chị ra không? Phản chiến à? Hay phản động? Xuân bó gối gật đầu. Để tao nói hết. Hôm qua tao đến thăm bà chị họ. Chị ấy lấy chồng được một tháng thì anh ấy đi bộ đội. Đi miết bao nhiêu năm không tin tức. Rồi nghe tin anh ấy hy sinh. Nghe thế thôi, cũng chẳng có giấy báo tử. Nhưng chị tao vẫn chờ. Ngày đêm tận tuỵ phục vụ nhà chồng. Tuổi thanh xuân đi qua lúc nào không biết. Năm nào tổng kết, phụ nữ xã cũng mời chị ấy đi báo cáo thành tích. Nụ ngạc nhiên, thành tích gì? Sản xuất giỏi à? Không. Thành tích chung thuỷ. Năm nào chị tao cũng được xã huyện ca ngợi là người vợ chung thuỷ. Cho đến vừa rồi thì chị ấy không đi dự hội nghị biểu dương nữa. Chị ấy gặp tao, ôm lấy tao khóc, tao ngơ ngác vì mới hôm nào trông chị ấy đỏ da thắm thịt vậy, giờ thì tàn tạ, héo hon, gầy nhom. Chị ấy nói, thà nếu anh ấy hy sinh thì hãy cho chị cái giấy báo tử, đau đớn đấy nhưng còn biết. Đằng này nghe tin úp mở, hỏi ai cũng không biết, thư từ cũng không. Cán bộ phụ nữ xã đến để mời chị đi biểu dương chung thuỷ, chị điên lên nói, tôi không đi, tôi cần biết chồng tôi sống hay chết thì không ai cho biết, năm nào cũng khen ngợi tôi chung thuỷ, bây giờ thì tôi thân tàn ma dại, hàng ngàn đêm vò võ đợi chờ, người đi chiến đấu sống chết như thế nào không biết, người ở nhà chờ như xác chết rồi….Xã mình, huyện mình có bao nhiêu người vợ chung thuỷ như thế nhỉ, chồng ra trận vợ ở nhà chờ đợi thì đúng là quá đẹp đẽ, nhưng chờ đợi đến năm nào, tháng nào, nghĩ cũng ang ác thế nào mày ạ. Như chị họ tao, giờ mà anh ấy có trở về thì cũng không còn tuổi sinh con nữa…Biết đâu người ta thấy mình già cả, người ta bỏ…Báo cáo thành tích của xã năm nào chẳng có câu, xã tôi có bao nhiêu vợ bộ đội chung thuỷ, một mực đợi chồng…Mấy ông ấy có biết đâu rằng, bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm những người vợ bộ đội hao mòn sức lực, tuổi tác…Sự chịu đựng ấy tao thấy còn ghê hơn chúng mình chịu đựng bom đạn ở chiến trường…Nhưng điều này mới khủng khiếp, bà chủ tịch hội phụ nữ đến nhà chị tao chơi, để quên cuốn sổ công tác. Chị tao bất ngờ nhìn thấy lá thư chồng gửi. Lá thư đã gửi cách đấy 3 năm rồi. Thế mà bà chủ tịch hội phụ nữ không đưa, dấu nhẹm đi. Trong thư anh ấy viết, anh ấy bị thương, lạc trong dân, rồi lạc sang Lào, được một gia đình người Lào cưu mang. Dần dà, anh ấy làm chồng luôn cô gái của gia đình bên Lào và viết thư xin lỗi chị, và khuyên chị tao lấy chồng. Bà chủ tịch hội phụ nữ sợ công bố lá thư ấy thì chị tao sẽ lấy chồng. Cả xã chỉ còn chị tao là người vợ bộ đội chờ chồng lâu nhất, được coi là điển hình chung thuỷ. Bà ấy dấu nhẹm để chị tao tiếp tục điển hình chung thuỷ. Phát hiện ra lá thư, chị tao đến gặp bà chủ tịch hội phụ nữ vừa khóc vừa chửi. Chị tao nói, anh ấy hoàn cảnh vậy, lấy vợ như để trả ơn, tôi buồn lắm nhưng không trách. Nhưng tôi trách chị, tôi thù chị, điển hình chung thuỷ cứt đái gì của chị mà chị dấu nhẹm thư chồng tôi ba năm. Ba năm qua, chị biết tôi khóc hết bao nhiêu nước mắt, tàn tạ đi bao nhiêu phần không. Bà chủ tịch hội phụ nữ nói tỉnh bơ, em chịu khó làm điển hình cho chị năm nay nữa thôi là Hội mình sẽ nhận được bằng khen chính phủ.
    Xuân nhìn Nụ, Nụ nhìn Xuân rồi cả hai oà lên cười, cười nhưng nước mắt cả hai đều ướt nhoà má. Nụ thở dài, con gái tụi mình thiệt thòi lắm. Sau khi xong nhiệm vụ ở mặt trận, hoà bình về quê e thành gái già hết chị nhỉ?
    Xuân thì thầm, đôi lúc tao muốn bỏ cuộc. Nụ hoảng lên, bỏ cuộc? Chị định đào ngũ? Xuân nói, đôi khi tao chẳng cần thành tích thành tiếc, danh dự danh diếc gì nữa. Mẹ tao chết. Còn mỗi bố già. Mình vào đấy, chết thì hết, không lo, ngộ nhỡ bị thương, tàn tật, lại làm khổ bố suốt đời…
    Nụ đập tay xuống chiếu hát oang oang: Trường Sơn đông, Trường Sơn Tây, bên nắng cháy bên mưa bay, Em giang tay, em xoè tay, chẳng thế nào mà che anh được…
    Xuân cũng hát theo.
    Cả hai ôm nhau hát lên, gào lên.
    Bố Xuân chạy vào nhìn hai đứa hát như điên như khùng, ông phì cười, kéo một điếu thuốc lào nghe như tiếng kèn xung trận.
    X X
    X
    -Làm sao anh ra Bắc được?
    Nụ hỏi Bá.
    Bá nhìn Nụ. Em làm như anh đào ngũ không bằng. Em không thấy là anh về đã nói chuyện với hàng trăm đoàn viên thanh niên về lý tưởng cách mạng à?
    Nụ quắc mắt lên, em hỏi thật nhá, anh nói anh bị tâm thần vì thần kinh không chịu đựng nỗi với bom rơi đạn nổ, bệnh xá mặt trận làm giấy cho anh xuất ngũ. Thôi thì cứ tạm cho như vậy. Nhưng việc gì mà anh mới mò mặt về, anh đã to giọng ca ngợi anh thế, anh bịa đặt ra chiến công của mình như thế mà không biết ngượng sao? Bá cười, nếu biết ngượng thì anh đã không như thế này. Ai từ mặt trận về mà không anh hùng? Ai từ mặt trận về mà nhân dân hậu phương không ngưỡng mộ. Chỉ có em biết anh hèn, anh sợ chết, anh cố tìm mọi cách trốn chui trốn lủi để tránh được trận bom nào tốt trận bom đó, nhưng ở hậu phương ai biết chuyện đó, chẳng lẽ em đến gặp từng người rồi gào lên, anh Bá hèn lắm, nhát lắm, đừng ai tin anh ấy, nếu em làm thế, người ta lại tưởng em điên. Anh nhắc lại, từ mặt trận về, một thằng hèn như anh và người gan dạ như em, tất cả đều như những anh hùng. Có thế anh mới được đi học ở nước ngoài. Sau này về nước, biết đâu anh sẽ làm lãnh đạo. Em cứ gan dạ đi, anh hùng đi, tốt thôi, nhưng sau khi giải ngũ biết đâu em lại chỉ là bà nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Anh khác, anh biết cách tận dụng cơ hội. Với em, anh chẳng dấu diếm gì hết, nói ra cả, vì anh biết, chắc chắn, em chằng bao giờ đi nói xấu anh đâu…
    Nụ im lặng.
    Một lát, cô hỏi, anh bỏ vợ để cưới cô Kim Anh chứ? Còn cô Hà thì sao?
    Bá trơ trẽn, thế em không hỏi luôn, còn em thì sao? Nụ phẩn uất, ừ, thì hỏi, còn em nữa thì sao?
    Bá búng điếu thuốc bay vèo qua mặt Nụ.
    HẾT