PHẦN 2:
4.
Lý
Nhất hỏi Lý Thắm:
-Tổng
cộng là bao nhiêu ngày?
-24
ngày.
-Tốt
rồi, 24 ngày đóng xong con thuyền thì mừng quá.
Lý
Nhất đi cùng Lý Thắm xuống bãi biển. Một con thuyền gỗ đã được hoàn thành theo
đúng ý Lý Nhất. Lý Thắm ngắm con thuyền, vẻ băn khoăn:
-Em
sợ không chịu được bão.
-Đúng
vậy. Nhưng mùa này e không còn bão. Ta sẽ cho buộc chặt hai bên mạn thuyền thật
nhiều những bó tre nứa, nhỡ lật thuyền, thuyền vẫn nổi.
Lý
Nhất ngắm nhìn con thuyền, lại nhìn mười mấy chàng trai trẻ lực lưỡng suốt
nhiều ngày đêm qua đã tìm kiếm, nhặt nhạnh, ghép đóng nên con thuyền này.
Lý
Nhất nói:
-Thuyền
đóng đã xong. Giờ ta cần 5 anh em tình nguyện lên thuyền để đưa được thuyền vào
đất liền. Chuyến đi này quan trọng. Chúng ta đưa một vài thùng vàng bạc về dâng
Hoàng đế và mang theo cả lời thỉnh cầu của ta. Nếu thuyền về tới đất liền, anh
em chắc chắn sẽ được trọng thưởng. Ai đi?
Lý
Thắm nói:
-Ai
trong anh em cũng muốn về quê hương, em cũng vậy, nhưng đây là chuyến đi cái
chết nhiều hơn sự sống, nên anh em cần suy nghĩ, đã tiên phong thì cố đưa
thuyền về tới nơi. Em sẽ cầu nguyện…
Lý
Nhất chọn ra năm người. Lý Thắm đặt vào tay họ mấy bọc thức ăn:
-Ba
ba ướp. Thịt rùa ướp muối. Đây là ốc biển, em đã kho viên lại để ăn dài ngày.
Các chàng còn cần gì nữa không?
Năm
chàng trai trẻ lắc đầu.
Lý
Nhất hỏi:
-Có
sợ không?
Lắc
đầu.
-Thuyền
nhỏ, biển rộng, bão tố bất thường, đất liền xa vời vợi, có thấy run tay chùn
chân không?
Lắc
đầu.
-Trên
thuyền chở nhiều ngọc ngà vàng bạc, nếu được là của riêng, các ngươi giàu nhất
nước. Có ai thấy trong lòng nhen nhóm chút tham lam muốn làm của riêng không?
Lắc
đầu.
-Nếu
trời thương, biển nâng, tổ tiên giúp sức, Hoàng đế soi sáng, các người về được
đất liền, gặp cha gặp mẹ, gặp anh gặp em, có người yêu thương, có vợ hiền bên
cạnh, các người có dám quay ra đảo với ta không?
Gật
đầu.
-Nếu
bị phong ba bão táp, thuyền vỡ, hàng chìm, còn một người sống, các người cũng
quyết chí về với đất liền để báo tin cho Hoàng đế chứ?
Gật
đầu.
-Lại
đây với ta.
Lý
Nhất ôm lấy từng thủy binh, ôm thật lâu. Lý Thắm cũng ôm lấy từng thủy binh, ôm
thật lâu. Từng người ở lại ôm lấy người ra đi, ôm thật lâu.
-Có
gió rồi- Ai đó gọi to.
Con
thuyền sau một chút chòng chành bắt đầu hướng về đất liền. mảnh buồm rộng, được
may vá bằng nhiều mảnh áo, bằng nhiều mảnh khăn của Lý Nhất, của Lý Thắm, của
anh em trên đảo.
Sóng
cao hơn thuyền.
Biển
dài rộng trùng trùng hút tầm mắt.
Con
thuyền còn lại như miếng cau khô, mong manh trên đỉnh sóng.
Lý
Nhất ngồi bên Lý Thắm, sát chân sóng.
Lý
Thắm buông một tiếng:
-Em
nhớ nhà quá.
Lý
Nhất cầm vai Lý Thắm xoay gương mặt nàng lại, nhìn sâu vào mắt nàng:
-Tối
qua ta đã đồng ý cho nàng về quê, nàng đã từ chối?
Lý
Thắm chớp mắt:
-Em
về thì trên đảo còn ai? Còn toàn trai tráng ư?
-À…
Cám ơn nàng.
-Chàng
từng nói, bước chân lên đâu, ở đó là làng, là quê, em theo chàng.
Lý
Nhất ngắm nhìn gương mặt Lý Thắm. Có lẽ bây giờ Lý Nhất mới có dịp ngắm nhìn gương
mặt nàng kỹ đến thế, nhìn rõ cả đôi mắt đen láy, hàng lông mi mảnh mai, đôi má
lúm đồng tiền, hàm răng trắng, nàng rất đẹp.
-Ta
đã không thất vọng khi lấy nàng theo cùng.
Lý
Thắm mân mê đôi bàn tay rắn như thép của Lý Nhất:
-Nếu
ở đất liền, chàng gặp em, có cưới em làm vợ không?
-Chắc
thế.
-Ở
đảo hoang xa ngái, lúc nào em là của chàng, lúc nào chàng là của em?
-Nàng
hỏi vậy có ý gì?
-Em
muốn chàng nói, chàng yêu em.
Lý
Nhất không nói gì. Hai người im lặng. Lúc sau, tiếng Lý Thắm hỏi nhỏ:
-Liệu
lời khẩn cầu của chàng có đến được Hoàng đế?
-Được.
Ngày nào ta cũng khắc chữ lên ván gỗ, thả vào đất liền, hàng ngàn mảnh gỗ báo
tin tức và thỉnh cầu, chắc cũng sẽ vào được.
Lý
Thắm nâng gương mặt sạm nắng của Lý Nhất, thì thầm:
-Em
thương chàng.
-Ta
cũng vậy, thương nàng.
-Em
có thai rồi…
-Thật
chứ?
-Nhưng
em không chắc là giọt máu của chàng.
-Tất
cả con nàng đều là con của ta, con của anh em trên đảo.
Lý
Thắm ngả đầu vào vai Lý Nhất, nàng lim dim mắt lắng nghe tiếng sóng, lắng nghe
tiếng hải âu, lắng nghe tiếng gió biển, lắng nghe cả tiếng thổi vỏ ốc vi vu của
chàng trai nào đó trên đảo.
X X
X
Trời
trong, mây trắng, biển lặng, tưởng thế là quá mừng, tưởng thế là con thuyền
liên lạc của Lý Nhất sẽ chẳng mấy ngày mà tới đất liền. Nhưng đêm xuống, bỗng
dưng biển sôi lên, và những cơn sóng ngầm lừng lững từ dưới đáy biển thốc lên,
con thuyền chao nghiêng ngả.
Cánh
buồm trong phút chốc bị gãy gục, những mảnh vải rách tơi tả.
Năm
chàng trai trẻ ghìm lấy mái chèo, cố giữ cân bằng cho thuyền nhưng sức người
hình như chẳng thấm tháp gì với sức mạnh của những đợt sóng ngầm đang hùng hổ
trào lên, muốn nuốt chửng tất cả.
Bàn
tay các chàng trai bất lực níu lấy nhau. Sóng phủ qua đầu họ. Mùi nước biển
bỗng nhiên tanh tưởi. Không khí khét lẹt. Tiếng ầm ầm của những con sóng lớn
vẫn lao tới.
Rồi
bất chợt con thuyền như được nâng bổng lên khỏi mặt biển.
Năm
chàng trai nhắm mắt. Họ chờ đợi một cú lật thuyền. Họ chờ đợi cái chết. Họ chờ
đợi phút hiểm nguy.
Những
bàn tay các chàng trai nắm chặt lấy nhau, nắm chặt lấy mạn thuyền, ôm cứng lấy
mấy thùng báu vật.
Nhưng
con thuyền không hề hấn gì.
Trên
những đỉnh sóng cuồn cuộn, đen trùi trũi đang xô tới, con thuyền như có phép
lạ, bay trên những đỉnh sóng, bay ào ào, bay như có lực đẩy của thánh thần.
Họ
nghe những tiếng kêu chíu chít, họ cảm thấy tay mình đang chạm vào vật thể
khổng lồ. Rồi trong ánh sáng mờ ảo đầy ánh lân tinh, họ thấy rõ ràng một đàn cá
nhà táng to như con voi rừng, đang ồ ạt bám lấy con thuyền, nâng con thuyền
lên, và cùng quẫy đuôi đẩy con thuyền nhanh chóng thoát khỏi vùng xoáy lốc của
những cơn lốc ngầm dưới đáy biển.
X X
X
Con
ngựa xám có bờm trắng đưa người lính canh biển lao vun vút về phía kinh thành.
Tiếng
ngựa hí làm nhiều người dân kinh thành giật mình và đoán già đoán non có chính
biến gì ghê gớm lắm thì lính canh mới phải dùng ngựa lao như bay về kinh thành
như thế.
Hoàng
đế cầm trên tay mảnh ván do người lính canh biển dâng lên. Những dòng chữ khắc
trên mảnh ván vội vã, chuệch choạc nhưng chan chứa những câu những chữ thống
thiết. Hoàng đế trào nước mắt:
-Than
ôi. Nhiều ngày nhiều tháng ta mòn mỏi trông ngóng tin tức, tưởng là đội thủy
binh của ta, Đô tướng Lý Nhất của ta đã
chết. Nào hay, trời cao lồng lộng chở che, đội thủy binh dù chết gần 200 mạng,
thì Đô tướng Lý Nhất và một số người
khác cũng đã tới đảo Cát vàng, cắm được mốc giới. Nhưng sao Đô tướng Lý Nhất
không xin ta thuyền ra cứu viện, không xin ta lương thảo, không xin ta ngày về,
lại cầu xin ta mau mau cứu viện đàn bà ra đảo?
Đô
thống tướng quân nói:
-Bẩm
bệ hạ. Đô tướng Lý Nhất cầu viện đàn bà
là có ý của ngài. Giữ đảo không chỉ bằng mốc giới, giữ đảo phải bằng người, mà
không có ai phù hợp hơn bằng chính con cái được sinh trên mảnh đất ấy. Lý Nhất
xin cầu viện đàn bà là để có con cái, là để lập làng lập ấp. Người Việt mình
ngàn đời nay là thế, thưa Bệ hạ, khi đất đai thành nơi sinh thành, khi đất đai
thành nơi chôn nhau cắt rốn thì truyền đời con cháu giữ lấy, không mất được.
Hoàng
đế rơi nước mắt và hạ chiếu tuyển đàn bà ra đảo.
Dù
chiếu chỉ của Vua là ý trời, nhưng quan trong triều vẫn lo lắng, sợ việc tuyển
đàn bà ra đảo sẽ xảy sự trốn tránh, hoặc nếu không trốn tránh thì cũng là những
ả đàn bà mắt lé, chân lùn, tay u thịt bắp, đồ cặn bã thế gian. Quan trong triều
xúm lại thảo chiếu chỉ, vẽ ra cho thần dân biết ra đảo sẽ ăn sung mặc sướng, sẽ
được Hoàng đế trọng thưởng nhiều vàng bạc. Ra sống ở đảo là nêu gương sáng cho
trăm họ, là vươn tới hạnh phúc tràn trề, là tương lai, là giàu có. Hoàng đế đọc
xong, nói, không được. Cái gì nói với dân phải nói cho thật. Cái gì làm cho dân
phải làm cho hết lòng. Nói dối dân là nói dối tổ tiên. Nói ra cái cực, cái khổ
khi ở đảo mà thần dân vẫn theo ra, ấy mới là người nước Việt. Vì thế,
trong chiếu chỉ mới có đoạn này: “Cương giới nước Việt ta nay thêm nhiều đảo
cát vàng cách đất liền trùng trùng biển lớn, đi nhiều dặm mới tới, đi nhiều
ngày mới tới, đường đi nguy nan, nhưng dù nguy nan thì đảo ấy là của nước ta,
đã cắm mốc giới. Đảo ấy đã có đàn ông Việt, hôm nay là mười mấy người, sau này
sẽ nhiều trai tráng ra đấy giữ cương giới. Nay thỉnh theo lời nguyện cầu của
trai tráng ngoài đảo xa, ta ban chiếu kêu gọi nữ nhi trong nước, nếu muốn đem
phận gái mình phụng sự giang sơn, cùng ra đảo sống với trai tráng, sinh con đẻ
cái, lập làng lập ấp, thì hãy theo chiếu chỉ này của ta, mau mau về kinh thành để
các cận thần tuyển lựa…”.
Chiếu
chỉ ban đi một ngày. Im ắng. Hai ngày. Im ắng. Ba ngày. Im ắng.
Hoàng
đế hỏi:
-Đã
chắc chắn chiếu chỉ của ta đã về tận thần dân?
-Bẩm
Bệ hạ, đã về đến từng thôn làng.
-Không
thấy ai vào? Không thấy bóng nữ nhi nào? Vậy là sao?
-Bẩm
Bệ hạ, chắc chắn sẽ có nhiều người…
-Sao
các ngươi biết chắc như vậy?
-Vì
đàn bà Việt là phải vậy, thưa Bệ hạ.
-Người
ta biết ngoài đảo xa gian khó, đi còn chưa biết sống chết thế nào, ra đấy cũng
không biết sinh sống thế nào, sao các người vẫn tin đàn bà các nơi sẽ
tình nguyện nghe theo chiếu chỉ?
-Vì
đàn bà Việt là phải vậy, thưa Bệ hạ.
-Ta
ban chiếu chỉ nhưng không nỡ ép buộc, không nỡ ban lệnh phạt, nhưng liệu có ai
nghe theo lời kêu gọi của ta để ra chốn biên cương, làm vợ các thủy binh, khổ nhiều,
chết nhiều, nguy hiểm nhiều, thiệt thòi nhiều… các ngươi biết thế nhưng sao vẫn
tin lũ đàn bà sẽ tới?
-Vì
đàn bà Việt là phải vậy, thưa Bệ hạ.
X X
X
Lý
Nhất nằm sấp, áp một bên tai xuống bờ biển.
Lý
Thắm ngạc nhiên:
-Chàng
đang nghe gì?
-Ta
nghe biển thở.
-Để
làm gì thưa chàng?
-Để
biết biển yên hay dữ.
Lý
Nhất đứng lên ngóng mắt về phía đất liền:
-Một
tuần rồi nàng ạ… Thuyền của ta xuất hành một tuần lễ. Nếu không gặp nguy khốn,
giờ này đã tới nơi…
Một
trai tráng chạy tới, cầm trên tay một mảnh vải buồm lớn:
-Thưa
Đô tướng…
Lý
Nhất hốt hoàng cầm lên mảnh vải buồm, mảnh vải được may bằng áo bằng quần, bằng
khăn của mọi người…
Lý
Nhất sụp xuống trên cát:
-Sao
lại chết cả thế?
Lý
Thắm hốt hoảng:
-Chàng
nói gì thế?
-Sao
trời không thương anh em?
Lý
Thắm gục mặt bên mảnh vải thuyền buồm:
-Sao
trời không thương anh em?
Các
trai tráng cũng lao tới, đứng sững, rú lên:
-Sao
trời không thương anh em?
Lý
Nhất rút con ốc ra, hướng về phía biển, thổi từng hồi dài. Âm thanh từ vỏ ốc
phát ra nghèn nghẹn, tắc cứng, đứt đoạn đầy đau đớn.
Lý
Thắm chạy lên đồi cát cao.
Lý
Nhất cũng chạy theo.
Các
anh em cũng chạy theo.
Biển
xanh quá, mênh mông quá.
Hàng
trăm vỏ ốc lớn do Lý Thắm chôn trong cát để hứng nước mưa, không hiểu sao lúc
này, gặp phải gió trời, cùng rú lên, hú lên, vi vu như một dàn đồng ca khóc
than đau đớn.
Đô
tướng Lý Nhất hét lên:
-Sao
trời không thương anh em?
5.
Thủy triều rút xuống vào lúc sáng sớm. Trên bãi sú vẹt nhoe
nhoét bùn, xác con thuyền bị hất ngược vào tới bãi. Còn lại ba chàng thủy binh
đang nằm vùi trong bùn đất, tay vẫn ôm khư khư mấy thùng gỗ. Quần áo của họ
rách nát, chân tay bầm tím, nhưng họ vẫn sống.
Những
tiếng thều thào. Những cánh tay quờ quạng vào nhau. Nắng chiếu rọi trên gương
mặt bám đầy bùn đất của các thủy binh. Họ mở mắt. Họ hiểu họ đã tới đất liền.
Họ đã sống. Gắng gượng níu lấy tay nhau, ba thủy binh đứng dậy, nhìn trước ngó
sau, mờ xa trong tầm mắt là làng mạc…
Họ
nhìn vào mặt nhau và tự hiểu, có hai người đã chết.
Ba
thùng gỗ đựng báu vật dâng lên Hoàng đế không hiểu sao vẫn không bị chìm xuống
biển, vẫn nguyên vẹn dưới chân họ.
Họ
nhớ lại hình bóng những con cá nhà táng xuất hiện cứu họ từ hồi đêm.
Lấy
hết sức lực, ba chàng thủy binh dùng dây, buộc chặt ba thùng gỗ và khom người
kéo nhích những thùng gỗ vào bờ, vượt qua bãi bùn lầy sú vẹt.
Cho
tới khi chạm bãi cát thì cả ba gục xuống, tay vẫn choàng ôm những thùng gỗ.
Lý
Đạt nhìn hai người bạn đồng hành với mình là Hoàng và Trung:
-Đất
liền rồi, anh em nghe tôi nói không, đất liền rồi..
Hoàng
mệt mỏi nhìn:
-Còn
cách Kinh thành bao xa? Đây là đâu?
-Không
cần biết, nhưng chúng ta sống rồi, mấy thùng của cải vẫn nguyên, kiểu gì cũng
gặp lính canh phòng bờ biển…
-Tôi
đói…
-Ở
đây xa Kinh thành, tiền bạc không còn, lấy chi mua thức ăn?
-Ba
thùng gỗ chứa toàn vàng bạc… Hay là…
Lý
Đạt nghiêm mặt:
-Không.
Không được đâu anh em…
Họ
kéo nhau đứng lên. Xa xa là vọng gác của trại lính.
Lý
Đạt nhìn hai người anh em:
-Anh
em ngồi đây, tôi khỏe hơn, tôi sẽ báo với lính canh cứu anh em mình.
Lý
Đạt đi sấp ngửa đến chòi canh.
Lính
canh hỏi:
-Có
phải thủy binh của ngài Đô tướng Lý Nhất?
-Sao
anh em biết?
-Lệnh
từ Kinh thành loan báo đến tất cả các vọng gác, tìm kiếm các anh.
-Hoàng
đế vạn tuế.
Lính
canh phát tín hiệu.
Trong
trại lính, nhiều người chạy túa ra.
X X
X
Sân
Hoàng cung.
Đàn
bà con gái lũ lượt kéo nhau vào đứng thành hàng thành lối. Con nhà khá giả thì
xiêm y lộng lẫy, con gái nhà nghèo thì quần the áo cánh, tươm tất cả.
Các
quan đại thần bước lại:
-Bẩm
Bệ hạ, không đếm kịp là bao nhiêu người…
-Bẩm
Bệ hạ, còn đông hơn những lần Bệ hạ tuyển chọn cung nữ.
-Mà
xem ra, những cô gái kia còn đẹp hơn cả những lần Hoàng cung tuyển chọn cung
nữ…
Hoàng
thượng nhìn khắp lượt, cảm động:
-Biết
là phải ra nơi hoang đảo, nhưng ai ai cũng nô nức đến kinh thành tự nguyện,
lòng ta vui lắm…
Quan
đại thần Đô thống tướng quân hỏi:
-Bẩm
bệ hạ, cầu ít cung nhiều, giờ phải làm thế nào?
Hoàng
thượng hỏi lại:
-Biết
bao nhiều là ít, bao nhiêu là nhiều? Đảo hoang trùng điệp ngoài khơi, biết bao
nhiêu người là đủ?
-Nhưng
bẩm Bệ hạ, người nhiều thì kéo theo lương thảo, đồ đạc, nhà cửa, thuyền bè,
ngân khố nuôi họ là không ít.
-Ta
nghe nói, đảo Cát vàng ấy chứa nhiều của cải. Đô tướng Lý Nhất khắc chữ
viết thư vào gỗ ván gửi về nói vậy. Thế là đảo ấy giàu có của nả, có lợi cho
quốc khố. Nhưng cả khi chỉ cát ròng, thì việc giữ đảo là giữ nước, quốc khố
không tiếc…
-Bẩm
Bệ hạ, con gái trẻ đẹp thế kia, hay Bệ hạ ra chiếu chỉ chọn lọc, ai trẻ quá, đẹp
quá thì cho phục vụ làm nữ tì trong hậu cung, số còn lại thì cho ra đảo?
Bệ
hạ ngắm nhìn những cô gái xinh xắn xếp hàng trước mặt, gật đầu:
-Các
ngươi nói đúng, các cô gái đều rất xinh đẹp. Như thế là thần dân đã tự lựa chọn
từ quê nhà, để dâng lên ta những thanh nữ xinh đẹp nhất…
-Bẩm
bệ hạ, quả đúng vậy.
-Các
ngươi cũng nói đúng, mấy lần ta tuyển chọn cung nữ, không đông như thế này và
chắc hẳn cũng không đẹp thế này.
-Bẩm
bệ hạ, quả đúng vậy.
-Thế
thì vì sao? Tuyển cung nữ là vào nơi cuộc sống ngọc ngà, danh thơm cả họ, sao
người ta ít hào hứng? Tuyển người ra đảo hoang, cái chết liền kề, xa quê xa
quán, sống khổ cực thiếu thốn, sao người ta hào hứng? Hay các ngươi giấu ta
đánh lừa dân chúng, đảo hoang có nhiều ngọc ngà châu báu, kích thích lòng tham?
-Không,
thưa Bệ hạ.
-Hay
các ngươi đánh lừa dân chúng, là hôm nay tuyển cung nữ chứ không phải tuyển
người ra đảo, các ngươi đánh tráo nội dung thánh chỉ?
-Không,
thưa Bệ hạ.
-Ta
lại nghe, các thiếu nữ hôm nay tới để ta tuyển ra đảo xa, tất cả đều là gái
trinh nguyên, tiết hạnh, có đúng thế không?
-Dạ
đúng.
-Nhưng
ta nhớ, trong thánh chỉ của ta ban xuống, không nói tới điều này, không cần đến
tiêu chuẩn trinh nguyên tiết hạnh.
-Dạ
đúng.
-Thế
mà dân chúng vẫn nhất nhất tuyển cho ta những thiếu nữ trinh nguyên tiết hạnh.
Đó là vì sao?
-Bẩm
Bệ hạ, thần có mang câu hỏi ấy hỏi các thần dân có con gái tới đây, thần dân
nói, biển cả xa xôi, đảo nằm nơi cương giới, phận người mỏng, phận trời cao
rộng, phải đưa con gái trinh nguyên tiết hạnh đặng không làm ô uế biên
cương, thuận ý trời, kính lời Hoàng thượng…
Hoàng
thượng lau nước mắt vì cảm động.
Quan
đại thần phụ trách tuyển mộ dâng lên trước Hoàng thượng danh sách các thiếu nữ,
tên tuổi, quê quán.
Hoàng
thượng nhìn qua, hỏi:
-Không
có ai con của các đại quan triều đình, cũng không có ai là con của các quan địa
phương, các tổng, huyện. Tất cả là con thần dân nơi làng quê? Đúng vậy không?
-Bẩm
Bệ hạ… về điều này…
-Ta
nhớ, mấy lần tuyển cung nữ, danh sách toàn con cái quan đại thần trong triều,
thấp nữa thì con cái các quan địa phương, ít của thần dân. Nay tuyển người ra
giữ biên cương, con cái các quan đâu?
-Bẩm
Bệ hạ, về điều này…
-Ăn
miếng ngon thì các quan giành, nơi sóng gió nguy hiểm thì các quan không ai
giành, lại nhường hết cho thần dân, đây là lẽ gì?
-Bẩm
Bệ hạ… về điều này…
-Ta
ban thánh chỉ, theo dõi trong các hộ, các nhà quan đại thần, các quan địa
phương, hễ có con gái đúng tuổi, lập tức ghi danh để chuẩn bị ra đảo phục vụ
cho quốc gia.
-Bẩm
Bệ hạ, tuân chỉ.
-Quan
không làm gương, dân chúng chê cười. Quan tránh né hiểm nguy gian khổ, thần dân
coi khinh. Đừng nghe thần dân vạn tuế mà nghĩ nhất nhất kính ta nếu ta không
gương mẫu. Đừng nghe thần dân vái lạy mà nghĩ thần dân sợ ta nếu ta không thành
thật.
-Bẩm
bệ hạ, tuân chỉ.
Trong
đám đông các cô gái đến tuyển mộ, chợt vang lên tiếng khóc ai oán, rồi một cô
gái băng tới trước mặt Hoàng thượng. Hai tên lính giữ cô gái lại.
Hoàng
thượng ra hiệu cho hai người lính cho cô gái tự do.
-Nhà
ngươi có chuyện chi khóc lóc?
-Bẩm
Hoàng thượng- Cô gái nức nở- Con 17 tuổi, gái nhà lành, chưa một lần được người
đàn ông nào cầm tay, vuốt tóc. Nghe theo thánh chỉ, con tình nguyện ra đảo cùng
trai đinh giữ gìn cương giới và thề dâng tiết hạnh cho những trai đinh giữ đảo
biên cương. Nào hay trong lúc tập trung ở làng, lý trưởng đã hãm hiếp con, ông
ấy nói, ra đảo xa thì cần gì tiết hạnh, tiết hạnh để lại, thân xác ra là đủ,
ngoài ấy biết sống thế nào, chết thế nào. Con đã một mực chống cự mà
không được. Nay con quyết vào gặp Hoàng thượng, nói cho rõ sự tình, cái nhục
này con không im lặng được.
Ngay
tức khắc Hoàng thượng bắt lôi tên lý trưởng ra. Ngay tức khắc lý trưởng bị chém
đầu.
Hoàng
thượng nói:
-Ta
vâng mệnh trời, làm Vua, đứng trên thiên hạ. Nhưng ta ăn cơm của thiên hạ, uống
nước của thiên hạ, mang hoàng bào của thiên hạ. Không có thiên hạ không có vua.
Coi thường thiên hạ là coi thường quốc thể. Đất nước muốn yên thì biên cương
phải vững. Ta cảm kích trước tấm lòng của thần dân đã dâng hiến con cái mình
cho cương giới. Ai làm ô uế ý nghĩ và tấm lòng với biên cương, kẻ đó phạm trọng
tội.
Mọi
người cùng reo hò:
-Hoàng
thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Đợi
cho mọi người im ắng, Hoàng thượng lệnh cho quan cận thần đưa ba thủy binh của
Lý Nhất vừa thoát chết về đất liền ra trước mắt mọi người. Họ vẫn quần áo rách
rưới, thân hình tiều tụy, da dẻ thâm tím sau những ngày vật lộn với sóng to,
biển động.
Hoàng
thượng nói:
-Đây
là ba thủy binh của ta vừa từ đảo cát vàng trở về. Biển động, sóng dữ, thuyền
vỡ, người chết, chỉ còn ba người này trở về… ta rất cảm kích. Nhưng ta cũng
muốn nói với các thần dân biết, ra đảo là nguy hiểm, đi cũng chưa chắc tới, về
cũng chưa chắc đến, rồi bão tố, rồi bệnh tật, muôn vàn gian khó. Đó không phải
là nơi ra để sung sướng. Đó không phải là nơi ra để nhàn nhã. Nếu ai sợ, cứ
việc quay về, ta không ép.
Quan
đại thần hỏi lại mấy lần, ai sợ, Bệ hạ cho lui. Nhưng không ai lui.
Hoàng
thượng lại khóc vì cảm động.
Các
cô gái được cho vào hậu cung, được nhận lương thảo, được nhận vải vóc, được
nhận các vật dụng để chuẩn bị cho chuyến đi ra đảo.
Hoàng
thượng còn cho các cô gái xem trò, xem múa hát cung đình.
Hoàng
thượng còn yêu cầu quân cơ tập cho các cô gái biết bơi lội, biết chống đỡ sóng
to gió lớn.
Mấy
ngày ấy, trong Kinh thành vui lạ lùng.
Tối
đó ở vườn Thượng uyển, Hoàng thượng mở tiệc nhỏ. Ba chàng trai quân của Đô
tướng Lý Nhất vừa vượt biển trở về được mời dự tiệc.
Hoàng
thượng nói:
-Ta
ghi công Đô tướng Lý Nhất đã tìm tới đảo cát vàng, đã hoàn thành việc cắm mốc
cương giới. Ta khen các ngươi đã chịu sóng to gió lớn, chịu đói chịu khát mang
về dâng lên ta những hòm gỗ chứa nhiều của nả quý giá. Của nả nhiều, quý lắm,
nhưng không quý bằng việc hiện giờ, ngoài đảo ấy, cương giới ấy, đã có người
Việt ta.
Lý
Đạt nói:
-Bẩm
Bệ hạ, đảo cát vàng là nơi án ngữ biển đông, là nơi thuyền bè nhiều nước qua
lại, thông thương giao lưu với các nước sẽ rất thuận lợi.
-Các
ngươi hiện sinh sống ra sao? Đô tướng Lý Nhất
của ta sinh sống ra sao?
-Bẩm
Bệ ha, dựng lều để ở, ăn thì có cá tôm, có nhiều sản vật quý, không sợ đói. Đô
tướng Lý Nhất mong có làng có ấp thì mới giữ biên cương bền lâu được.
-Đúng
vậy.
-Đô
tướng Lý Nhất mong Hoàng thượng chuẩn tấu việc phải đóng thuyền lớn, thuyền
chắc thì mới đưa người ra đảo được. Phải làm sao việc qua lại giữa đảo và kinh
thành phải an toàn…
-Đúng
vậy.
-Bệ
hạ có thể kêu gọi lòng yêu nước, thần dân có chết cũng theo. Nhưng về lâu dài,
Đô tướng Lý Nhất nói, lòng yêu nước phải
được Hoàng thượng bảo đảm bằng ý chí, bằng lòng dũng cảm và bằng cả ý trời,
lòng dân.
-Đúng
vậy.
-Bẩm
Bệ hạ, Đô tướng Lý Nhất nói, rồi sớm
muộn các nước láng giềng cũng sẽ nhòm ngó cương giới, nên Bệ hạ cần ra chiếu
chỉ, cho đóng thuyền quân sự, huấn luyện binh võ, khi có biến thì có thể đánh
bại âm mưu xâm chiếm của các nước, bảo vệ cương giới an toàn mới bảo vệ được
giang sơn nước Việt.
-Đúng
vậy. Lời Đô tướng Lý Nhất nói thuận với ý ta. Khá khen. Khá khen.
Hoàng
thượng cho người ban thưởng ba thủy binh vải vóc, nhung lụa rồi hỏi:
-Nay
ta lại ban cho các người được ở Kinh thành, phục vụ trong đội Cấm vệ quân của Hoàng cung, ngày đêm sống gần ta,
hưởng phú quý vinh hoa, các ngươi thấy sao?
Lý
Đạt nói:
-Bẩm
Bệ hạ, ơn trời biển của Bệ hạ chúng thần ghi lòng tạc dạ. Nhưng chúng thần xin
Bệ hạ cho phép chúng thần lại ra đảo, ra với Đô tướng Lý Nhất.
Hoàng
thượng cảm kích lại lấy khăn lau nước mắt.
6.
Suốt mấy ngày, Đô tướng Lý Nhất cùng anh em trên đảo mới đào
được con thuyền lớn bị vùi trong cát ở một hòn đảo nhỏ nằm cạnh đảo lớn. Mừng
quá. Phía trong lòng con thuyền gỗ này, chất chứa không biết bao nhiêu của cải.
Của cải lại đóng kín trong các hòm gỗ, nẹp dây, không biết vùi trong cát đã bao
nhiêu ngày tháng nhưng tất cả vẫn nguyên vẹn.
Chưa
vội cho anh em mang các thùng gỗ chứa đồ đạc lên, Lý Nhất lệnh anh em tìm kiếm
thân xác người chết.
Không
thấy ai. Không dấu vết nào. Con thuyền bị gãy đôi, chắc là từ ngoài khơi xa rồi
sóng lớn dạt thuyền vào đảo.
Kiểm
kê tổng cộng 68 thùng gỗ. Trong đó không biết cơ man nào là vải vóc, nhung gấm
và vàng bạc, ngọc ngà. Lại có những đôi sừng voi xếp chồng lên nhau nguyên vẹn.
Lại có cả những thỏi vàng vuông vắn, nặng như viên gạch. Lại có cả những cây
kiếm, cây dao, đao nhọn, tất cả đều được bó lại, cất giấu kỹ trong từng thùng
gỗ.
Nếu
để riêng số vàng bạc ngọc ngà thu được, Lý Nhất nghĩ, chắc còn nhiều hơn ở Kinh
thành.
Lý
Nhất sai anh em dùng ván cũ, che mấy cái lều, dùng vải buồm cũ khoác lên đống
đồ đạc. Lý Nhất lại sai Lý Thắm mở sổ, ghi chép kỹ lưỡng, bao nhiêu súc vải,
bao nhiêu nén vàng, bao nhiêu viên ngọc, tổng cộng đến mấy chục trang.
Lại
nhận được tin của anh em đi thám sát về báo, còn đến mười mấy con thuyền buôn
gặp nạn bị chôn vùi ở đảo, cũng chứa đầy của cải.
Lý
Nhất hỏi Lý Thắm:
-Nàng
chép tổng cộng mấy sổ rồi?
-Tám
sổ.
-Thế
là nhiều lắm. Đảo này lâu nay hoang vắng, thuyền buôn các nước qua lại khi gặp
sóng lớn, biển động, tai nạn đều bị sóng lớn dạt thuyền bè vào đây, chất trên
nhiều đảo ở vùng này cả núi của cải. Hoàng thượng anh minh, cử ta ra đây, vừa
là giữ cương giới, vừa là để tìm kiếm của cải mang về sung vào quốc khố.
Lý
Thắm nhìn kỹ gương mặt cháy nắng của Lý Nhất bất chợt hỏi:
-Mấy
tháng rồi không có hạt cơm ăn, ăn ròng thịt cá người phát phù ra, rau xanh cũng
không có, muối lại sắp hết, áo quần không có thay, chỗ ở chui rúc như muông
thú, cực khổ bội phần như thế mà em không thấy chàng chán nản, ngày ngày vẫn
say sưa đi lùng sục của cải cho Quốc khố, chàng không nghĩ tới mình ư?
Lý
Nhất cả cười, đáp:
-Ta
hưởng bổng lộc triều đình, là thần dân của Bệ hạ, không lo nghĩ việc nước, sao
chỉ nghĩ đến mình. Nếu đã nghĩ đến mình, xong việc cắm mốc cương giới, ta có
thể đưa nàng về và lĩnh thưởng.
-Đúng
vậy chàng.
-Của
cải trong đất đai cương giới của đất nước, mình là thần dân, thấy mà không bảo
vệ, không vun vén để giao nộp cho Triều đình là mình không trọng đạo với Bệ hạ.
-Em
chỉ là phận nữ nhi, không biết chuyện triều chính, nhưng em vẫn muốn hỏi chàng,
vì sao chàng sống chết với Hoàng thượng đến như vậy?
-Khi
Hoàng thượng biết sống chết với thần dân thì thần dân tận lực vì Hoàng thượng.
Năm kia, bách tính đói kém, Hoàng thượng về tới nơi, phát chẩn, nghiêng hết
ngân khố ra cho dân, không tiếc của cải, không tiếc tình thương yêu bách chúng,
Người như vậy há dễ thần dân không động lòng, không hết lòng vì phận vua tôi?
Từ ngày Hoàng thượng lên ngôi, bất cứ Thánh chỉ nào ban ra cũng vì dân, không
như các triều Vua trước, ban Thánh chỉ là vì cái lợi của Vua chúa quan lại,
không cần nghĩ tới chúng dân. Người như vậy há dễ thần dân ủng hộ?
-Như
chàng nói, chàng sống chết vì Hoàng thượng chỉ vì chàng biết Hoàng thượng cũng
đang sống chết vì dân chúng?
-Đúng
như thế.
-Nhưng
nếu lúc đó, một Hoàng thượng khác chỉ chăm chăm nghĩ đến quyền lợi của cá nhân
mình, của gia tộc mình, của con đàn cháu đống quanh mình, lấy dân chúng làm nơi
để vơ vét, sao nhãng việc quốc gia, đàn áp con dân trăm họ, liệu chàng có tiếp
tục phục tùng?
-Lúc
ấy, nàng biết không, chúng dân dù căm phẫn nhưng im lặng tạm thời vì thế yếu,
đường cùng. Một Hoàng thượng mà không làm dân tin nữa, thì sự tồn tại của Hoàng
thượng cũng chỉ là cái cây trên cát, gốc rễ thuộc về dân, cây sẽ đổ nếu gốc rễ
không còn. Ta phụng mệnh Hoàng thượng vì niềm tin của ta. Nếu lúc đó Hoàng
thượng không làm ta tin nữa, sự phụng mệnh đó trở nên như màn múa hát cung
đình, có múa mà không có hồn, có hát mà trong lòng trĩu nặng ưu tư, có cười mà
ruột gan cháy bỏng, có vâng mà ánh mắt thâm thù, có vạn tuế mà đầu nghĩ về tạo
phản. Lúc ấy đất nước lâm cảnh nguy nan.
-Lúc
ấy chắc chắn chàng sẽ không giao nộp những của cải báu vật này cho Hoàng thượng?
-Đúng
vậy.
-Thế
nó sẽ thuộc về ai?
-Thuộc
về trăm họ.
-Nhưng
không lẽ chàng không nghĩ tới ngày về?
-Nàng
biết không, ngày ta lên đường, mẹ ta bệnh nặng. Ta mong về lắm, mong từng ngày.
Ruột gan ta khi nghĩ tới mẹ đều nóng như lửa đốt…
-Chàng
có tin, Hoàng thượng sẽ cho thuyền ra, cứu viện cho ta?
-Tin.
-Chàng
có tin, những của cải này khi giao cho Triều đình, Triều đình sẽ dùng nó để
phụng sự chúng dân?
-Tin.
-Chàng
có tin, Hoàng thượng không bỏ rơi chúng ta, sẽ nghe lời tấu trình của chàng, lo
lắng đưa thuyền bè, lực lượng ra đảo, dựng làng, dựng ấp nơi này?
-Tin.
-Và
tới khi đảo đông người, mọi thứ vào khuôn phép, chàng về?
-Đúng
vậy.
-Sẽ
mất bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng hả chàng?
-Có
thể ta và nàng không sống đến ngày đó.
-Trời
ơi…
-Vì
ta biết, sẽ tới lúc ở đây sẽ có chính biến, sẽ có giành giật nhau, sẽ có đầu
rơi máu chảy. Và để giữ được cương giới, anh em ta, cả ta và nàng có thể sẽ
chết… Nàng không sợ chứ?
-Em
sợ…
-Hay
lắm. Nàng nói sợ thì ta mới tin.
Lý
Thắm đứng lên, nhìn xa xôi về phía đất liền:
-Nếu
Hoàng thượng mang các nữ nhi trẻ đẹp ra đảo, liệu chàng có bỏ rơi em?
Lý
Nhất nắm tay Lý Thắm:
-Nàng
cuối cùng vẫn là nàng thôi, đàn bà…
Lý
Thắm gục lên vai Lý Nhất, khóc.
7.
Hoàng
thượng suốt mấy ngày liên tục thiết triều.
Khi
thì truyền Thánh chỉ vời mấy thầy địa lý, thiên văn giỏi nhất Kinh thành tới,
yêu cầu xem xét lịch xưa lịch nay, xem xét hướng gió, xem xét hướng biển, xem
xét mây trời, lại soi với hàng năm, lập ra cho được tháng nào, ngày nào thì
sóng yên biển lặng để đặng giúp cho thuyền ra thuyền vào ở đảo cát vàng không
bị gặp nguy khốn.
Khi
thì truyền Thánh chỉ vời những con dân giỏi đóng thuyền bè cả nước về Kinh
thành, phải tấu lên cho Bệ hạ cách đóng thuyền chắc nhất, chịu đựng sóng biển
dẻo dai nhất, lại chở được người và của cải an toàn nhất.
Khi
thì truyền Thánh chỉ, cho tuyển chọn những trai tráng quen nghề biển, khỏe
mạnh, không được có vợ con để tránh lưu luyến tinh thần, ngày đêm luyện tập,
tập họp cho được một đội thủy binh thiện chiến sẵn sàng vượt biển.
Khi
thì truyền Thánh chỉ cho vời những thầy cúng có tiếng tăm nhất, bắt dâng sớ tấu
lên cách cúng bái thần thánh, trời đất đặng phù hộ độ trì cho những thủy binh
đi tới nơi về tới chốn.
Khi
thì truyền Thánh chỉ vời những nho sinh học rộng tài cao, vào kinh thành, nghe
theo lời kể của các thủy binh của Đô tướng Lý Nhất vừa trở về, làm thơ ca hò
vè, vẽ bản đồ, vẽ dáng đảo, rồi cho lưu truyền nhanh chóng trong dân chúng để
khích lệ lòng yêu nước.
Những
ngọn nến Hoàng cung cháy đỏ suốt đêm trường. Bệ hạ không ngủ. Chỉ có quan quân
vào vào ra ra tất bật.
Đại
quan Lý Bật được giao giữ kho ngân khố của Triều đình, mấy đêm nay cũng không
ngủ.
Ngài
sai lính mở mấy thùng của cải lấy được từ đảo cát vàng về, nhìn nhìn ngắm ngắm.
Mỗi đêm, ngài cứ sai lính mở thùng của cải ấy ra, nhìn nhìn ngắm ngắm. Ngài mân
mê những dây vàng với cách thức chạm trỗ rất lạ mắt mà ngài chưa hề thấy, nhìn
nhìn ngắm ngắm. Ngài lại nâng trên tay những vòng ngọc mà dù Hoàng thượng nước
Việt muốn cũng không thể có, nhìn nhìn ngắm ngắm.
Ngài
nhớ lại lời hai thủy binh của Đô tướng Lý Nhất kể, ngoài đảo ấy vẫn còn vô khối
những của cải quý giá thế này. Ngài ngồi thừ người, luận rằng, cái khu vực đảo
cát vàng ấy là ngã ba ngã bảy của giao thương thuyền bè, là vật chắn của sóng
to biển động, nên bao đời rồi, chất ngất ở đấy không biết cơ man nào là của
cải. Nếu cứ đào sâu xuống, nếu cứ mò tìm ra chân đảo, còn nhiều nữa, vô khối
những xác thuyền chất đầy của cải đã chìm lấp. Ngài luận rằng, thuyền buôn đa
phần sợ cướp biển, nên thường làm không mấy to để dễ di chuyển nhanh chóng, thế
nên mới hay gặp nạn khi biển bão tố. Nếu đóng thuyền lớn, chọn ngày lành tháng
tốt, trời yên biển lặng, chắc chắn an toàn.
Lý
Bật đòi được gặp Bệ hạ.
Bệ
hạ xem qua tờ sớ trình tấu của Lý Bật thì rất đỗi ngạc nhiên.
Lý
Bật tâu:
-Bẩm
Bệ hạ, những dòng chữ thần viết ra là thần dám đổi cả mạng sống… Xin Bệ hạ
chuẩn tấu.
-Trẫm
hiểu điều khanh nói.
-Suốt
đời thần mang ơn mưa móc của Bệ hạ, hưởng vinh hoa phú quý từ Bệ hạ, nay thần
tấu trình xin Bệ hạ cho thần được dẫn đoàn thuyền lớn của Triều đình ra đảo cát
vàng, trước là để sung quân số, dàn người, dàn binh, lập nhà, lập ấp, giữ gìn
cương giới, sau nữa là xin Bệ hạ cho Thần được làm Chúa đảo, phụng mệnh Bệ hạ
giữ gìn trật tự, dẫn dắt con dân làm ăn, khai thác đặc sản, khai thác của cải,
báu vật hàng năm nộp về Triều đình, sung vào Quốc khố.
-Trẫm hiểu
điều khanh nói.
-Đo
tướng Lý Nhất có công lớn với Triều đình, cắm được mốc giới nơi đảo cát vàng,
không quản hiểm nguy, lại có công phát hiện ra nhiều kho báu, tấu xin Bệ hạ mời
về cung, đặng ban cho tước hàm, đặng ban thưởng hào phóng để lấy tiếng thơm cho
trăm họ.
-Trẫm hiểu
điều khanh nói.
-Nếu
được chuẩn tấu, thần xin phụng sự Bệ hạ, làm kẻ nộ lệ cho Bệ hạ, hàng năm dâng
lên Bệ hạ nhiều báu vật…
-Nếu
đảo cát vàng chỉ có ròng cát vàng, không của cải, liệu khanh có tình nguyện tấu
trình để đi không?
-Bẩm
Bệ hạ, cái đó…
-Ta
nhớ, trước ta ban Thánh chỉ, kêu gọi các quan đại thần nêu gương, dẫn đầu đoàn
thủy binh ra thám sát đảo cát vàng, cắm mốc giới, chưa thấy ai tình nguyện.
Cuối cùng, ta phải cử Đô tướng Lý Nhất. Khanh nói sao với chuyện này?
-Bẩm
Bệ hạ, cái đó…
-Khanh
là quan đại thần trong Hoàng cung, chăm coi ngân khố, ta rất tin tưởng. Nhưng
mấy đêm nay ta nghe lính canh nói, đêm nào khanh cũng vào kho của cải vừa lấy
được ở đảo cát vàng, nhìn ngắm, suy nghĩ, ấy là khanh đang suy nghĩ cái lợi cho
bách tính, cho triều đình hay cho khanh?
-Bẩm
Bệ hạ, cái đó…
-Nói
vậy, nhưng ta vẫn chuẩn tấu về nguyện vọng của khanh xin tình nguyện ra
nơi cương giới…
-Hoàng
thượng vạn tuế, vạn vạn tuế.
Hoàng
thượng đứng dậy, dẫn đại thần vào phòng trong, đứng trước bản đồ nước Việt.
-Cương
giới nước Việt gồm cả đất liền và biển cả. Biển cả nay có Đô tướng Lý Nhất. Ta
cử khanh đi cương giới phía đất liền, nơi giáp với Bắc triều. Khanh vui lòng
không?
-Bẩm
Bệ hạ, cái đó…
Ngay
tức khắc, đo thống tướng quân hô to:
-Hoàng
thượng ban Thánh chỉ, sai Đại thần Lý Bật đi giữ cương giới phía bắc. Tiếp chỉ.
Lý
Bật luống cuống, quỳ thụp, mấp máy:
-Thần
lĩnh chỉ.
Lý
Bật cầm Thánh chỉ, lùi ra ngoài, lúc cúc bước dọc hành lang Đại điện, miệng lẩm
bẩm: Ngu ngu ngu… ta ngu… ta ngu… ta ngu…