24.
Hoàng
thượng Đại việt khẩn trương gọi các quan đại thần đến điện. Bệ hạ nói:
-Ta
vừa nhận được chiếu chỉ của Hoàng đế Bắc triều mời ta sang thăm và mong mỏi
muốn được nghênh đón ta. Các khanh nghĩ sao?
-Bẩm
Bệ hạ. Bang giao hai nước là tốt, Bệ hạ nên thu xếp lên đường.
-Bẩm
Bệ hạ, từ ngày Bệ hạ lên Vương, lần đầu tiên Bắc triều thân chinh cử Sứ thần
sang tận kinh thành mời Bệ hạ. Chuyện này ngược với thông sử lâu nay. E có
chuyện chẳng lành.
-Bẩm
Bệ hạ. Xét về mọi mặt, đáng ra ta phải mời Hoàng đế Bắc triều trước. Lại xét về
hiện tại, nước Việt ta dù nhỏ, nhưng nhiều lần, Bắc triều đánh ta, muốn xâm
lược ta nhưng bại. Các triều Vua Bắc triều đều thua. Vậy nên, hoàng đế mới nghĩ
tới việc bang giao lớn hơn là mưu kế. Xin Bệ hạ cứ tự tin lên đường.
Bệ
hạ ôn tồn:
-Bang
giao là cần. Nước Việt ta nhỏ, xây dựng bang giao với các nước lân bang, các
nước lớn cũng là cần. Lấy hữu hảo làm trọng. Nước nhà bình yên, trăm họ yên ổn,
sức dân được nuôi dưỡng, thế nước càng vững bền. Ta cũng muốn cho các nước lân
bang hiểu rằng, ai gây sự với ta, ta quyết không tha, một gang tấc đất đai của
tổ tiên quyết không để ai lấy mất. Ai hòa hiếu với ta để rộng đường buôn bán,
giao lưu hàng hóa, ta mở rộng cửa đón chào. Nay nhân có sứ quân Bắc triều mang
sắc dụ hoàng đế Bắc triều mời ta qua thì ta phải qua. Không gì phải băn khoăn,
nghĩ xiêu vẹo. Cứ lấy lòng thẳng ra ứng xử, cứ lấy tình hòa hiếu ra ứng xử,
càng gây dựng được thanh bình, xóa bỏ binh đao, thiên hạ càng được nhờ, đất
nước cứ thế thêm vững mạnh.
Các
quan đại thần gật gù đồng tình.
Bệ
hạ lại nói:
-Nhân
có sứ thần sang ta. Ta muốn cho sứ thần Bắc triều biết nước Việt ta mạnh hay
yếu, hay hay dở. Nay ta ra thánh chỉ, tổ chức cho thiên hạ đua thuyền, đua
quân, đua bắn cung tên, làm cho kinh thành phải như hội, người người nô nức tới
xem, thấy cái mạnh của thủy binh, của quân binh, thấy cái giỏi của ba quân,
thấy cái uy của đàn voi trận, không nhiều thì ít cũng làm cho sứ thần thấy thế
mà biết, mà sợ, mà về tâu với hoàng thượng Bắc triều để biết nước Việt thế đang
lên, lòng dân trăm họ một lòng bảo vệ non sông gấm vóc. Các khanh hiểu ý ta?
Các
quan đại thần dạ râm ran rồi rút đi, lo về thực thi thánh chỉ.
Còn
lại quan Đô thống tướng quân.
Bệ
hạ hỏi:
-Đã
có tin từ Lý Nhất? Nói ta nghe.
Đô
thống thì thầm:
-Bẩm
Bệ hạ. Tin cơ mật. Bắc triều đang có ý đưa quân chiếm đảo.
-Vậy
sao?
-Tại
đảo Nước Lửa, có một thứ nước bén lửa rất mầu nhiệm, nếu có nó, lấy bán cho các
nước lân bang, e không mấy lúc ngân khố của nước nhà tăng vọt trông thấy.
-Đó
là loại gì vậy?
-Lý
Nhất nói, thực sự là chưa biết loại gì, nhưng nước ấy thấm vào cát, đốt cát
cũng ra lửa, thấm vào vải vóc cũng đốt cháy, rất lợi hại.
Quan
Nội cung cho người lấy mẫu Lý Nhất gửi mang vào, đốt thử, lửa cháy lớn.
Bệ
hạ cầm nhúm cát lên, săm soi:
-Ta
nghĩ… Thứ này quý. Nhưng không dễ lấy. Nếu có, nó nằm rất sâu. Nhưng biết cách
vẫn lấy được. Thế hóa ra vì thế này mà Bắc triều sinh lòng tham, muốn ra cướp
đảo của ta.
-Bẩm
Bệ hạ, đúng vậy.
-Nhưng
như thế sao lại muốn nghênh đón ta ở kinh thành?
Đô
thống tướng quân nhìn Bệ hạ:
-Bẩm…
Cái đó thần chưa nghĩ ra..
Bệ
hạ đi lại, nói như tự nói với mình:
-Một
mặt mời ta sang và hứa nghệnh đón, một mặt lại âm thầm chuẩn bị cho thủy binh
chiếm đảo của ta. Ở cạnh một nhà hàng xóm to lớn mà bụng dạ thất thường, kể
cũng khó cho ta thật. Ta không lo cho chuyến đi của ta mà lo cho Đô tướng Lý Nhất và anh em ngoài đó. Binh lực
còn yếu, người chỉ có gần hai trăm, liệu có chống chọi được với Bắc triều?
-Bẩm
Bệ hạ. Đô tướng Lý Nhất nói, mong Bệ hạ yên lòng, lấy ít đánh nhiều, dùng mẹo
mà đánh, dùng trí mà hạ, đó là người nước Việt.
-Ta
qua, việc đầu tiên là cố ngăn binh đao. Nước ta còn nhỏ, sức dân chưa mạnh,
càng tránh binh đao càng lợi. Chỉ khi nào không ngăn được thì sống chết một
phen, cương giới phải giữ. Dù chỉ là đảo hoang cát trắng cũng là đất của tổ
tiên, phải giữ, huống hồ còn chất chứa những của cải quý giá… phải giữ… Khanh
cho cấp báo, sung quân, sung thuyền, chuẩn bị tiếp viện cho Lý Nhất.
-Bẩm
Bệ hạ, tuân chỉ.
X X
X
Tuân
theo Thánh chỉ, các quan đại thần đôn đốc các địa phương, tổ chức dân chúng về
kinh thành. Lại sai bộ binh, bộ thủy mang voi ngựa, mang thuyền bè giăng
kín trên sông. Chỉ mấy ngày mà kinh thành nườm nượp người, rồi từng đàn voi
trận dàn từng hàng, ngựa xe tấp nập, quân binh, thủy binh đằng đằng sát khí. Trên
sông, thủy quân dàn trận, chiến thuyền san sát, quân sỹ reo hò chèo thuyền,
khua chiêng, đánh trống vang trời. Thấp thoáng trong sườn núi, bộ binh gươm
giáo, cung tên cùng cờ xí rực rỡ đi lại tấp nập, khí giới rợp trời. Còn trên
cánh đồng mêng mông, hàng vạn con trâu bò chạy từng đàn, bụi bay mù mịt, lũ con
nít cũng vung gậy vung roi, hò reo không ngớt.
Dân
chúng bốn phía kinh thành náo nức.
Viên
sứ thần Bắc triều đứng nhìn mà thấy hoa mắt chóng mặt, không ngờ nước Việt lại
mạnh như thế, dũng như thế. Lại nhớ về lịch sử, sứ thần hiểu, vì sao Bắc triều
bao lần đánh chiếm nước Việt đều bất thành. Sức dân mạnh mà kết, lòng người
dũng mà quyện, trăm người theo một lệnh, vạn người theo một lệnh, khí thế hừng
hừng, như một đội quân không ai địch nổi.
Rồi
sứ thần lại được mời xem trò đâm cá. Dòng sông nước đục, mắt nhìn chẳng thấy
đáy. Các thủy binh ào ào băng xuống, dùng giáo mà đâm, đâm nhát nào dính cá
nhát đó, dân chúng hò reo không ngớt.
Lại
mời sứ thần xem những người lính Việt tay không đánh nhau với hổ trong
sân nhà vua. Hổ dữ gầm thét lồng lộn để vồ lấy người, nhưng đã bị những người
lính dũng khí lao tới, quần nhau với hổ dữ khiến cho hổ dữ cũng phải quay cuồng
lăn lóc mà chết.
Lại
mời sứ thần xem trò trăn với người. Con trăn to như cột đình, quấn chặt lấy
người lính nhỏ bé. Tưởng người lính không xương tan thì cũng gãy người. Nào
hay, người lính kiên cường, giằng được ra, túm lấy đầu trăn dí xuống nền gạch
cho nát ra, máu tươi lênh láng. Trong tiếng reo hò, hoàng thượng nước Việt hỏi
sứ thần, có muốn ăn thịt trăn thì cho hậu cung làm nhiều món thết đãi? Sứ thần
vừa xem trò, quá kinh sợ, vội vàng chối từ.
Sứ
thần bất an, vội vàng cáo từ về nước, lòng thầm nghĩ, đánh với người Việt là
khó, thôn tính người Việt là khó, biết thế mà sao Bắc triều luôn nôn nóng xâm
chiếm nước này?
25.
Hứa
Văn chống nạnh nhìn đoàn thuyền chiến, trong lòng lấy làm hả hê.
Bệ
hạ hỏi:
-Hoàng
thượng nước Việt đang sang gặp ta. Đúng ngày ta tiếp đón, nhà ngươi bắt đầu
phát lệnh xuất bến được chứ?
Hứa
Văn vui mừng:
-Bẩm
Bệ hạ, thuyền chiến đã sẵn sàng. Thủy binh đã sẵn sàng. Các thuyền đều được che
kín, đựng nước không thấm, với đoàn thuyền này, thần nghĩ, ta có thể hút hết
thứ nước lửa quý giá của nước Việt mà bán ra khắp thiên hạ, ngân khố Bệ hạ
không mấy chốc mà lớn mạnh.
Bệ
hạ cả cười:
-Ta
không nghĩ như khanh. Lấy được thứ nước ấy cũng tốt, nhưng tốt hơn là lấy được
đảo. Ta lấy được đảo, đảo ấy là trạm canh, là chốt gác, lấy được đảo thì lấy
được nước Việt, cái đó lâu dài.
-Bẩm
Bệ hạ, thần hiểu.
-Đáng
ra ta chưa cho xuất binh cướp đảo, nhưng vì đã phát hiện thấy thứ nước quý ấy,
không xuất binh ngay e nước Việt lấy trước.
-Bẩm
Bệ hạ, đúng vậy.
-Nhưng
khanh phải làm như ta nói, coi như đoàn thuyền này chỉ là đoàn thuyền của thảo
khấu thôi… Nước Bắc triều rộng lớn như ta, ai lại làm trò cướp bóc vậy.
-Bẩm
Bệ hạ… đúng thế…
Bệ
hạ Bắc triều và Hứa Văn nhìn nhau rồi cùng ha hả cười.
Hứa
Văn hạ giọng:
-Bẩm
Bệ hạ, có chuyện này, không biết có nên nói ra?
-Khanh
cứ nói.
-Dạ.
Thần muốn nhắc đến Tiểu Tiểu. Tiểu Tiểu là cháu ruột của Bệ hạ…
-Thì
sao?
-Việc
cướp đảo nước Việt là cơ mật. Tiểu Tiểu có công nhưng nàng cũng đã biết mọi
chuyện cơ mật này…
-Thì
sao?
-Bẩm…
Cái gì biết thì sẽ lộ…
-Thì
sao?
-Thần
e phải làm một việc khi quân..
Bệ
hạ nhìn Hứa Văn. Hứa Văn khiếp vía lùi lại, chân tay run rẩy. Tiếng Bệ hạ nhỏ
nhẹ:
-Nếu
giữ nó mà yên, giữ. Nếu có nó mà không yên, giết.
Hứa
Văn thở phào:
-Bẩm
Bệ hạ, thần lĩnh chỉ.
X X
X
Hoàng
đế nước Việt mang theo chín con thuyền chiến để hộ giá thuyền rồng sang Bắc
triều. Đoàn thuyền rẽ nước mà tiến, thuận gió, thuận sóng, chẳng mấy ngày mà
tới. Lần đi này, các quan đại thần chỉ thấy khác lạ, Bệ hạ lại cho vời quan
chép sử theo cùng. Quan chép sử tên là Lý Vân, vốn tính cương trực, ngay thẳng,
kiến thức thuộc loại đệ nhất thiên hạ. Vốn ngày ngày, mỗi khi rảnh rỗi, Bệ hạ
vẫn thường đàm đạo với Lý Vân, có điều gì cần ghi lại cho hậu thế, Lý Vân cứ
lựa chọn mà chép. Sử chép của Lý Vân lấy cái chính trực làm chủ, minh bạch,
không vẽ vời, không hoa mỹ cũng không bóp méo. Nhưng chính sử đôi khi cũng không
thể chép ra hết chính sử. Nên mới có chuyện, nhân chuyến đi cùng Bệ hạ, lênh
đênh trên biển, chuyện to chuyện nhỏ nói mãi cũng hết, chuyện thế sự, quốc gia
bàn mãi cũng cạn, nhân khi chỉ ngồi riêng với Bệ hạ. Lý Vân thưa:
-Bẩm
Bệ hạ, có chuyện này thần muốn tâu với Người, không biết nên chăng?
Hoàng
thượng cả cười:
-Khanh
với ta xa lạ gì nữa, tính khí của khanh ta cũng đã tường, có điều gì cứ nói hết
ra, không e ngại.
Lý
Vân vẫn dè chừng:
-Nhưng
chuyện này, thần e Bệ hạ khi nghe xong, nhẹ thì nổi giận, nặng thì chém đầu
thần nếu thần cố nói.
Hoàng
thượng cười lớn:
-Lý
Vân ơi là Lý Vân. Ta với các khanh coi nhau như máu mủ ruột rà, chuyện lớn
chuyện bé đêm ngày đều tâm đầu ý hợp. Chung ý thì cùng gật gù thân ái, khác ý
thì cùng tranh cãi đến cùng, trên dưới phân minh, rành rẽ, nào ta có ngăn cản
các khanh điều gì đâu, ta cũng đã phạt ai nói năng chính trực, ngay thẳng chưa
nào?
Lý
Vân nói:
-Bẩm
Bệ hạ, chuyện này nói trải lòng phân vân của thần cũng được mà như tấu trình
với Bệ hạ cũng được. Là người được Bệ hạ giao phó việc chép sử cho muôn đời,
thần không thể không nói.
Hoàng
thượng ra chiều sốt ruột, phẩy tay:
-Ta
cho phép khanh nói hết, đừng giấu trong lòng điều gì.
Lý
Vân ngẫm nghĩ chốc lát rồi cất tiếng:
-Bẩm
Bệ hạ. Theo sử của thần đã chép, Bệ hạ lên ngôi là vì Hoàng đế Lê Long Đĩnh
chuyên quyền, bấn nát vì gái, vì rượu, vì đua đòi ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc
nước, ham hố nhục dục, khiến lòng dân trăm họ ca thán phẫn nộ. Lại trước đó,
lời sấm có ở khắp nơi, hiện ra cả trên gốc cây, mặt đá, nước Việt sẽ xuất hiện
một vị minh quân họ Lý là Người. Thiên hạ lại nghe khi hoàng đế Lê Long Đĩnh ốm
đau kiệt quệ, chính anh em họ nhà Lý đã cho người thuốc độc chết để tiệm chiếm
ngôi báu, đưa Bệ hạ lên ngôi Vua như hiện giờ, mọi chuyện đều có sự sắp đặt của
Thiền sư Vạn Hạnh cả. Cơ nghiệp các Hoàng đế nối ngôi nhau là lẽ thường nhưng
chỉ vì điều này mà đưa ra thiên hạ những cái xấu xa oan uổng cho Hoàng đế Lê
Long Đĩnh e không hợp chính sử, làm tổn hại đến người thiên cổ mà đời sau mù
mịt chính sử không biết đâu phải, đâu trái. Ý thần là muốn nói vậy, chính sử
phải chép thành chính sử.
Hoàng
thượng ôm vai Lý Vân:
-Lý
Vân ơi Lý Vân. Điều khanh nói, nếu bệ hạ không phải ta mà người khác, lòng dạ
hẹp hòi, tim gan ích kỷ, e khanh sẽ đầu lìa khỏi cổ. Khá khen cho khanh thẳng
thắn nói hết ruột hết gan cái phân vân của thiên hạ. Những chuyện khanh nói rốt
cuộc cũng chỉ là trong thâm cung bí sử. Giờ ta nói có cũng được, không cũng
được. Khanh chỉ cần biết, ta nối ngôi nhưng làm cho nước Việt cường thịnh hơn,
cũng vẫn tôn kính những bậc tiền bối, không làm gì hổ thẹn, thế là được rồi.
Người chép sử cho quốc gia lấy cái cốt cách lớn lao làm căn cơ, không việc chi
phải mất công đi vào tiểu tiết. Những tiểu tiết, như đồn, như thổi ấy kệ cho
bọn văn nho làm văn, làm thơ, kệ cho thiên hạ nghi ngờ, bia miệng. Ta chỉ nói
với khanh thế này thôi, khi hoàng đế Lê Long Đĩnh băng hà, nhất nhất trên dưới
tôn ta lên nối nghiệp. Vậy thôi mà. Nếu trên dưới không một lòng, ta có làm bệ
hạ được không, một mình Thiền sư Vạn Hạnh có dời non lấp bể được không?
Lý
Vân nói:
-Nhưng
thiền sư Vạn Hạnh cứ sắp đặt trong thiên hạ lời đồn thổi về những cái xấu xa vu
khống cho hoàng đế Lê Long Đĩnh, thần e không thuận, có hại mà không có lợi.
Hoàng
thượng gật gù:
-Điều
này ta có biết. Ta cũng không đồng tình. Ai cũng có xấu có tốt. Người Việt ta
có câu, chín bỏ làm mười, nghĩa tử nghĩa tận, âu thì tha thứ cái không tốt, lưu
giữ cái tốt của người đã khuất với hậu thế, há chẳng hơn sao?
Lý
Vân nói:
-Bẩm,
vậy nên thần mới nói hết với Bệ hạ, chính sử thần vẫn chép, mà những gì không
thuộc chính sử nhưng thuộc dân gian cũng cho phép thần chép ra, sau con cháu
khỏi cho rằng Bệ hạ cốt chép sử lợi cho mình mà mất đi sự khách quan, chính
thực.
Hoàng
thượng gật đầu:
-Khanh
thấy có lợi cho nước thì cứ làm, đừng để kẻ phản nghịch lợi dụng là được. Nhưng
hôm nay khanh nói chuyện này ra mà như không nói chuyện này, là để hàm ý nói
với ta điều khác?
Lý
Vân giật mình rồi cười:
-Bệ
hạ quả anh minh.
Hoàng
thượng nhìn vào mắt Lý Vân:
-Khanh
hình như không mấy tin ta?
Lý
Vân chắp tay:
-Bệ
hạ nói thế là khép thần vào tội chết sao. Thần phụng mệnh Bệ hạ, lấy lòng tin
làm đầu, không thể không tin mà phụng mệnh được.
Hoàng
thượng lại hỏi:
-Nếu
vậy, khanh vẫn còn điều chi ray rứt muốn nói ra?
Lý
Vân thổ lộ:
-Tất
cả là ở chuyến đi này, thưa Bệ hạ.
Hoàng
thượng cầm tay Lý Vân:
-Ta
đang cần khanh nói về chuyến đi này của ta. Thực lòng, đi thì phải đi mà lòng
ta bất an. Đi mà biết trước chuyến đi không hẳn là được Bắc triều nghênh tiếp
mà hình như sau sự nghênh tiếp còn là sự dọa dẫm. Nếu ta khí khái, ngang ngạnh,
coi trời bằng vung, thách thức, vỗ ngực cũng không được, mà nhún nhường, khép
nép, hạ mình theo thứ bậc cũng không được. Các bậc tiên đế nước Việt đều đã
phải đánh trả sự xâm lấn của các hoàng đế Bắc triều. Ta phận hậu thế, lại mới lên
ngôi, ứng xử làm sao để nước Việt ngửa mặt nhìn thấy trời, nước lớn Bắc triều
phải nể phục, lại không hổ thẹn với các nước lân bang, mà trăm họ trong nước
thì hoan hỉ, vua tôi một lòng trên dưới.
Lý
Vân cảm kích trước những lời châu ngọc phát ra từ ruột gan Bệ hạ:
-Bệ
hạ nói ra những điều ấy khiến thần rất ngưỡng vọng. Chỉ có điều, vì sao Bệ hạ
biết là Bắc triều đang rục rịch chuẩn bị xâm lược chiếm đảo của ta mà Bệ hạ vẫn
sang cho họ nghênh đón? Ai không biết thì hoan hỉ vì chuyến đi bang giao có một
không hai, ai hiểu thì nghĩ Bệ hạ nhụt chí chống Bắc triều, sang để cầu hòa,
cầu yên, làm hèn đi cái chí giữ nước vốn có truyền thống lâu đời của người Việt
ta, làm khác đi cái chí cao, dũng mạnh của các bậc tiền nhân trước đó. Như
Hoàng đế Lê Long Đĩnh cũng từng nhiều phen lên ngựa xông pha chiến trận bảo vệ
cương giới.
Hoàng
thượng cười ha hả:
-Ta
hiểu, ta hiểu ý khanh. Khá khen cho khanh thẳng thắn, chân thành, nói với ta
những điều tâm huyết như thế là bậc trung thần. Vậy ý khanh thì sao? Ta nên đi
hay không đi?
Lý
Vân nói:
-Nên
đi. Bệ hạ đi là đúng. Biết Bắc triều sắp xâm lược đất đai tổ tiên mà vẫn nhận
lời sang nước họ theo lời mời mọc là bệ hạ cao kiến và dũng khí.
-Khanh
nói tiếp đi.
-Bẩm
bệ hạ. Đi lần này, Bệ hạ nhất mực hoan hỉ, ép Bắc triều phải nói nhiều đến bang
giao, đến hòa hiếu, có thế khi xảy ra việc Bắc triều xâm lược, ta càng có thế
mạnh để loan báo với các nước lân bang về sự tráo trở, lá mặt lá trái của họ,
bao vây cô lập họ về bang giao với các nước, làm họ phải thấy xẩu hổ.
-Khanh
nói phải lắm.
-Bệ
hạ cũng phải khéo léo để lộ vài tin tức, kiểu như ta đã biết ý định của Bắc
triều muốn chiếm đảo, muốn nhòm ngó thèm khát cái thứ nước lửa quý giá ngoài
cương giới của ta. Bệ hạ cũng nhắm đích tới Lý Bật, đại thần nước Việt mà bán
nước chạy theo Bắc triều, Bắc triều lại dùng Lý Bật để mưu toan đánh lại người
Việt, làm vậy để hoàng đế Bắc triều cũng phải giật mình, như ông bà ta có câu:
có tật giật mình, sinh ra nghi kỵ trong nội bộ để lộ tin cơ mật, sinh bất an,
quyết đoán không mạnh, có khi nhờ vậy mà thu quân, thu binh, thu thuyền, bớt đi
một cuộc binh đao với ta. Ta đang yếu, đang cần dưỡng sức dân, bớt một cuộc
binh đao là quý.
-Khanh
nói phải lắm.
-Nhưng
nếu Bắc triều ra ý dọa dẫm, o ép, Bệ hạ phải mạnh lời, mạnh tiếng, không ngại
ngần tuyên bố chí khí nước Việt, muốn hòa hiếu với các nước lân bang nhưng cũng
không nương tay với ai cố ý xâm lăng cướp đất. Bệ hạ làm được thế, lòng dân
hoan hỉ, quan quân phấn chấn, binh sĩ nức lòng mà kẻ chép sử như thần cũng lấy
đó viết lại cho hậu thế, đời đời con cháu biết được khí phách của Bệ hạ, dũng
khí của Bệ hạ, cái mạnh mẽ muôn đời của người nước Việt.
Hoàng
thượng đặt tay lên vai Lý Vân, hiện rõ sự ưng ý.
26.
Lễ
nghênh đón của hoàng đế Bắc triều dành cho Hoàng đế nước Việt quả là hiếm có.
Hoàng cung trang trí lộng lẫy. Cung nữ múa hát rắc hoa suốt dọc lối đi trong
đại điện. Quân binh, thủy binh gươm giáo cung tên oai phong đứng chào. Lại có
cả súng thần công khai hỏa nghênh tiếp. Lại có cả những thớt voi chiến nghênh
tiếp. Lại có cả hàng trăm ngựa chiến phi nước đại bám theo đoàn ngựa xe chở Hoàng
thượng nước Việt. Ngay cả tiệc thết đãi cũng hiếm gặp. Những mâm thịt hổ còn
nguyên thủ cấp, nhìn đã thấy ẩn chứa ý tứ. Đũa ngà bát ngọc. Sơn hào hải vị
thôi thì không thiếu thứ gì Bắc triều có mà không mang tới. Hoàng cung lộng
lẫy. Âm nhạc rộn ràng. Người phục dịch đi ra đi vào cung kính.
Hoàng
thượng Bắc triều cười cười giả lả, nâng ly ngọc ngang mặt, cung kính:
-Hai
nước chúng ta, nước to, nước nhỏ, nước giàu, nước nghèo không cần phân định,
bang giao lấy chữ tín làm trọng, lấy chữ hòa hiếu làm trọng, lấy chữ kính làm
trọng, xin cạn ly này.
Hoàng
thượng nước Việt cũng cung kính nâng ly đáp lời:
-Xin
đa tạ sự nghệnh tiếp tưởng không thể sang trọng hơn nữa. Xin cạn ly này.
Hoàng
thượng Bắc triều cạn hết ly rượu, lại nói:
-Bang
giao hai nước, chuyện cũ có gì không hay xin bỏ qua, xin khép lại, nay cả ta và
bệ hạ đều vừa nối ngôi, công việc trong nước bộn bề, sức dân đang mỏi, vậy nên
lấy sự bang giao hữu hảo hai nước cho mở đường buôn bán, giao thiệp, giàu cùng
giàu, vui cùng vui, lấy cái bắt tay, lời chào làm giao tiếp hàng ngày, chuyện
binh đao, gây hấn nhau cho lui vào quá khứ. Nay Bệ hạ nước Việt sang thăm, ta
và triều đình Bắc triều lấy làm hỉ hả, xin cùng nhau tay trong tay, cùng chung
ý chung lời làm theo sáu chữ này: Hữu hảo, tương trợ, hòa hiếu.
Hoàng
thượng nước Việt cung kính nói:
-Sáu
chữ đó hay lắm, Bắc triều quả thật sâu sắc.
Hoàng
thượng Bắc triều:
-Từ
nay hai nước cứ lấy sáu chữ mà ta ban ra ấy mà làm theo, nhất nhất tuân
thủ.
Hoàng
thượng nước Việt:
-Bệ
hạ nói hay lắm. Những chữ của Bệ hạ Bắc triều là dành cho trăm họ Bắc triều.
Nước Việt ta cảm tạ thịnh ý nhưng xin không mang sáu chữ ấy về nước mình
được.
Hoàng
thượng Bắc triều đang cười chợt lặng đi vì bất ngờ.
Hoàng
thượng nước Việt lại nói:
-Bắc
triều của Bệ hạ rộng lớn, người đông, nước mạnh, hẳn còn là tấm gương cho các
nước lân bang về hòa hiếu, về bao dung, về đức pháp. Nước Việt ở cạnh, tự hào
có Bắc triều mạnh, mạnh mà có đạo, có đức, trăm họ khen ngợi, đó cũng là cái
phúc lớn cho hai nước chúng ta.
Hoàng
thượng Bắc triều gắng cười:
-Quá
khen. Quá khen.
Hoàng
thượng nước Việt lại nói:
-Người
xưa nói, nước lớn mà đức bé thì dễ gây thù oán lân bang, với Bắc triều, ta tin
nước lớn mà đức Bệ hạ cũng lớn, vì thế nên dù ở cạnh Bắc triều, nước Việt bé,
người Việt ít mà lòng vẫn yên là vậy.
Hoàng
thượng Bắc triều gật gù:
-Quá
khen. Quá khen.
Hoàng
thượng nước Việt nói tiếp:
-Hai
nước lân bang không giữ hòa hiếu mà để xảy ra binh đao thì thiên hạ dễ oán
trách, sức mạnh sẽ yếu, các nước lân bang hẳn sẽ chê cười. Ta tin Bệ hạ không
lấy binh đao thay lời, không lấy chiến tranh thay ý. Cương giới hai nước muôn
năm bình yên, giao thương hai nước muôn đời thuận lợi, âu cũng là mơ ước của
muôn dân trăm họ.
Hoàng
thượng Bắc triều lại gật gù:
-Phải
lắm. Phải lắm.
Hoàng
thượng nước Việt hạ giọng:
-Trên
đường sang Bắc triều thăm thú, ta nghe đâu đó lao xao, rằng hình như trên biển
đang rình rập bọn thảo khấu, cương giới ngoài đảo xa của nước Việt có vẻ không
được yên ổn, cũng mong Bệ hạ vì quan hệ hai nước mà trợ giúp một tay, dẹp bọn
thảo khấu, giữ trời yên biển lặng, đường biển yên thì giao thương hai nước cũng
yên. Chỉ sợ tên Lý Bật phản loạn, chạy sang Bắc triều, nghe nói không được Bệ
hạ nghênh đón nên phải thoát thân móc nối với lũ thảo khấu làm loạn trên biển,
muốn cướp đảo vùng cương giới người Việt, ta cảm thấy muôn phần bất an, mong bệ
hạ ra tay đặng giúp nước Việt giữ yên biên cương bờ cõi.
Hoàng
thượng Bắc triều khựng lại, nụ cười trở nên méo mó nhưng cũng điềm tĩnh đáp từ:
-Hảo
a. Hảo a. Ta hứa, ta hứa.
Nhạc
réo rắt.
Ly
cụng ly.
Cuộc
tiệc mãi tới canh ba mới tàn.
Ruột
gan Hoàng thượng Bắc triều như lửa đốt.
X X
X
Hứa
Văn phì phèo cái tẩu thuốc, đứng trên mạn con thuyền dẫn đầu, vẻ mặt hí hửng.
Hắn tính, giờ này trong Hoàng cung, chắc hai hoàng thượng đang mải mê chuyện
trò, chén thù chén tạc, lại nghe con hát, lại ngắm mỹ nữ. Lúc chia tay, Bệ hạ
còn lưu luyến không nguôi. Lại còn hứa ban thưởng. Lại còn hứa giao thêm quyền
bính. Hứa Văn đâu cần những thứ đó của Bệ hạ. Hứa Văn cần là cần chuyến đi này,
nói công khai cũng được mà nói cơ mật cũng xong. Trong tay có thánh chỉ bệ hạ,
thuyền đi không ai xét hỏi, tha hồ muốn làm gì làm. Không như cái thuở chỉ là
dân buôn bán, đi đâu lo nơm nớp. Nay nhà buôn mà lại đại thần, đại thần lại chính
nhà buôn. Hứa Văn ngửa mặt cười ha hả.
Hứa
Văn ranh ma còn dốc hết vốn liếng, thuê cả đoàn thuyền của Nhật Bản theo cùng.
Nước lửa lấy được, số cho thuyền vào cống nộp Bệ hạ lấy công, lấy thưởng, phần
lớn nữa thì cho xuống thuyền Nhật Bản, cho chạy sang Nhật Bản bán riêng, lấy
riêng. Đi một chuyến mà được cả công cả tiền, cả tiếng cả lực, hóa ra đời này e
chỉ Hứa Văn làm được. Sau chuyến này, cứ đà ấy, thế ấy, đường ấy, Hứa Văn mang
tiếp binh lực ra, ép lấy thêm mấy đảo nước Việt, chẳng mấy chốc mà giàu có. Chỉ
có nhúm người Việt ngoài kia, vũ khí binh lực thuộc loại thấp kém, đọ sao được
với binh khí vũ lực của Hứa Văn.
Lại
nhớ đến Tiểu Tiểu. Nếu Tiểu Tiểu biết Hứa Văn còn lén lút hút nước lửa chuyển
sang đội thuyền thuê của Nhật Bản để bán cho Nhật Bản, e Hoàng thượng tru di
tam tộc. Nhưng mà giờ thì có gì phải lo. Đã có Bệ hạ ban thánh chỉ, thấy bất
lợi thì giết. Giết chứ gì nữa. Không giết để Hứa Văn lộ mặt là đại thần tham
lam trộm cướp ư?
Thế
là mãn nguyện nhé.
Dù
vẫn biết lần đi này, bao nhiêu vốn liếng tích cóp nhiều năm dồn vào đây, nếu mà
nhỡ có chuyện gì, thuyền thuê gặp nạn là đền bù đến khuynh gia bại sản, nhưng
thời tiết này, gió này, biển này, trời có thù ghét cũng không thể gây bão tố
được.
Nắng
chói lòa trên biển. Vẫn còn xa lắm mới tới được đảo có nước lửa.
Dù
đường xa thế nhưng Hứa Văn đã thấy lấp loáng, óng ánh những đồng tiền vàng.
Và
hắn lại theo thói quen, ngửa cổ lên trời, cười ha hả.
X X
X
Mấy ngày qua, mọi thông tin, công việc, tình cảm, ý chí của
tất cả dân binh, thủy binh đều dồn về đảo Nước Lửa. Không phải ai cũng
biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng chỉ cần nhìn những công việc đang chuẩn bị
ngày một gấp gáp, người ta dần biết rằng, đảo Nước Lửa đang cần được bảo vệ. Lý
Nhất và Lý Đạt chỉ huy ở tiền tiêu, ngày quên ăn, đêm quên ngủ. Từ đảo Vú Mẹ,
Lý Thắm và Huệ Hương cho người đưa thuyền mang tới đảo Nước Lửa bao nhiêu vỏ ốc
lớn mà Lý Nhất vẫn nói chưa đủ. Lý Thắm phải phát lệnh cho các đảo khác nữa,
tìm kiếm vỏ ốc dồn về. Lý Nhất lại sai Lý Đạt dồn dân binh, thủy binh về đảo Nước
Lửa, ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ, đào nhăng nhít trên đảo những đường hào nhỏ và
sâu, chạy từ ven chân đảo, chạy xuyên vào trung tâm, những đường hào ấy dồn về
ở cái giếng chứa nước lửa. Đào xong những đường hào ấy, Lý Nhất lại cho đan
những phên nứa che miệng hào lại, phủ rong rêu, phủ rau muống biển- thứ cây
xanh duy nhất ở đây, nhìn không thấy được. Lại cho các cô gái dùng nhiều dây
thừng, buộc nối hàng trăm, hàng ngàn cái vỏ ốc lại với nhau, thành từng sợi dây
vỏ ốc dài, trong từng vỏ ốc lại cho chất đầy thứ nước lửa ấy trộn lẫn với cát,
với vải, xếp đặt gọn gàng trên những con thuyền và phủ lưới cụ lên che kín. Lại
sai mang tới nhiều mảnh buồm cũ, vải áo quần cũ, xé thành sợi nhỏ, đan nối nhau
thành bùi nhùi, phơi cho khô, rồi lại thả dài dưới các đường hào. Lại sai
đào nhiều hố lớn, kín đáo sau những mô đá, sau những ghềnh san hô, lấy chỗ ẩn
nấp của quân binh. Cung tên cũng đã chuẩn bị. Hàng ngàn cây đuốc thấm đẫm loại
nước lửa cũng đã chuẩn bị. Gươm giáo cũng đã chuẩn bị.
Đốc
tướng Lý Nhất lại sai một số dân binh trai tráng ngày đêm khắc chữ lên những
thanh gỗ cứng, mỗi thanh khắc hai chữ ĐẠI VIỆT, khắc xong thì đi thuyền tới các
đảo chôn sâu xuống đảo, cắm hết mốc giới. Một số dân binh khác thì lo việc đo
đạc các đảo, bề ngang, bề dài, bề rộng, hướng nam, hướng bắc, hướng đông, soạn
thảo kỹ càng bản đồ, đo đạc tỉ mỉ ở đâu có đá ngầm, ở đâu có san hô, ở đâu là
đường đi lối lại an toàn cho thuyền bè, ở đâu là chỗ nước xoáy, đảo nào có loại
cây dại gì, có địa hình gì, thủy triều lên xuống hàng ngày thế nào, hướng gió
hàng ngày thế nào, thời gian mặt trời lặn mọc thế nào, tất cả cho ghi chép lại,
đóng gói để gửi vào cho kinh thành đặng rõ ràng cương giới đảo ngang biển dọc,
sung vào kho bản đồ của toàn cõi Việt. Lại sai những người khác theo thuyền đi
tới các đảo, tìm kiếm, đào bới những nơi thuyền bè lâu năm bị bão tố đánh chìm,
lấy lên những của cải quý giá như vàng ngọc, như vũ khí, như ngư cụ, tập trung
dồn hết về đảo Vú Mẹ để đưa về đất liền giao nộp cho triều đình. Khi rảnh việc
củng cố chiến sự ở đảo Nước Lửa thì lo củng cố lều bạt, đào nhà hầm, chống chèo
chỗ ở, ổn định nơi ăn, nơi ngủ cho từng đảo. Lại xây dựng các kho chứa lương
thảo, chứa vũ khí, chứa ngư cụ. Dân binh, thủy binh các đảo đều thanh niên trai
tráng, con gái con trai ngày đêm vui vầy, làm đấy, cười đấy, dù có mệt nhọc mà
quên mệt nhọc, khí thế bừng bừng, không ai chểnh mảng, không ai lười biếng,
không ai thối chí.
Lý
Thắm, Huệ Hương nghe lời Lý Nhất, tìm trong đám con trai con gái, ai biết hát
thì dạy hát, biết múa thì dạy múa, biết võ thì dạy võ, biết cung tên dạy cung
tên, biết bơi lội dạy bơi lội, thành ra trên đảo mọi người đều sảng khoái, vui
vẻ, quyện lấy nhau sống, tình cảm thắm thiết, quên nỗi nhớ nhà, quên nơi sóng
gió, quên ngày quên đêm, khí thế chưa thấy đâu mạnh mẽ như thế, hừng hực như
thế.
Ngày
làm, đêm nghỉ. Trai gái ai quen hơi bén tiếng nhau thì tự tìm lấy nhau, tự đưa
nhau đi, nói chuyện, làm quen, tay trong tay, nghĩ tới sự tác hợp lâu dài, sinh
con đẻ cái.
Những
người quen chài lưới thì tranh thủ ra khơi đánh cá, thả lưới gần quanh đảo mà
cá nhiều vô kể, ăn không hết thì mang phơi, mang ướp muối, đợi ngày thuyền vào
đất liền thì gửi vào.
Lý
Nhất yên lòng nhìn thủy binh, dân binh một lòng một dạ cùng chàng giữ đảo, lòng
lại thầm cảm tạ Hoàng thượng đã nhìn xa trông rộng, giữ cương giới từ xa, ổn
định cuộc sống ngay tại đảo là ổn định lòng mình, không có mốc giới nào vững
bền hơn mốc giới trong lòng mình, trong tim mình với đất nước.
Chỉ
phiền một nỗi, vừa chân ướt chân ráo kéo quân ra đảo đã lo dàn binh bố trận
chống đỡ quân xâm lược. Nhưng thế cũng là dịp thử sức với binh đao.
Nay
mọi việc bố phòng, dàn trận kỹ càng, không còn gì phải lo nghĩ nữa.
Chỉ
có hai kẻ ở trên đảo mà như ở thế giới khác, không ai hỏi han, không ai sai
việc, suốt ngày chỉ biết ngồi bó gối, nhìn trời nhìn đất, đó là Lý Bật và Tiểu
Tiểu.
Mỗi
ngày qua đi, nhìn cảnh bố phòng của thủy binh, dân binh, nhìn cái cách xây dựng
phòng tuyến đón lỏng trên đảo, nhìn cái khí thế một lòng bảo vệ cương giới của
dân binh, thủy binh do Lý Nhất chỉ huy, Lý Bật tự thấy hổ thẹn, tự thấy lạc
lõng vô cùng. Tiểu Tiểu lại ngơ ngác, rồi cảm thấy thực lòng run sợ trước Lý
Nhất. Vừa đấy trên đảo đã thành phòng tuyến, chưa đánh đã thấy thắng lợi, Tiểu
Tiểu nghĩ tới cảnh thuyền bè, quân lính của Bắc triều lao vào đảo mà chết trong
lửa, đã chợt rùng mình thất sắc.
27.
Hoàng
đế Bắc triều nửa đêm cho triệu tập đại quan lo việc quân cơ vào phòng riêng.
Đây cũng là việc hiếm gặp, chỉ xảy ra khi đất nước gặp nguy biến. Nhìn sắc mặt
của hoàng thượng bất an cũng biết là có việc chi khẩn cấp.
-Bẩm
Bệ hạ, giờ này…
-Đúng
thế… Ta lo nghĩ không ngủ được. Khanh nói xem, đoàn thuyền của Hứa Văn đã đi
được bao xa?
-Bẩm
Bệ hạ, tính đường đi, thuận gió, thuận sóng thế này cũng đã được nửa chặng
đường tới đảo.
-Nửa
chặng đường?- Hoàng thượng nhíu trán- Có cách gì đuổi kịp không?
-Ý
Bệ hạ là…
-Khanh
phải tìm một chiến thuyền nhỏ, buồm lớn, cử theo một tốp lính có tay chèo giỏi,
điều khiển thuyền giỏi, làm sao đuổi kịp đoàn thuyền của Hứa Văn, đưa Thánh chỉ
của ta, yêu cầu đoàn thuyền quay về kinh thành, tạm hoãn việc cướp đảo.
Quan
đại thần giật mình:
-Bệ
hạ… Sao lại thay đổi như vậy?
Hoàng
thượng đăm chiêu:
-Tối
nay thết đãi yến tiệc với Hoàng đế Đại Việt, khanh ngồi cạnh ta đã nghe rõ hết
rồi. Hình như kế hoạch cướp đảo của Hứa Văn đã bị nước Việt nắm rõ, dù chỉ nói
bóng gió, nhưng ta biết, việc cơ mật đã bại lộ, nếu cứ cho tiếp tục, lợi bất
cập hại, tai tiếng để đời, cái mưu lấy tiếng bọn thảo khấu để cướp đảo e không
thành, rành rành mọi chuyện quân ta cướp đảo rõ như ban ngày, tiếng xấu lan
truyền trong thiên hạ, rằng Hoàng đế Bắc triều vừa nghênh đón Hoàng đế nước
Việt, vừa lén lút cho thủy binh đi cướp đảo nơi cương giới, ta sẽ hổ thẹn biết
bao.
Đại
quan nín thinh. Lời bệ hạ vừa nói không thể không nghe.
Hoàng
thượng lại nói:
-Ta
cứ tự hỏi, đảo xa như thế, cứ cho quan đại thần Lý Nhất của nước Việt ép Tiểu
Tiểu, dồn Lý Bật khai ra kế hoạch cướp đảo của ta, nhưng đường biển xa xôi, sao
có thể đưa tin về nước Việt nhanh như thế. Rồi ta lại tự trả lời, bao năm qua,
những triều hoàng đế trước ta nữa, Bắc triều ta thực ngu ngốc, chỉ ham lấn
chiếm cương giới trên đất, chỉ ham vơ vét của cải trên đất liền mà quên biển
cả. Thế giới ai cũng biết Bắc triều ta đứng hàng đầu về sản xuất sắt thép, đồ
đồng, vũ khí, vải vóc, tơ lụa, nhưng lại yếu nát về thủy binh, bỏ bê cương giới
biển. Không như người Việt, đường sông, đường biển đều thông thuộc, hướng gió,
hướng sóng ở đâu cũng rành rẽ. Đánh nhau với người Việt, chiếm đất đai cương
giới của họ bao nhiêu triều đại qua, sở dĩ Bắc triều thua là vì ta phải đi
đường biển đường sông, thế là ta phô ra cái yếu để rơi vào cái mạnh của nước
Việt. Biết là biết thế mà không làm thế nào….
Đại
quan nói:
-Bẩm
Bệ hạ, nếu Bệ hạ lo lắng như thế, muốn hoãn binh lại, thần có thể sai một nhóm
thủy binh đi thực thi ngay nhiệm vụ.
-Đúng
vậy. Đi ngay. Mang thánh chỉ của ta sai Hứa Văn lập tức quay thuyền.
Đại
quan vội vã tổ chức chiến thuyền ngay trong đêm.
Từ
khi ấy, hoàng thượng Bắc triều mới ngả được lưng lên long sàng, yên tâm chợp
mắt.
X X
X
Lý Nhất đi thuyền về tới đảo Vú Mẹ cũng đã
canh ba. Chàng quay thuyền về sớm để tính liệu một việc quan trọng. Đã quen
trận chiến binh đao, Lý Nhất hiểu, thắng thua là chuyện không ai nói trước. Nay
giữa nơi đảo xa, biển cả mênh mông, thắng không còn gì để nói, thua thì đường thoát
e không thể không tính đến. Nay chi bằng cứ chuẩn bị một con thuyền chốt sẵn,
nếu có hề chi cho mọi người lặng lẽ theo thuyền mà rút, ưu tiên đàn bà con gái,
dân binh. Khi đó, Lý Nhất và anh em thủy binh sẽ ở lại đảo một phen sống mái.
Về
gần tới lều, trong ánh trăng mờ tỏ, sương trắng còn bay, bỗng đâu nghe tiếng
hát chèo. Tiếng hát chèo của Lý Thắm. Lý Nhất đứng sững bên lều. Lời hát ngân
trong, ấm áp, vang lên trong đêm thanh vắng. Lại có tiếng sóng biển như vỗ, như
hòa, như nâng, như nhịp, nghe như tiếng trống chèo thăm thẳm trong nỗi nhớ ở
quê nhà. Lời hát lại như được dâng lên, thổi lên, vút lên, quyện trong
tiếng gió, quyện trong thinh không, vần vũ giữa đất trời cương giới. Lời hát
ngọt lắm, điệu đàng lắm, da diết lắm, cứ như có thể níu ánh trăng xuống cát, cứ
như chao chiêng màu vàng của cát trên đảo bồng bềnh trong thứ ánh sáng huyền
huyền ảo ảo của trăng khuya, lại như lay lắt, níu kéo ruột gan người nghe, thăm
thẳm sâu lắng về một miền thơ ấu. Như là thằng cu con Lý Nhất đang níu chân mẹ
vào đêm hội làng, trong tiếng hát chèo dệt gấm thêu hoa vùng quê mùa gặt đến.
Như là anh chàng Lý Nhất bâng khuâng lưu luyến phải chia tay cô thôn nữ trên
con thuyền bé nhỏ chèo lướt dưới sông quê chở đầy ánh trăng bàng bạc, chở đầy
những lời hò hẹn, chở đầy nỗi nhớ, chở đầy câu hát. Lại như câu hát của mẹ tiễn
Lý Nhất lên đường năm nào, đường làng xanh mướt hàng tre, đường làng mịn màng
đất bụi, đường làng nhằng nhịt những dấu chân mùa mưa lũ, những dấu chân người
làng in trên đất, in trên bờ bãi, in vào tâm khảm chàng, in vào nỗi nhớ không
nguôi, và nối nhịp bước chân chàng như là nhịp trống, nhịp thanh la, như là
nhịp phách qua từng câu hát tiễn đưa của mẹ. Câu hát làm Lý Nhất tự dưng quên
mình là ai, cứ lửng lơ, bâng khuâng, nhớ nhớ quên quên, lung lay trong tâm trí
bao nhiêu cảm xúc mà không biết đã bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, chàng không
còn nhớ nữa. Chàng bước lại cửa lều, lặng im trong câu hát của Lý Thắm, ngắm
nàng đang ngồi bên ngọn đèn, cắt cắt, khâu vá, và nghiêng nghiêng mái tóc thả
từng câu hát vào đêm, vào trời, vào trăng, thả câu hát vào đôi mắt chàng, đắm
đuối, mê say, day dứt. Nàng không hay biết. Đường kim mũi chỉ của nàng vẫn
thoăn thoắt, như nàng đang rất vội, như cố khâu cho xong mũi chỉ cuối cùng.
Bóng nàng hắt lên vách lều, mờ mờ tỏ tỏ. Mái tóc nàng chảy xuống, mềm mại. Lý Nhất
bước vào, ngồi cạnh. Nàng nhìn Đội Nhất, ánh mắt long lanh.
-Em
hát có hay không? Nàng hỏi.
-Nàng
làm ta nhớ mẹ…
-Em
biết. Mẹ chàng hát cũng hay lắm, chàng đã nói thế mà.
-Ừ…
-Chàng
biết em đang làm gì không? Em đang may cho chàng một cái áo choàng. Trận chiến
không biết lúc nào xảy ra. Em muốn chàng ra trận trong chiếc áo choàng em tự
khâu, không bằng được quân phục của quan đại thần triều đình nhưng cũng phải
oai phong dũng mãnh.
Lý
Thắm ngắt nốt mũi chỉ cuối cùng, khoác cái áo choàng vào người Lý Nhất, ngắm
nghía ra chiều ưng ý.
Lý
Nhất cảm động:
-Ta
hứa, ta sẽ mang cái áo choàng của nàng vào trận.
Lý
Thắm chớp mắt lo lắng:
-Chàng
có tự tin vào trận không? Em lo lắm. Quân binh của ta mỏng, vũ khí ít, có chống
lại được thuyền chiến của Bắc triều?
Lý
Nhất nắm tay Lý Thắm:
-Vũ
khí của quân ta còn là ở trong tim mình, trong lòng mình, trận chiến nào cũng
thế, người giữ bao giờ cũng mạnh mẽ hơn người cướp. Nàng hiểu chứ?
Lý
Thắm lại hỏi:
-Nếu
ta thua thì sao?
Lý
Nhất nói:
-Ta
đã chuẩn bị thuyền cho đàn bà con gái về đất liền nếu trận chiến gặp nguy biến.
-Còn
chàng và anh em thủy binh?
-Đánh
đến cùng. Chết cùng chết.
-Không
được. Chàng và anh em phải sống
Lý
Nhất ngồi xuống cạnh Lý Thắm:
-Ta
hứa như vậy. Ta và anh em phải sống và giữ được đảo.
Lý
Thắm nằm xuống, gối đầu lên người Lý Nhất:
-Chàng
biết không… Sẽ chẳng mấy chốc nữa em sẽ sinh con… Trên đảo có tiếng trẻ con
khóc, cười, vui đùa, chàng thích chứ?
Lý
Nhất gật đầu:
-Đó
là điều ta mong mỏi.
-Khi
em sinh con ra chàng sẽ làm gì?
-Ta
sẽ hát.
-Sẽ
hát?-Lý Thắm ngạc nhiên- Chàng sẽ hát ru con?
-Đúng
vậy.
Lý
Thắm choàng tay vào cổ Lý Nhất, thì thầm:
-Điều
chàng nói làm em muốn khóc. Chàng như thế, oai phong lừng lững, chân tay cứng
như gỗ lim, ăn nói bộc trực, tiếng nói át cả sóng to gió lớn, nào ngờ, chàng
lại có thể hát ru…
-Đúng
thế, ta sẽ hát. Người Việt mình ai mà không biết hát ru…
Rồi
Lý Nhất khe khẽ cất lời.
Lý
Thắm thì thầm nhắc lại lời Lý Nhất: Người Việt mình ai mà không biết hát ru.
Và
nàng cũng cất lời.
28.
Mang
trong tay Thánh chỉ lui quân, con thuyền chiến của Hoàng đế Bắc triều chẳng mấy
ngày mà đuổi kịp đoàn thuyền của Hứa Văn.
Hứa
Văn đã nhìn thấy đảo cát vàng mờ mờ trong tầm mắt thì lệnh cho đoàn thuyền dừng
lại.
Hứa
Văn nói:
-Truyền
đời giao chiến phải lấy bất ngờ làm chính đạo. Nay ta đã nhìn thấy đảo cát vàng
của nước Việt kia rồi, chi bằng cho neo thuyền lại, cho thủy binh ăn uống no
say, ngủ nghê lấy sức, từ đây tới đó cũng không còn bao xa, đợi đêm tối là rùng
rùng xuất binh vào trận.
Đô
đốc thủy binh gật gù:
-Đại
quan cao kiến. Thần sẽ y lệnh.
Hứa
Văn nhìn thấy thuyền chiến của Triều đình, treo cờ lệnh Hoàng thượng đang áp
sát dần tới thì lấy làm ngạc nhiên:
-Sao
Hoàng thượng lại cho thuyền đuổi theo ta?
Đô
đốc cũng ngạc nhiên:
-Chắc
là Hoàng thượng lo lắng, muốn sung thêm quân.
-Sung
thêm quân? Có mấy thằng ranh ấy thì sung thêm cái gì. Ngươi cho hỏi xem.
Đô
Đốc ra hiệu cho thuyền chiến lại gần. Trên thuyền chiến, một viên quan thủy
binh của triều đình cầm thánh chỉ nói:
-Có
thánh chỉ của Bệ hạ, đại quan Hứa Văn lãnh chỉ.
Hứa
Văn trong người khó chịu, hỏi xẳng:
-Thánh
chỉ nói gì?
Quan
thủy binh trừng mắt:
-Ngài
nhận Thánh chỉ Bệ hạ mà không mau quỳ?
Hứa
Văn cả cười:
-Ta
đang chỉ huy đoàn thuyền chiến ở đây, cần gì phải quỳ, có gì đọc ta nghe.
Quan
thủy binh cố nén giận, giăng cao Thánh chỉ, rành rọt nói:
-Thánh
chỉ Bệ hạ ra lệnh cho ngài lui binh, cho đoàn thuyền trở về Hoàng cung không
lưỡng lự..
Hứa
Văn đỏ mặt:
-Trở
về Hoàng cung?
-Đúng
vậy.
-Trở
về Hoàng cung?
-Đúng
vậy.
-Trở
về Hoàng cung?
-Đúng
vậy.
Hỏi
ba lần, đáp ba lần, Hứa Văn tức tối lồng lộn.
Lại
nghe quan Thủy binh hỏi:
-Ta
đang thấy có nhiều thuyền lớn của nước lân bang Nhật Bản cùng đi trong đoàn
thuyền của Bắc triều ta là ý làm sao?
Hứa
Văn nhìn viên quan thủy binh của Triều đình, khó chịu:
-Việc
cơ mật, ngươi hỏi làm gì?
-Khá
khen, khá khen- Viên quan thủy binh cười lớn-Việc cơ mật lại để thuyền nước lân
bang theo cùng, ngươi nói vậy mà không hổ thẹn sao?
Hứa
Văn sừng sộ:
-Ngươi
dám…
Quan
thủy binh khảng khái:
-Không
nói nhiều, ngài phát lệnh lui quân.
-Không.
Không. Không bao giờ- Hứa Văn gào lên.
Quan
thủy binh sững sờ:
-Ngài
dám khi quân?
Hứa
Văn nhếch mép:
-Giữa
biển cả, quân lính trong tay ta, giờ thì Bệ hạ là ta, ta là Bệ hạ.
Quan
thủy binh tuốt gươm ra:
-Ngài
dám…
Hứa
Văn nhìn đô đốc:
-Ngươi
biết làm gì chứ?
-Dạ…
việc này..
-Coi
như đoàn thuyền của ta chưa hề gặp thuyền chiến mang thánh chỉ của Bệ hạ..
-Nhưng
thưa ngài rõ ràng là…
-Coi
như thuyền chiến mang thánh chỉ của Bệ hạ trên đường ra gặp ta thì bất ngờ bị
lốc biển, ta rất lấy làm đau xót.
-Thưa
ngài, việc này…
Hứa
Văn hét lên, tiếng hét vang cả một vùng:
-Ngu
muội. Quân ta đâu, chém.
Chỉ
bằng cái phẩy tay của Hứa Văn, rùng rùng mấy chục thủy binh lao tới bao vây
nhóm người của triều đình. Rồi cung tên. Rồi gươm giáo. Trong nháy mắt quan
thủy binh triều đình và nhóm người đi theo phụng mệnh bị chém tan tác, e không
còn ai sống sót.
Tên
đang cầm thánh chỉ bị chém ở cánh tay, ngả nhào xuống biển, thoát chết trong
gang tấc. Hắn nhoài người nấp vào mạn đáy của thuyền, lấy miệng xé áo tự băng
bó vết thương. Hắn nhét sâu thánh chỉ của Hoàng thượng vào người rồi treo người
nằm im đợi tối đến để tìm cách thoát thân.
Viên
đô đốc và binh lính nhìn Hứa Văn khiếp sợ.
Hứa
Văn nhìn binh lính:
-Vừa
nãy ta nói câu gì các ngươi nhớ chứ. Lúc này, Bệ hạ là ta, ta là Bệ hạ. Hiểu cả
chưa?
Tất
cả:
-Dạ
hiểu.
-Lúc
này, chỉ có một việc duy nhất là tiến tới hòn đảo kia, hút lấy nước lửa mang
về. Ai chống lệnh, chém, hiểu cả chưa?
-Dạ
hiểu.
-Ta
nhắc lại lần nữa, lúc này, từ bây giờ, Bệ hạ là ta, ta là Bệ hạ. Tất cả nhất
nhất tuân theo. Lời của ta cũng là Thánh chỉ. Hiểu cả chưa?
Râm
ran:
-Dạ…
Dạ… Dạ…
Hứa
Văn gật gù:
-Hảo.
Hảo…
Và
lại ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Nhưng
bất ngờ, có cái gì đó chẹn lại trong cuống họng.
Hứa
Văn ho sặc sụa một lúc mới thôi.
Hoàng
hôn cũng đã buông xuống.
Hứa
Văn nhìn trời, nhìn biển đang sẩm màu dần. Hứa Văn vung tay:
-Xuất
binh.
Mặt
trời đã gần khuất trên biển..
X X
X
Nhóm
thủy binh gác đảo đứng trên cột buồm lớn đã nhìn thấy bóng dáng của đoàn thuyền
chiến Bắc triều đang hướng về đảo Nước Lửa.
Họ
đưa cái vỏ ốc lên miệng, thổi liên hồi.
Tiếng
vỏ ốc vang động, truyền từ đảo Núi Lửa sang tới đảo Ốc. Từ đảo Ốc, các thủy
binh lại thổi truyền sang đảo San Hô. Cứ thế, những tiếng vỏ ốc vang động, dồn
lên từng hồi, báo động tới tận đảo Đá Hút, đảo Chim Yến, đảo Vú Mẹ.
Thủy
binh, dân binh, các thiếu nữ, tất cả đều dồn về chân đảo, ẩn mình sau những gờ
đá, mỏm cát, trăm mắt như một nhìn ra phía biển khơi.
Toàn
bộ thủy binh đều có mặt ở đảo Núi Lửa, cung tên, gươm giáo sẵn sàng. Ở các đảo
khác, dù không phải phận sự chiến đấu, nhưng giờ phút này không ai ngồi yên
được.
Lý
Nhất chỉ huy quân binh ở chân đảo Nước Lửa, Lý Đạt chỉ huy ở khu vực trung tâm.
Trăm
thủy binh dàn thành vòng cung, ẩn mình sau cát, trong cát, sau ghềnh đá, mặt
hướng về đoàn chiến thuyền của Bắc triều, im lặng.
Đảo
không nghe một âm thanh nào hết, cả tiếng chim hải âu cũng như nén lại.
Ráng
chiều đã xuống. Thứ ánh sáng màu hồng chiếu xiên qua đảo, chiếu xiên qua gương
mặt của các thủy binh, dân binh. Trên từng gương mặt của họ, màu hồng của nắng
như làm căng lên những gò má vốn đã cháy nắng, những gương mặt giờ hồng rợng
lên, đẹp như những thiên thần lửa, lấp lánh những giọt mồ hôi nhìn như những
hạt ngọc.
Đô
tướng Lý Nhất ngắm nhìn quân binh của mình, ngắm nhìn các chàng trai đang sẵn
sàng vào thế trận, ngắm nhìn họ trong ráng chiều tà, trong cái thứ ánh sáng màu
hồng ấy, màu hồng như màu cờ, và hàng trăm đôi mắt như đang đỏ rực lên nhìn về
phía đoàn thuyền chiến- hàng trăm mắt đảo.
Tổ
Quốc hiện ra chói ngời, trong vắt, rừng rực lửa trong những đôi mắt người Việt
đang bám bên nhau, trụ bên nhau, người trong tay người, người trong cát đảo,
đảo và người trong nhau thành một khối, tất cả đều đang nhuốm hồng trong ráng
chiều, cảm tưởng như các đảo đều là những quả cầu đỏ.
Tổ
Quốc đôi khi chỉ là con còng gió, chạy trên cát vàng, trong ráng chiều, chạy tự
do trên hòn đảo, đơn giản như vậy thôi, nhưng đó là con còng gió của nước Việt
trên đảo của nước Việt, nơi mà Đô tướng Lý Nhất phụng mệnh Hoàng thượng
trấn giữ và bảo vệ.
Tổ
Quốc đôi khi như những vạt rau muống biển, nở hoa màu tím, mọc dày trên cát,
thứ rau muống dại không dễ ăn, nhưng giờ là tán che khổng lồ giúp Lý Nhất và
các quân binh giấu mình dưới mắt nhìn của giặc. Những sợi dây rau muống biển
dài và chắc, cánh lá sum suê, như cả tán rừng, che lên chiến hào, lên ụ đất,
nhìn từ ngoài vào không thể biết được đó là công sự, đó là chiến tuyến phòng
thủ. Lung lay trong gió nhẹ, những cánh hoa muống biển màu tím nhạt, lại điểm
thêm chút nắng hồng chiều tà, đẹp đến ấm lòng.
Tổ
Quốc là cát, là đá, là những con sóng trào vỗ bờ trắng xóa, bao quanh những hòn
đảo nhỏ, nhìn thì cô đơn giữa muôn trùng biển, nhưng trên đảo là người, người
Việt, là Lý Nhất, là anh em. Trên bầu trời đảo còn là những cánh hải âu chao
liệng, ríu rít tiếng kêu, những cánh chim hải âu khi vụt bay cao, khi nghêng
cánh sà xuống, cả những mẫu phân nhỏ bé của hải âu bay bay trong gió rồi rơi
xuống cát, xuống đá, xuống cả đầu người cũng thuộc về Tổ Quốc.
Tổ
Quốc là những giọt nước mắt của quân binh, thủy binh, của các cô gái, đêm đêm
âm thầm khóc vì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ bàn tay ấm áp của người mẹ, nhớ cái mùi
khói thuốc của người cha, nhớ cả tiếng gà gáy vang vang trong những buổi chiều
khói vương rơm rạ trên cánh đồng vào mùa gặt. Họ khóc vì nhớ. Mà nếu không biết
khóc vì nhớ thì sẽ không biết khóc vì nhục. Đô tướng Lý Nhất vẫn nói với anh
em, ai nhớ nhà cứ khóc đi, không sao cả. Tổ Quốc giản dị như những giọt nước
mắt ấy thôi, nhưng đó là giọt nước mắt nhớ đất liền đến quặn lòng, đến tan tác,
đến bàng hoàng, nhưng không phải là giọt nước mắt khóc vì nhục.
Tổ
Quốc bắt đầu từ những mũi kim sợi chỉ, chị em trên đảo khâu vá quần áo cho anh
em mình, đường kim mũi chỉ trên những bàn tay ngọc, phả hơi ấm trên những cơ
thể cường tráng của các chàng trai, dồn cho họ niềm tin, tình thương yêu, sự
chia sẻ. Đảo có đàn bà và đàn ông, có cả những bước chân mạnh mẽ gan góc giẫm
trên cát, trên đá, trên sóng biển, lại có cả những dấu chân con gái, in nhè nhẹ
như thêu, như vẽ trên cát, làm điệu làm dáng cho những hòn đảo vốn bao đời trơ
trọi, cô đơn trên biển cả. Dấu chân con trai, con gái trên đảo cương giới cũng
thuộc về Tổ Quốc.
Tổ
Quốc là ánh nắng chiều nay, nắng chiều hoàng hôn, màu hồng tươi rói như màu cờ
Đại Việt, cả bầu trời cứ ráng hồng lên như thế, lấp lánh, và những gương mặt
của anh em thủy binh, dân binh, các cô gái trên đảo cũng đang rực lên trong màu
hồng ấy, có khi màu hồng chuyển đậm như màu máu. Lý Nhất nghĩ tới trận
chiến sắp xảy ra, ai còn, ai mất, và cát vàng kia sẽ nhuốm máu đỏ của anh em,
nhưng ngay cả khi cát vàng ở đảo cháy đỏ màu máu của anh em, thì đảo vẫn thuộc
về Tổ Quốc.
Tổ
Quốc là mảnh ván khắc hai chữ ĐẠI VIỆT cắm sâu vào tim các đảo. Ánh nắng chiều
hắt bóng cột mốc giới, đổ bóng dài vắt ngang trên đảo, bóng dài cột mốc im lìm
hằn trên đảo, trong mắt nhìn, hằn vào trái tim của anh em một lời thề, lời thề
không âm thanh, lời thề sâu thẳm, lời thề nặng trĩu, truyền đời này sang đời
khác, trong máu, trong khí huyết, trong hơi thở.
Tổ
Quốc là lá cờ mang chữ Quốc vương nước Việt, bay trong gió biển, là nơi anh em
nhìn tới mà đứng thẳng, mà can trường, là dấu vết muôn đời của người Việt, là
câu trả lời kiêu hãnh với thế giới, lá cờ còn, đảo còn, lá cờ màu máu, đi suốt
ngàn năm, đi từ cương giới đất liền ra cương giới đảo, đến tay Lý Nhất và anh
em, nhìn lá cờ tung bay như thấy vẹn nguyên và vĩnh hằng đất đai bờ cõi, rạng
danh Tổ Quốc.
29.
Lý
Đạt ngồi cạnh Huệ Hương. Lâu rồi, hôm nay Lý Đạt mới có dịp ngắm nhìn gương mặt
người bạn gái của mình trong ánh nắng chiều màu huyết dụ. Họ chưa nói gì với
nhau về tình yêu. Nhưng ánh mắt họ nhìn nhau cũng đủ thấy đến như bão tố cũng
khó mà ngăn trở, đến như cái chết cũng khó mà chia lìa. Giờ thì được bên nhau,
họ vẫn im lặng. Bàn tay thon nhỏ ấm áp của Huệ Hương đặt lên bàn tay đang cầm
kiếm của Lý Đạt, truyền vào đấy những lời thì thầm, những lời ước hẹn, những
điều mong mỏi. Những sợi tóc mai của Huệ Hương bay nhẹ, vương vất trên gương
mặt rám nắng của Lý Đạt, những sợi tóc óng ánh, có mùi của biển cả, có mùi của
muối mặn, có cả mùi hương của sả, của bồng bưởi từ quê nhà. Lý Đạt choàng cánh
tay qua eo lưng của Huệ Hương, như thể chàng đang choàng tay ôm lấy cả mảnh
làng trong đất liền xa thăm thẳm. Đôi môi nàng ửng hồng lên, phấn son không thể
so được với màu nắng chiều đang làm cho bờ môi nàng mọng chín. Ánh mắt nàng
long lanh như ngọc, chất chứa yêu thương, ẩn vào cái nhìn của nàng sang Lý Đạt
thăm thẳm sâu, cái nhìn yêu, cái nhìn khát, cái nhìn mong đợi, cái nhìn ngưỡng
mộ, cái nhìn khích lệ. Ánh mắt nàng thay ánh mắt của cả triệu ánh mắt đàn bà nước
Việt, chỉ bằng cái nhìn đắm đuối, dịu dàng, ấm áp ấy thôi, có thể đủ sức mạnh
cho cả triệu binh sĩ nước Việt đứng thẳng trước mũi tên hòn đạn quân thù để bảo
vệ đất nước. Họ có thể chết nhưng là cái chết vì đất đai bờ cõi, họ có thể ngã
xuống, nhưng ngã xuống trong đáy mắt thương yêu của đàn bà nước Việt, ánh mắt
sẽ mãi mãi ôm ấp thân xác họ, như những nấm mồ, những nấm mồ trong ánh mắt đàn
bà khích lệ sự hy sinh của đàn ông Việt xả thân vì đất nước.
Còn
ở đảo Vú Mẹ, Lý Thắm mang cái bụng chửa giờ đã lồ lộ, tròn mềm, ngồi thu lu, bó
gối, đưa mắt đau đáu nhìn về đảo Nước Lửa, nhìn về trận chiến sắp xảy ra, nhìn
về hướng Lý Nhất của nàng đang đợi giặc.
Bàn
tay Lý Thắm đặt lên đỉnh bụng, xoa nhè nhẹ lên vòm bụng nơi có đứa con sắp ra
đời. Nàng không mấy bận tâm đứa con này là con của Lý Nhất hay của chàng
trai nào trên đảo. Lý Nhất cũng không mấy bận tâm về điều đó. Nàng đã xác định,
nàng cần có con cho đảo, và đứa con đó mang dòng máu của Lý Nhất hay của anh em
thì cũng được sinh ra ở đảo, là con của đảo. Trên đảo xa nơi biển cả, không ai
độc chiếm tình yêu, không ai độc chiếm hạnh phúc, không ai độc chiếm ai, chỉ có
một thứ phải độc chiếm, sống và chết vì nó, đấy là đảo, là cương giới, là đất
cát trên từng hòn đảo. Ở đây không có chỗ cho sự ghen tuông, cho lòng ích kỷ,
cho sự đố kỵ. Ở đây chỉ có mênh mông tình yêu thương giữa những con người, họ
sống trong nhau, nương tựa nhau, mỗi người mang một mảnh làng, mấy trăm con
người trên đảo là mấy trăm mảnh làng, cắm chân trên đảo.
Đảo
nay đã đông người, có đàn ông đàn bà, sẽ có những cặp đôi, sẽ có đám cưới, sẽ
có con trẻ, sẽ có những tổ ấm, những tổ ấm bé nhỏ và yêu thương nằm trong những
tổ ấm đảo lớn, đảo bé, rồi sẽ có làng Việt, sẽ có trẻ con Việt, ngàn năm nữa ở
đây vẫn là người Việt, Lý Thắm tin như vậy.
Còn
lúc này thì nàng ngồi, chăm chăm nhìn về phía đảo Nước Lửa, trong ánh nắng
chiều, trong bát ngát biển xanh, những gợn sóng lăn tăn êm ả dồn lên nhau, như
có thể đưa ánh mắt, nỗi lòng, sự lo lắng không nguôi của nàng tới chiến trận,
tới anh em, tới Lý Nhất.
Nàng
ngồi im lặng, bóng nàng chảy dài trên màu vàng óng ánh của cát, bóng nàng biến
nàng thành người khổng lồ, tự như nàng không đơn thân là nàng, mà trong nàng là
cả triệu vóc dáng của những người đàn bà Việt, giờ này muôn phần lo toan, muôn
phần hướng đến anh em nơi chiến trận sắp xảy ra, muôn phần chờ đợi. Sự chờ đợi
của những người đàn bà dành cho người đàn ông Việt nơi chiến trận cũng sẽ biến
thành sức mạnh ở cung tên, nơi gươm giáo trước quân thù. Chưa lúc nào Lý Thắm
thấy biển yên ả đến thế. Màu xanh của biển giờ không hẳn là màu xanh nữa, trên
từng gờ sóng là ráng hồng của nắng, lấp lánh, chấp chới, như gấm vóc, biển như
dát đầy vàng, biển như thảm ngọc, đẹp đến thế thì nàng không thể không nhìn
ngắm.
Đảo
Vú Mẹ giờ không còn đàn ông. Đàn ông trai tráng đã theo Lý Nhất sang đảo Nước
Lửa tham chiến. Vú Mẹ chỉ còn phụ nữ. Và như nàng, như Lý Thắm, các cô gái cũng
nôn nao bước lên đỉnh Vú Mẹ, đau đáu nhìn về đảo Nước Lửa, lo lắng, hồi hộp,
chờ đợi, nhớ thương mong mỏi. Trong cả trăm cô gái, Lý Nhất chỉ đưa đi
Huệ Hương cho tham chiến, Lý Thắm không biết vì sao chàng lại chọn một cô gái
đi theo nhưng nếu nàng nghĩ không sai, thì Lý Nhất muốn Lý Đạt, Huệ Hương cạnh
nhau trong trận chiến muôn phần khó khăn này.
Nghĩa
là bây giờ, các cô gái được lệnh từ các đảo dồn về đảo Vú Mẹ ở bên Lý Thắm.
Như
vậy có nghĩa là trên đảo Vú Mẹ, ngoài Lý Thắm làm đàn chị, là 99 cô gái trẻ
đang xê dịch lại bên nhau, mắt nối mắt hướng về nơi chiến trận.
99
đôi mắt nhìn về đảo Núi Lửa, trong nắng chiều tà, mà từ một nơi trên biển xa,
họ đã thấy bóng dáng của đoàn thuyền chiến Bắc triều đang tới ngày một gần.
99
nỗi lo lắng bồn chồn dù không nói ra bằng lời, nhưng ở nơi xa ấy còn có 99
chàng trai của họ, 99 lời hứa hẹn với họ, 99 niềm hy vọng của họ.
Các
cô gái xếp thành hàng, vây tròn trên đỉnh cát, ngóng đợi.
Nắng
xuyên qua tà áo mỏng trên thân thể các cô gái, ánh nắng chiếu chênh chếch làm
lộ ra rừng rực chín mươi chín bộ ngực các cô gái trẻ, lộ ra dáng hình chín mươi
chín cặp vú tròn căng, sức lực, mong mỏi hướng về các chàng trai đang chuẩn bị
vào trận binh đao. Chín mươi chín đôi vú khát khao ấy lại ở trên đỉnh Vú Mẹ,
như cả triệu người mẹ Việt đều dồn hết ra cương giới này, bảo vệ, ngóng trông
chiến thắng từ những người lính trẻ.
Mây
trắng ửng hồng phía trên bầu trời đảo.
Những
gợn mây có khi như hình mũi giáo mác, xếp bên nhau tua tủa giăng kín quanh bầu
trời đảo tựa như trời cũng đang góp sức, góp lực giúp cho binh quân Đô tướng Lý
Nhất giữ đảo.
Có
khi những áng mây như con thuyền, xếp thành nhiều con thuyền, dong buồm thẳng
phía trời cao, mạnh mẽ và kiêu hãnh, cánh buồm được xếp bằng những nếp mây, như
nếp vải, rực hồng lên giữa không trung.
Có
khi những áng mây dồn đuổi thành hình những con rồng cháy đỏ trong lửa, những
con rồng Việt, mây xếp đuôi rồng mềm mại quần tụ trên đảo cát, lung linh, sinh
động, và hình như ngay chỗ Lý Nhất đang cùng anh em cát cứ, có hình dáng rồng
lửa che chở và nâng đỡ.
Và
cát nữa, những hạt cát vàng, hạt cát li ti, nhiều sắc cạnh, nhìn dưới ánh lửa
thì trong như ngọc, nhìn dưới nắng chiều thì óng ánh long lanh, triệu triệu hạt
cát xếp bên nhau, dựng nên đảo, dựng nên đất đai cương giới giữa trùng trùng
biển cả.