Mạ mình chỉ biết một chữ: Châu- tên mạ. Mạ cũng là cán bộ nhân viên, nhưng khi chiến tranh nổ ra, mạ sợ máy bay quá, mạ bỏ biên
chế về ngồi hầm. Mạ sợ máy bay nhưng lại tiễn đến 4 thằng con trai vào bộ đội.
Mình
nhớ, khi còn đi học, một buội trưa về nhà thấy mạ ngồi khóc trong bếp. Mình chạy
vô ngồi bên. Hỏi chi mạ cũng không nói. Sau mới biết là mạ nghe tin anh Thắng mình hy sinh. Rồi mạ nằm xoài ra trên đất, hai tay ôm
lấy cái ụ bếp, kêu lên một tiếng:Thắng ơi.
Mấy tháng sau, ba mình thông báo, anh Thắng không chết, anh ấy vẫn sống, đã đánh trận cuối cùng giải phóng Sài Gòn. Mạ lại khóc. Mạ lại nằm xoài ra trên đất, ôm lấy cái ụ bếp, kêu lên một tiếng: Thắng ơi.
Mấy tháng sau, ba mình thông báo, anh Thắng không chết, anh ấy vẫn sống, đã đánh trận cuối cùng giải phóng Sài Gòn. Mạ lại khóc. Mạ lại nằm xoài ra trên đất, ôm lấy cái ụ bếp, kêu lên một tiếng: Thắng ơi.
Mình bị mạ đánh đòn suốt. Khi làm mạ tức lên, mạ cầm cái
cặp sách của mình giáng vào đầu. Thường thì mình ôm đầu chạy và cười. Nhưng một lần, cái mũi bút chì trong cặp đâm
vào đầu.. Hai ngày sau đầu sưng. Rồi mình nhổ ra trong đầu cái mũi bút chì. Sau
này mình nghĩ, hay mạ đã vận cái nghiệp chữ vào đời mình thật. Hồi mạ lấy ba,
đúng ngày đám cưới thì chị gái mạ mất. Cả nhà không có tiền. Nghèo lắm. Chỉ đủ
tiền mua cái chiếu mới quấn chị gái của mạ lại đem chôn. Chôn xong về, mạ chạy
vô bếp. Ba vô theo. Mạ khóc. Mạ nằm xoài ra trên đất, hai tay ôm lấy cái ụ bếp
khóc, rồi kêu: Chị ơi. Ba im lặng rồi nói: Anh sẽ
đi làm cách mạng. Cách mạng giải phóng người nghèo. Mạ nói, anh đi cách mạng thì mần răng có
con? Ba cười. Suốt đời mạ, ít khi ở cùng ba được vài ngày. Ba đi hoạt động bí mật,
bí mật về thằm mạ. Mỗi đêm về mạ lại mang thai. Mạ sinh được 8 đứa con, 6 trai
2 gái. Mình là út. Hồi sinh mình, mạ đã 46 tuổi. Mạ ngượng không đi chợ. Rồi sinh mình ra được vài tuần thì ba về thăm. Đêm
đó, ba mạ nằm cùng mình trên chõng tre. Sau này mạ kể, ba ôm mạ thế nào đó mà ẩn
mình rơi xuống đất, rơi đúng chậu than để ở bên ngoài, may chậu
than đã
tắt lửa. Mình cựa quậy trong tro than một lúc rồi mới khóc thét. Mạ hốt hoảng đẩy
ba ra, nhào xuống, tìm mình, lôi lên. Mạ nói, hèn chi da con đen từ lúc sinh ra
đến chừ Vinh ạ, may chim con không can chi. Lúc đó mình tuột quần xuống, ngắm
chim đẹp, cười khì khì.
Hồi mình được 7 tuổi, một bữa chạy đi chơi về thấy mạ đang khóc trong bếp. Mình hỏi vì răng mạ khóc, Mạ nói, nghe tin ba ốm đau sắp chết ở nơi sơ tán mà không đi thăm được. Rồi mạ nằm xoài người trên đất, hai tay ôm lấy ụ bếp, miệng kêu lên: anh Đạng ơi.
Hồi mình nhận lệnh nhập ngũ, mình chạy về, nhìn thấy mạ đang nấu cơm. Mạ, Con đi bộ đội. Răng con đi bộ đội. Thì người ta gọi con đi bộ đội mà. Mạ im lặng, tay cứ khêu khêu lửa. Không nói gì hết. Hôm mình đi, mình mang ba lô đi trên con đường đất nhỏ, mạ chạy dưới ruộng cày theo mình. Mình nói mạ ơi, lên đây đi với con. Mạ nói, kệ mạ, mạ đi dưới đất cày tiễn con được rồi. Mình không biết răng. Đời mạ mình hy sinh cho con cái, đến ngày tiễn con đi, mạ cũng dành con đường phẳng phiu cho con mình, còn chân trần mạ chạy trên đất cày.
Mạ không biết nước mình ai là chủ tich, ai là thủ tướng. Chủ tịch huyện mạ cũng không biết. Mạ chỉ biết thằng Đuya to nhất. (Anh Đuya là chủ tịch thị trấn mình đến 20 năm). Khi nói đến ông to, mạ nhắc đến thằng Đuya. Mạ cũng không biết mình và anh Lập là nhà văn. Không biết anh Mỹ con trai đầu của mạ là giáo sư tiến sỹ. Ai hỏi mạ về con cái, ai khen mạ sinh con cái làm ăn thành đạt, nổi tiếng, mạ ngạc nhiên nhìn rồi mạ nhắc lại: mạ có 6 thằng con trai, 2 đứa con gái. Qua hai cuộc chiến tranh, 6 thằng con trai, 2 đứa con gái của mạ vẫn an toàn, lành lặn. Với mạ, điều đó quan trọng lắm. Nên nếu có khoe với hàng xóm về con mình mạ khoe: tui có 6 thằng con trai, hai đứa con gái. Anh Lập hồi sinh viên về hè, đôi khi ôm mạ đọc thơ tình cho mạ nghe. Hỏi mạ hay không. Mạ nói mi đọc cái chi nghe êm êm buồn ngủ lắm. Anh Lập cười ha ha.
Mạ không biết chữ nhưng mạ hát ru hay lắm. " Cầm vàng mà lội qua sông. Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng"...những câu hát kiểu đó hằn sâu vào mình, không quên, mình ghi lại, gần 800 câu hát.
Về già, mạ lẫn nhiều, ăn rồi nói chưa ăn là chuyện thường.
Mạ nói, Vinh ơi, khi mô con đi Hà Nội mua cho mạ cái cối giã trầu...Cối ni mòn rồi. Mình dạ. Mình đi Hà Nội mua cho mạ cái cối xay trầu bằng đồng, cái chày đồng nghiền trầu ba chấu sắc, mạ xay trầu dể hơn. Mạ cất cái cối khư khư trong túi áo, lúc nào cũng sợ mất.
Ngày làm nhà riêng, mình xây cho mạ phòng riêng, đưa mạ về ở. Nhưng mạ không về. Mạ vẫn ở nhà cũ. Bỗng một hôm mạ xuống, Vinh ạ, tối ni mạ ngủ với con. Mình ngạc nhiên. Dạ. Mạ ngủ với con. Tối. Hai mạ con nằm bên nhau. Hơn 30 năm lại nằm bên mạ. Mỗi khi cựa mình, mạ đưa tay vỗ vỗ vào mông mình ê a hát như thời thơ bé. Hôm sau mình đưa mạ lên nhà cũ. Buổi chiều chị Nghĩa mình chạy xuống khóc: Vinh ơi, vinh ơi, mạ mệt. Mạ không nói năng, nằm thoi thóp thở. Ai cũng chuẩn bị cho phút ra đi của mạ. Nhưng còn anh Mỹ anh Lập chưa về. Đến khi anh Mỹ anh Lập về, mạ khỏe lại. Thậm chí có thể dìu mạ ra sân. Một bức ảnh cuối cùng: Mạ chụp với 8 đứa con của mạ. Chụp ảnh xong, mạ ăn chút cháo, ngồi ở giường, cháu chắt ríu rít bên bà. 8 anh em thay nhau ngồi với mạ. Hôm sau mạ đi.
Hồi mình được 7 tuổi, một bữa chạy đi chơi về thấy mạ đang khóc trong bếp. Mình hỏi vì răng mạ khóc, Mạ nói, nghe tin ba ốm đau sắp chết ở nơi sơ tán mà không đi thăm được. Rồi mạ nằm xoài người trên đất, hai tay ôm lấy ụ bếp, miệng kêu lên: anh Đạng ơi.
Hồi mình nhận lệnh nhập ngũ, mình chạy về, nhìn thấy mạ đang nấu cơm. Mạ, Con đi bộ đội. Răng con đi bộ đội. Thì người ta gọi con đi bộ đội mà. Mạ im lặng, tay cứ khêu khêu lửa. Không nói gì hết. Hôm mình đi, mình mang ba lô đi trên con đường đất nhỏ, mạ chạy dưới ruộng cày theo mình. Mình nói mạ ơi, lên đây đi với con. Mạ nói, kệ mạ, mạ đi dưới đất cày tiễn con được rồi. Mình không biết răng. Đời mạ mình hy sinh cho con cái, đến ngày tiễn con đi, mạ cũng dành con đường phẳng phiu cho con mình, còn chân trần mạ chạy trên đất cày.
Mạ không biết nước mình ai là chủ tich, ai là thủ tướng. Chủ tịch huyện mạ cũng không biết. Mạ chỉ biết thằng Đuya to nhất. (Anh Đuya là chủ tịch thị trấn mình đến 20 năm). Khi nói đến ông to, mạ nhắc đến thằng Đuya. Mạ cũng không biết mình và anh Lập là nhà văn. Không biết anh Mỹ con trai đầu của mạ là giáo sư tiến sỹ. Ai hỏi mạ về con cái, ai khen mạ sinh con cái làm ăn thành đạt, nổi tiếng, mạ ngạc nhiên nhìn rồi mạ nhắc lại: mạ có 6 thằng con trai, 2 đứa con gái. Qua hai cuộc chiến tranh, 6 thằng con trai, 2 đứa con gái của mạ vẫn an toàn, lành lặn. Với mạ, điều đó quan trọng lắm. Nên nếu có khoe với hàng xóm về con mình mạ khoe: tui có 6 thằng con trai, hai đứa con gái. Anh Lập hồi sinh viên về hè, đôi khi ôm mạ đọc thơ tình cho mạ nghe. Hỏi mạ hay không. Mạ nói mi đọc cái chi nghe êm êm buồn ngủ lắm. Anh Lập cười ha ha.
Mạ không biết chữ nhưng mạ hát ru hay lắm. " Cầm vàng mà lội qua sông. Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng"...những câu hát kiểu đó hằn sâu vào mình, không quên, mình ghi lại, gần 800 câu hát.
Về già, mạ lẫn nhiều, ăn rồi nói chưa ăn là chuyện thường.
Mạ nói, Vinh ơi, khi mô con đi Hà Nội mua cho mạ cái cối giã trầu...Cối ni mòn rồi. Mình dạ. Mình đi Hà Nội mua cho mạ cái cối xay trầu bằng đồng, cái chày đồng nghiền trầu ba chấu sắc, mạ xay trầu dể hơn. Mạ cất cái cối khư khư trong túi áo, lúc nào cũng sợ mất.
Ngày làm nhà riêng, mình xây cho mạ phòng riêng, đưa mạ về ở. Nhưng mạ không về. Mạ vẫn ở nhà cũ. Bỗng một hôm mạ xuống, Vinh ạ, tối ni mạ ngủ với con. Mình ngạc nhiên. Dạ. Mạ ngủ với con. Tối. Hai mạ con nằm bên nhau. Hơn 30 năm lại nằm bên mạ. Mỗi khi cựa mình, mạ đưa tay vỗ vỗ vào mông mình ê a hát như thời thơ bé. Hôm sau mình đưa mạ lên nhà cũ. Buổi chiều chị Nghĩa mình chạy xuống khóc: Vinh ơi, vinh ơi, mạ mệt. Mạ không nói năng, nằm thoi thóp thở. Ai cũng chuẩn bị cho phút ra đi của mạ. Nhưng còn anh Mỹ anh Lập chưa về. Đến khi anh Mỹ anh Lập về, mạ khỏe lại. Thậm chí có thể dìu mạ ra sân. Một bức ảnh cuối cùng: Mạ chụp với 8 đứa con của mạ. Chụp ảnh xong, mạ ăn chút cháo, ngồi ở giường, cháu chắt ríu rít bên bà. 8 anh em thay nhau ngồi với mạ. Hôm sau mạ đi.